Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Tướng Lê Trọng Tấn, người "hay cãi".



Tướng Tấn và Đại tướng Võ NGuyên Giáp

Đại tướng Lê Trọng Tấn có một vị trí đặc biệt trong những trang sử vẻ vang nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Như ta đã biết, Lê Trọng Tấn là vị tướng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặc biệt quý trọng và tin tưởng. Tướng Giáp từng nói: “Trận nào có anh Tấn đốc chiến thì mình đã yên tâm 50% rồi”. Thế nhưng, không phải không có những lúc tướng Tấn “cãi” tướng Giáp.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Ai là người yêu nước?


Đề tài các ""DLV tự phát", hay nói đúng hơn, là các dư luận viên không lương (để phân biệt với loại có lương), "phá rối" cuộc tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma của những người "yêu nước"" vẫn còn đang gây sốt trên mạng. 

Mặt khác, về vấn đề tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma, lại nhân hai chữ "tự phát" thốt ra từ "miệng nhà quan", có thể đặt ra một số câu hỏi về trách nhiệm đối với nhà chức trách. Thứ nhất, tại sao không kỷ niệm ngày này một cách có kiểm soát, mà lại để diễn ra một cách rất "vô tổ chức"? Để rồi phải mất công "trực tiếp có mặt và chỉ đạo tuyên truyền" mới phát hiện ra chỉ có hai phe, phe thứ nhất là "những người yêu nước" và phe kia là "DLV tự phát"? Thế còn những kẻ gây rối một cách "có tổ chức" thì nó lù lù ra đấy, thì lại không nhìn thấy? Thậm chí, nếu khá hơn một chút, thì chẳng cần phải "trực tiếp có mặt và chỉ đạo tuyên truyền" mới biết, vì chúng công khai toang hoác trên mạng đã từ nhiều ngày trước? Thứ hai, theo tôi, nếu tổ chức ngày này, cần phải chọn một địa điểm phù hợp với việc tưởng niệm liệt sỹ (hơn là khu vực tượng đài Lý Thái tổ). Và cần nhất là phải có sự kiểm soát và điều phối của chính quyền. Nhóm, đoàn nào cũng được, có tổ chức như No U hay "tự phát" như các DLV không lương thì cũng đều phải đăng ký, theo đúng trình tự và quy định mà làm. Được như vậy thì từ Đại tướng cho đến Thiếu tý đều nhàn.
Tuy nhiên, vấn đề ai là người "phá rối" và ai là người thực sư yêu nước thì rõ ràng và trước hết đã bị một vài chức sắc Hà Nội nhìn nhận và phát biểu một cách sai lệch, thậm chí là hồ đồ, ở cái tầm mà cá nhân tôi cho rằng còn thiếu trách nhiệm hơn cả mấy anh công an phường, ấp (Thiếu tý (thì) trưởng phường). Chí ít, tôi cho rằng, mấy anh công an ấp cũng còn biết phân biệt ai là người đi tưởng niệm với những kẻ chỉ nhăm nhăm lợi dụng tưởng niệm. 
Các phát biểu thiên lệch ấy, lập tức đã được một vài tờ báo có tính "kên kền" và các nhà "rân chủ" hồ hởi khai thác.
Đề làm rõ vấn đề "ai là người "phá rối" và ai là người thực sư yêu nước", xin trân trọng giới thiệu bài viết "Ai là người yêu nước?" từ blog cuongdaita.blogspot.com.
 Xin nói thêm, trong bài viết này, tôi rất tâm đắc với ý kiến của anh Nguyễn Chí Đức, một người đã từng tham gia nhiều cuộc "biểu tình" hay "tưởng niệm".

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Cụ Lý lập công chuộc tội!





Chết thật, chết thật, từ trước đến giờ cứ gọi đểu anh là Xuân nhọ mõm, nay nhờ ngài Thiếu tý phưởng công an chuồng, (xin lỗi, xúc động quá, nhầm, là Thiếu tý trưởng công an phường) khai nhãn cho, mới biết anh Nhọ té ra cmn là người “yêu nước”. Thật là “ngu lâu, dốt bền, khó đào tạo”.
Là tôi nói tôi, chứ chả nói anh, hay nói ngài Thiếu tý.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Tư liệu: Một bức thư của Võ Đại tướng gửi ông Lê Đức Thọ




Nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng mùa Xuân 1975 và thống nhất đất nước, Thiên Lý xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một tư liệu quý: bức thư của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi ông Lê Đức Thọ, đề ngày 20-2-1988.
Bức thư gồm hơn bốn trang đánh máy, nội dung trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc tổng kết chiến tranh và biên soạn lịch sử quân sự, (lúc bấy giờ có tổ chức hội thảo tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước) thư này cũng được gửi cho ông Viện trưởng Viện lịch sử quân sự, để lưu.
Hy vọng qua bức thư này, bạn đọc có thể hiểu biết sâu sắc hơn về nhân cách, về  trí tuệ và tầm nhìn chiến lược của cố Đại tướng, đồng thời cũng có thể hiểu thêm về vài sự kiện lịch sử thú vị khác như Nghị quyết 15 được phôi thai ra sao, nguồn gốc chiến dịch Quảng Trị mùa Hè 1972 hoặc vấn đề lựa chọn điểm mở màn cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (Buôn Ma Thuột) đã được đặt ra từ năm nào? Qua mục đầu của bức thư này, ta cũng có thể biết thái độ của nước bạn (Trung Quốc) về vấn đề Hiệp định Giơ-ne-vơ (hoàn toàn không phải là “chủ chiến” như Trần Đĩnh nêu trong Đèn cù).
Tài liệu này nằm trong bộ sưu tầm các bài nói, bài viết của Đại tướng, do cụ Đại tá, tiến sĩ sử học Nguyễn Văn Khoan tập hợp, với mục đích là “lưu giữ trong tủ sách gia đình” để “tự nghiên cứu, học tập” (năm nay cụ Khoan cũng đã 86 tuổi hạc). Tuy vậy cụ cũng có hảo ý “không dám từ chối bạn đọc nào muốn tham khảo” và nhờ vậy, tôi may mắn được tặng một bản coppy. Nhân đây, xin cảm tạ sự ưu ái của cụ.
Do cái ipad của tôi không sạc được điện nên tạm thời chưa cung cấp được ảnh của tài liệu này, tôi sẽ chụp đưa lên bài viết sau(*).
Dưới đây gõ lại nguyên văn, kể cả những chỗ gạch dưới, từ bản chụp (coppy) của bản đánh máy. Tuy nhiên những đoạn tô màu đậm hơn là tôi cố ý nhấn mạnh.

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

Tướng cướp, tướng quân hay cả hai ông?



Định chỉ viết một comment trao đổi với các bác bên blog Giao về đề tài này, nhưng thấy dài quá, đành làm thành một entry vậy, vả cũng tiện cho việc lưu trữ.
Tóm tắt sự việc là thế này.
Xuất phát từ tục lệ “chém lợn” tại làng Ném Thượng vào ngày 6 tháng Giêng, kẻ ủng hộ theo lệ làng, người can ngăn theo phép vua. Vua ở đây không phải là nhà nước ta, mà là hội bảo vệ động vật quốc tế A-A nào đó. Bác Giao có đặt vấn đề là đến bao giờ hội này sẽ “bảo vệ” đến côn trùng, vì côn trùng cũng là động vật. Còn tôi chỉ nghĩ đến những con cua đồng, trong món canh, món riêu của bình dân làng quê và phố thị Việt Nam. Để có những món tuyệt ngon đó, người ta phải xé, phải giã, trong khi những con cua vẫn còn ngo ngoe cả tám cẳng hai càng trong cối đá, rồi phải khêu gạch riêng ra và phi với hành mỡ trên chảo. So ra, các cụ làng Ném đối xử với “ông Ỉn” cũng chưa có gì gọi là ác. Giả sử hội A-A nhìn thấy và can thiệp để bảo vệ “động vật cua đồng”, hàng triệu người Việt trong đó có những người phản đối các cụ làng Ném, liệu có từ bỏ món bún cua, riêu cua, canh cua, mắm cua truyền thống hay không?  Riêng tôi, tôi bỏ được.
Nhưng vấn đề là, từ các tranh luận về “chém hay không chém” mới nảy sinh ra câu hỏi: Thế gốc tích ông Thành hoàng làng này là ai, mà lại có tục này?

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Từ câu đối lan man sang Tứ đại mỹ nhân




Đến ngày mùng Tám tháng Ba
Vợ gọi thì dạ, bẩm bà tôi đây.

(Tập cổ, ca dao)

---------------
Ở Entry trước, có nói đến mấy chữ "Bạch tuyết" và "như ngọc" trong đôi câu đối Cụ tặng Hoa:
Trí như bạch tuyết, tâm như ngọc
Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung

Nay lại nói tiếp.

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Vẫn còn xuân, nói chuyện câu đối cụ Thợ Dìu



 

Lẳng lặng mà nghe chúng nó la,
La đôi câu đối Cụ tặng Hoa...
-------
Bài viết này xuất phát từ câu chuyện khá ồn ào trên mạng và cả trên báo chí chính thống về tấm ảnh cụ Thợ Dìu chụp chung với Hoa hậu Duyên Lạ và kèm theo đó, là đôi câu đối, mà đa phần, chúng chê là có “vấn đề về chữ nghĩa”.
Đầu tiên, chúng, bọn đểu, quân nhọ mõm, tâng cụ lên hàng “quốc sư”, “bậc thượng căn thượng trí, là cây đa cây đề, là tinh hoa, niềm hãnh diện của học giới nước nhà” để rồi sau đó, độp một phát, hạ cụ xuống hàng “chưa thể gọi là trí thức”
Mũi tên thực ra không chỉ nhắm vào cá nhân cụ.
***