Dưới đây đăng lại một entry từ blog của bác Thiềm Thừ, một nhà báo.
Địa chỉ: http://thiemthu62.blogspot.com/2015/04/cung-han-hoan.html
Báo Tiền Phong số ra ngày 6/5/1975 dành nguyên trang 15 để đăng chùm 6 tranh liên hoàn về 21 năm Mỹ can thiệp vào Việt Nam, từ 1954 đến 1975.
Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015
Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015
25-4-1975 - Ngày "cuốc lủi".
(Lịch Cờ vàng Cali:
30-4-1975, ngày “cuốc hận”,
25-4-1975, ngày “cuốc lủi”).
Vào
lúc 7h30 tối ngày 21-4-1975, Tổng thống Thiệu chính thức tuyên bố từ
chức trên truyền hình và
bàn giao ngôi vị Tổng thống VNCH lại cho cụ Trần Văn Hương. Trong diễn văn từ
chức, ông Thiệu cam kết đặt mình dưới quyền lãnh đạo của tân Tổng
thống và hứa hẹn, sẽ "sát cánh với các chiến sĩ để bảo vệ đất
nước đến cùng".
Chỉ 12 tiếng đồng hồ sau đó, vào sáng ngày
22 -4- 1975, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã có công điện ủy quyền cho tòa Ðại sứ Mỹ tại
Việt Nam cấp và ký sẵn một số parole documents. Các giấy tạm cư này chưa
đề tên bất cứ ai, nhưng sẽ được dành riêng cho "phái đoàn" của
ông Thiệu. Người Mỹ rất muốn ông Thiệu ra đi ngay sau khi từ chức.
Việc ông Thiệu ra đi là tất yếu phù
hợp với ý muốn của người Mỹ, của quân đội và của cả chính ông Hương. Mỹ sẵn sàng "giúp" và thực tế đã gây những sức ép để ông
Thiệu ra đi sớm nhưng lại muốn cho dư luận tin rằng đó là áp lực từ
nội bộ chính quyền VNCH, chứ không phải từ tòa Ðại sứ Mỹ. Mặt khác,
thông qua Lý Quang Diệu từ Singapore, họ gợi ý Thiệu
phải đi lưu vong ở một thủ đô nào đó trong các quốc gia thuộc Ðông Nam Á, chứ
không phải ở Mỹ.
Nhưng việc ông Thiệu ra đi và đi vào thời
điểm nào hẳn nhiên cần phải giữ tuyệt đối bí mật. Thứ nhất, là để
đảm bảo an ninh cho chính ông, vì đã có những sĩ quan tháo chạy từ mặt trận về bắn tiếng sẵn sàng "thịt" ông Thiệu nếu ông "đào ngũ". Và thứ hai, là
để tránh sự hoảng loạn tinh thần xảy ra có thể dẫn đến bắn giết lẫn nhau trong đám đông binh sĩ và
cả dân chúng, như đã xảy ra ở Đà Nẵng.
Chỉ đến ngày 25/4/1975, vấn đề ông Thiệu sẽ "tỵ nạn" ở đâu và cùng với ai mới
được chính thức quyết định thông qua các văn bản. Và cũng "thần tốc" chẳng kém gì các mũi tấn công của đối phương, ngay tối hôm đó, vị cựu Nguyên thủ Việt Nam cộng hòa "lủi" khỏi đất nước. Rón rén, nhưng lẹ. Và không kèn, và không trống, không có cả đèn.
Vì vậy, ngày 25-4, ngày ông Thiệu âm thầm ra đi thật xứng đáng được gọi là ngày "cuốc lủi" đối với các cụ cờ vàng Cali. Thật đáng khen các cụ năm nay khéo chọn ngày này để tổ chức "đại lễ tưởng niệm" thật linh đình.
Điều đáng nói là các văn bản quan trọng có
tích chất lịch sử nói trên đều được viết tay, không hẳn do dinh
Độc Lập lúc bấy giờ đã hết người đánh máy, mà có lẽ, là do yêu cầu "tuyệt đối bí mật" như đã nói ở trên.
Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015
Lại tiếp tục an ủi các cụ “cuốc hận” Cali
30-4 nhớ mở VTV 4 mà xem, chả việc gì phải ngượng, các cụ a! |
Hôm trước, có viết entry Khuyến
nghị các cụ tướng tá cờ vàng Cali, trước hết, là mong
các cụ phần nào vơi đi nỗi “hận” thường niên vào mỗi
dịp 30-4, sau là đề nghị các cụ đổi quách cái "đại lễ
cuốc hận" thành "đại lễ cuốc ăn" cho nó đúng
bản chất và lại cực kỳ hợp với phong thổ nước Mỹ năm nay. Bởi vì
năm nay, Mỹ nó cấm các cụ trưng cờ vàng và hát cuốc ca là cấm lúc riễu binh, chứ còn các cụ vừa ăn, vừa hát cuốc ca, vừa múa quạt múa cờ thì nó cấm thế quái nào được(?!).
Sài Gòn năm nay, kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước, có cả duyệt binh và bắn pháo hoa. Các cụ mà xem hẳn lại càng thêm cay cú khi so đọ với cuộc “riễu binh tưởng niệm đại lễ cuốc hận” (đã thế lại còn vắng cả hò vè, cờ quạt) của mình.
Sài Gòn năm nay, kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước, có cả duyệt binh và bắn pháo hoa. Các cụ mà xem hẳn lại càng thêm cay cú khi so đọ với cuộc “riễu binh tưởng niệm đại lễ cuốc hận” (đã thế lại còn vắng cả hò vè, cờ quạt) của mình.
Vì vậy, hơn lúc nào hết, các cụ lại càng cần được an ủi
thêm.
Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015
Vương bá cầm đồ
(Các cụ Nguyễn Ánh
và Nguyễn Văn Thiệu đã từng cầm đồ như thế nào...)
Lại nhắc lại đôi câu
đối được ông quan về hưu và anh học trò nghèo ứng khẩu đối đáp tại tiệm cầm đồ (Entry trước: Binh pháp
dục cầm cố túng):
Quân tử cố cùng, quân tử cùng,
quân tử cố
Khổng Minh cầm túng, Khổng
Minh túng, Khổng Minh cầm.
Học trò ngày xưa hay sinh viên ngày nay “túng, cầm” thì
chẳng có gì là lạ, nhưng điều hiếm hoi trong lịch sử nước Nam ta, là
có hai ông họ Nguyễn làm đến chức Vua mà cũng áp dụng binh pháp “Dục cầm cố túng”.
Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015
Binh pháp “dục cầm, cố túng”
Hình như, mốt bi giờ là cứ phải chổng CMN đít lên giời thì ắt được coi là "người yêu nước", các "lều báo" ạ! |
Truyện xưa:
Một anh trò nghèo, một bữa phải mang áo đến cầm cho một
nhà giàu, chủ nhà vốn là một viên hưu quan, khá hay chữ.
Ông quan nhận áo và có chút đồng cảm, bèn ra một vế
đối:
- Quân tử cố cùng, quân tử cùng,
quân tử cố.
Đại ý, người
quân tử (phải) bền chí lúc cùng khổ, càng lúc cùng quẫn càng nên
cố gắng, hàm ý động viên
anh trò nghèo. Nhưng cũng có chút bỡn rằng, đã mang danh người quân tử, ai
lại đem đồ đi cầm cố thế này, khà khà?
Chỗ độc đáo ở đây là là chữ “cố” ngoài nghĩa Hán là bền chí, cố
gắng, còn có nghĩa Nôm là cầm
cố, chỉ đích danh hành vi của anh học trò.
Bốn chữ “quân
tử cố cùng”, gọi là tập cổ, một lối chơi chữ thời xưa mà ngày
nay rất có thể bị coi là “đạo văn”, vì được viên quan trích xuất từ
sách Luận ngữ, chương Vệ Linh công.
Anh học trò mau mắn đối lại:
- Khổng Minh cầm túng, Khổng Minh
túng, Khổng Minh cầm
Nghĩa chữ Hán là Khổng
Minh bắt (cầm), thả (túng), thả xong lại bắt. Mặt khác, nghĩa
Nôm cũng tếu táo trả lời câu hỏi đùa của viên quan: chẳng
qua nhà cháu học theo cụ Khổng Minh, túng quá thì đành đem áo đi cầm vậy, hị hị!
Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015
Khuyến nghị các cụ tướng tá cờ vàng Cali!
Hàng năm, cứ mỗi dịp sắp vào tháng Tư,
các cụ cờ vàng Cali lại ra rả ca bài ca “cuốc hận”. Vài năm gần đây các cụ còn nâng cấp lên thành hàng “đại lễ”. “Đại
lễ cuốc hận”! Hức, hức, hức!