Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Giang hồ hiểm ác



---------

Sáng hôm qua (21-2-2017) trên blog Han Times, blogger Sông Hàn đăng một bài viết liên quan đến “Một clip được cho là miệng cổng xả thải của nhà máy thép Formosa Vũng Áng nhanh chóng loang truyền trên mạng xã hội, khiến dư luận phẫn nộ. Nhà chức trách đã phải vào cuộc tìm kiếm và kiểm tra hệ thống xả thải tại Formosa.”
Theo bài viết của Han Times, thì:
“Trong khi người dùng mạng xã hội đang ra sức tìm kiếm nguồn gốc của clip nói trên thì, chiều ngày 20/2, (đã xuất hiện) ảnh chụp màn hình từ một weibo (Trung quốc) với kết luận rằng: Hình cổng xả thải nói trên thực chất xuất hiện từ Trung Quốc vào năm 2012”.
(Mấy chữ màu xanh do Locliec thêm vào để diễn đạt rõ ý hơn)
Han Times lại cho biết thêm, chính tác giả của weibo, là ông La Chí Nguyên (罗志渊) đã phản ứng với việc (giả mạo) này. Ông La Chí Nguyên xác nhận đó là bức ảnh photoshop, mà ai đó đã cắt ghép, lồng vào bức ảnh gốc, vốn là bức ảnh phong cảnh trên weibo của ông.
"最近,不知道是PS我的文造脸书及国外社交媒体,在搞得国外媒体疯转,有不少越南人写信我核有用心的人借我微博拉民族仇恨,决抗争到底,只要懂中文的人都知是假的,文!但如果我及国家造成面影响,我必以法律手段维权大家帮忙支持!" (Gần đây không biết ai đã photoshop ảnh của tôi rồi đăng trên facebook lẫn báo chí nước ngoài, dẫn tới báo chí quốc tế ầm ĩ lên. Có không ít người Việt Nam gửi thư hỏi tôi sự thực. Mấy người có ý đồ định dùng weibo của tôi để kích động hằn thù dân tộc, tôi quyết phản đối đến cùng. Chỉ cần hiểu tiếng Trung thì đều biết đó là giả, ảnh và lời trích dẫn không khớp. Nhưng nếu khiến tôi và đất nước có những ảnh hưởng tiêu cực, tôi chắc chắn sẽ dùng đến luật pháp. Mong mọi người giúp đỡ ủng hộ.) 



Trên là ảnh gốc (phong cảnh) và dưới là ảnh giả được ghép vào webo của La Chí Nguyên,  Trung quốc

Có thể không ít bạn tham gia “chống rận” khi xem bức ảnh (giả) này từ webo của  La Chí Nguyên hoặc đọc không đến nơi đến chốn bài viết trên Han Times tưởng nhầm rằng: Cái cống xả thải nói trên đã xuất hiện ở Trung Quốc từ năm 2012.

Vì thế, câu hỏi mà blogger Sông Hàn đặt ra (và cũng là cái tít (title) bài viết trên Han Times), là: Vụ nước xả thải Formosa: Bên Ta hay bên Tàu?

Thật tuyệt vời là, blogger Sông Hàn vừa hỏi vào buổi sáng, thì buổi chiều đã có câu trả lời xuất sắc từ bạn Linh Nguyễn (không rõ đó có phải bạn Nguyễn Xuân Linh chuyên Cà phê giải độc hay không?).
Bạn Linh Nguyễn đã cung cấp bằng chứng đích xác để khẳng định rằng: (Bức ảnh đó) là ở bên ta chứ không phải bên Tàu. Và địa chỉ chính xác của nó là tại Cầu cảng số 4, thuộc cảng Tiên Sa, Đà Nẳng. Chả liên quan gì đến Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Vì không tham gia facebook, nên Locliec xin đăng lại toàn văn bài viết của Khoai@ trên blog Tre làng:  
Nóng: ĐÃ TÌM RA CỐNG XẢ THẢI NƯỚC MÀU ĐỎ, BỊ GÁN CHO FORMOSA 21.2.17  
VU HOANG SON  12 COMMENTS
Khoai@ Bài liên tục được cập nhật. Hãy sử dụng F5 để có thông tin và hình ảnh mới nhất. 



Hoan hô bạn Linh Nguyễn, với sự uyên thâm, tỉnh táo và kiên trì, đã tìm ra cống xả thải trong videoclip Formosa xả thải nước màu đỏ bức tử biển Hà Tĩnh". 


Sự thật cái gọi video về xả thải ớ formosa thực ra không phải ớ cảng Vũng Áng. Thực tế, Video này được quay ớ Cầu cảng 4 - Cảng Tiên Sa - Đà Nẵng chứ không phải như bọn rận bảo Formosa.  Đây không phải là vụ xả thải của nhà máy nào, mà là nước do dăm gỗ, để ngoài trời, để xuất sang Nhật ngấm xuống. Nước dăm gỗ có màu đỏ (trước đó có người cho rằng do xe tải rửa đất đỏ) theo cống chảy xuống biển. Hãy soi để thấy đoạn dây thừng trong bức ảnh và dây thừng trong video là một.

Tin cho hay, sau khi bị Linh Nguyễn phát hiện, bóc phốt thì cô Lê Nguyễn Hương Trà đã xuất hiện trở lại và nói lời xin lỗi. Muộn còn hơn không, nhưng cô nên chứng tỏ mình là người tử tế. 




Hình ảnh qua google Map:


------
Như vậy, câu hỏi mà blogger Sông Hàn đặt ra về nguồn gốc địa lý của bức ảnh (và cả video) đã được trả lời thỏa đáng. Tiếp theo, là những câu hỏi cần được cộng đồng mạng và các cơ quan chức năng cần giải đáp:
Ai là kẻ đã “di dời” cái cống thoát nước ấy từ Đà Nẵng về Formosa Hà Tĩnh?
Ai là kẻ đã đem bức ảnh nói trên ghép vào bức ảnh phong cảnh trên weibo của La Chí Nguyên (Trung quốc) năm 2012 để “đánh lạc hướng” những người truy tìm sự thật?
Mục đích bẩn thỉu mà những kẻ này muốn đạt tới hiển nhiên không ngoài chuyện vu khống chính quyền và doanh nghiệp, kích động nhân dân, tạo “hiện trường giả” và gây nhiễu thông tin đối với cộng đồng mạng, đặc biệt là với các bạn “chống rận”.

Người ta hay nói giang hồ hiểm ác. Giang hồ rận hóa ra còn hiểm ác hơn. 
---------------

3 nhận xét: