Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Oan tình (Chuyện tình cô Chí) - Kỳ cuối



Hồi thứ năm
Rạch mặt la làng, ngựa quen đường cũ
Tụt quần giữa phố, gái đĩ già mồm
Trước đã nhắc chuyện cô Chí thảo một lá thư tố chính anh Dõng mới là kẻ bạc tình, vừa “mới” ca ngợi cô hết lời, “nay” đã chửi bới cô hết lời … cuối thư lại tha thiết xin anh Dõng đừng có mà vu vạ cho cô.
Thì tang chứng lù lù một đống, là bản chụp hai lá thư của anh Dõng được lan truyền trên mạng.
Chuyện đếch liên quan gì đến Lý tôi, nhưng thấy nhiều cô đồng cảnh ngộ với cô Chí “lải nhà lải nhải như Hồ Hải phải nước sôi”, nên tự nhiên tôi cũng ngứa …râm ran như anh Dõng.
Bởi vậy tôi xin được làm trạng sư, thu thập và xem xét chứng lý, cãi không công cho anh Chí, tôi xin nhấn rất là mạnh chỗ “không công”, là vì có lý do của nó.
Thứ nhất là về chứng:
Cô Chí trưng ra hai cái thư, một cái anh Dõng viết cho cô Chí ca tụng cô là « nhà thơ « lon » (tôi vẫn chưa biết điền dấu gì), cái thứ hai anh viết cho nhà chồng cô, tố cô tội tác quái, ó o cục tác bậy bạ, phản bội nhà chồng.
Vụ án này đối với tôi không khó, xưa tôi đã từng xem xử một vụ kỳ án, đó là vụ Trương Chi – Mỵ Nương từ đời vua Hùng thứ mấy mấy, cô Mỵ Nương cực kỳ yêu anh Trương Chi ở cái giọng hát và chê anh vì « cái mặt không chơi được », hai thứ tách bạch phân minh. Anh Chi hoàn toàn không oán thán cô Nương, anh vui vẻ trích nửa cát sê cho cô và nửa còn lại cho thẩm mỹ viện. Từ bấy đến giờ chưa có ai dám bảo cô Nương là kẻ bạc tình.
Thì cũng tương tự, anh Dõng có thể khen cô về cặp mắt hiếng và có hoa tay, nhưng điều đó không ngăn cản quyền của anh được chê cô, về tật ăn cắp vặt, ấy là tôi ví dụ thế, cho nó trực quan sinh động. Cô muốn anh ta « yêu » nhất quán thì phải cô bỏ ngay thói ăn cắp vặt đi, có thế thôi.
Vậy thì hai cái chứng của cô Chí là vất đi.
Thứ hai là về lý:
Trước hết, bản luận tội của cô Chí đã cố tình tung hỏa mù về mặt thời gian, nhẳm làm hội đồng xét xử bối rối: Cái năm anh Dõng “ca ngợi hết lời” là năm 1988, còn cái năm “chửi bới hết lời” là năm 2006, cách nhau có “mỗi 18 năm”, thế mà cô lại  mập mờ bảo đó là « mới » (1988) với lại « nay » (2006). Đã vậy, 18 năm, cô không trách, cô lại để đến 25 năm mới tố cáo là cớ làm sao ?
Sau nữa, ngay trong thư của cô, cô đã tố cáo anh Dõng ngoài sự bạc tình còn « kể công xin tiền » trong bằng chứng thư hai. Trước hết, mời quý tòa chịu khó đọc hết bản chụp lá thư này, rồi chỉ ra, ở chỗ nào, anh Dõng « kể công », và ở chỗ nào anh Dõng « xin tiền ». Đọc hết, quý tòa cũng sẽ như tôi, kết luận : động cơ dẫn đến việc anh Dõng viết thư này, chẳng phải để « kể công », cũng không « xin tiền », sự thực rất đơn giản, là cô Chí gáy cục tác cục ta làm anh Dõng ngứa … dái, như tôi đã nói ở phần trước. Rõ ràng cô Chí đã mượn bọn lái buôn mớm lời để ngậm máu phun người.
Đấy, cho nên khi tôi tự nguyện làm trạng sư bào chữa cho anh Dõng, tôi phải cẩn thận, tôi nhấn thật là mạnh hai từ « không công », đề phòng bọn lái buôn và cô Chí thối mồm vu cho tôi là « kể công » và « xin tiền » anh Dõng. (Nếu quý tòa thấy bọn ngậm máu phun người này ở đâu thì cứ ị vào mồm chúng giúp, tôi xin chân thành cảm ơn !).
Như vậy về mặt chứng và lý mà cô Chí trưng ra, không đủ để kết luận anh Dõng bạc tình. Hết phần bào chữa.
Thực ra thì các đòn tung hỏa mù hay ngậm máu phun người của cô Chí nói trên chỉ là trò ăn quẩn, dụng lại một vài chiêu trong hệ thống « tạp cẩu pháp » mà cô từng thi triển trước đây, mà từ năm 1998, các Giáo sư lừng danh đã vạch rõ trong tác phẩm «Về một phương pháp cắn càn », gồm “xuyên tạc, đả kích cá nhân làm mục đích”, “bình tán rẻ tiền”, “quy chụp chính trị”, « lưu manh », « đâm thuê chém mướn », « rạch mặt la làng", « lý luận đầu cơ », « cắt xén », « xáo trộn thứ tự », « đảo lộn cấp độ », « đánh tráo chủ thể », « xuyên tạc về tư tưởng ».
Bây giờ xét về phía cô Chí, tôi xin nêu vài mối tình của cô trong thời gian từ « mới » đến « nay » gọi là tiêu biểu điển hình, cho bạn đọc thông tỏ, ai mới thật sự là kẻ bạc tình ? Ai là kẻ vu vạ ?
Cô Chí đã từng « viết vào sổ tay cụ đồ Nguyễn Đăng Mạnh, xưng tụng cụ như bậc thánh », mà sau đó lại khoe « quất » cụ đến 25 lần, và dọa nếu cụ không biết điều thì còn « quất nữa », cô lại tố cáo có « một ý đồ chung của nhóm gọi là Văn học cởi trói do Nguyên Ngọc, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Đăng Mạnh, Phạm Xuân Nguyên ...trong nước "bảo kê" » âm mưu dìm hàng cô Chí bên hải ngoại.
Cụ đồ Mạnh mắng lại cô Chí tư tưởng thấp kém, động cơ xấu, ngụy phê bình”...” Tâm lý đố kỵ của kẻ học hành dở dang không có bằng cấp gì “...” Ăn nói bừa bãi, quy kết chụp mũ một cách văng mạng”...”Nghĩ một đăng, nói một nẻo”... ” và « không muốn hạ thấp mình để tranh luận với cô, cụ lại « lột trần bộ mặt » của cô Chí là: ”...con khỉ núp bóng con hổ như sau: “Giống như khỉ mượn oai hùm, người ta không sợ khỉ mà sợ hổ”. Mà theo ông Nguyễn Thái Lai, « con hổ đây ngoài đồng chí Nguyễn Khoa Điềm kính mến ra còn ai xứng đáng được nhận danh hiệu đó ».
Đồng chí Nguyễn Khoa Điềm gần đây mới được cô Chí nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, không biết đã quên chưa cái lúc bị cô Chí kết tội cùng ông Hữu Thỉnh, chơi trò « ném đá giấu tay cấm không cho cô viết báo ».
Ông Hữu Thỉnh từng được cô tụng ca thi pháp lên tận mây xanh. Sau đó, cô lại chửi thơ Hữu Thỉnh đến « không còn lời lẽ nào hơn nữa », và cô lại tố cáo « anh Thỉnh » « biệt danh là "thùng phiếu di động"-  kiêm tới gần chục chức vụ khác,  đã « Thỉnh hoá, số nhà ngon nhất Sài Gòn là số 43- Đồng Khởi, quận Nhất, để mấy ông "sếp văn" chia nhau bỏ túi riêng », có lẽ vì đã tổ chức Hội Thỉnh à quên hội thảo cho anh Quang Thiều lắm râu .
Anh Quang Thiều lắm râu bị cô tố thêm là « công an chui », do đó lại liên quan đến anh Hữu Ước là công an thật.
Anh Hữu Ước công an thật thì khốn nạn với cô đủ thứ vì dám vẽ cô bên cạnh anh Lý Tống, mà lại là Lý Tống lúc tỏ tình bằng nước mắm với mợ Đàm…
Chuyện tình cô rắc rối lắm, cắc ké là mẹ kỳ nhông, kỳ nhông là ông kỳ đà, kỳ đà là cha cắc ké…, bạn đọc đã thấy hoa mắt, chóng mặt, ù tai chưa ? Thôi thì :
“Mối tình chung rắc rối lung tung
Gỡ giúp cùng nhau, gỡ giúp cùng
Gỡ giúp cùng nhau cho khỏi rối
Cho nhau khỏi rối mối tình chung”
Bây giờ lại mời bạn đọc xem cuộc tình gần đây nhất (vào cuối tháng 7/2013) của cô với tay “dân chơi” đồng lề với cô là anh Nguyễn Trọng Tạo.
Nguyên một hôm, anh Tạo thấy cô Chí « buồn và cô độc », anh bèn mời cô Chí sang nhà chơi, nói chuyện thơ phú, anh Tạo là người được cô Chí coi là cùng “chiến tuyến lề trái” với nhau, anh dặn trước cô rằng « đi khẽ nói nhẹ » thôi nhé.
Chẳng biết anh chị tý toáy tý mẻ thế nào, cô Lê Huy Mậu, bạn cùng sông quê với anh Tạo trông thấy, buông lời dèm cô Chí là “ỏng eo”.
Cô Chí nổi giận đùng đùng, bèn tự rạch mặt, xé áo, tụt quần, chạy tít sang nhà hàng phố (danchimviet.info), la toáng lên rằng anh Tạo bày mưu hiếp dâm gái nhà lành :
Nguyễn Trọng Tạo “đã dùng “đội quân còm- phản hồi” của anh để ném đá chúng tôi một cách rất chi là đầu đường xó chợ, thậm chí còn làm giả một email … để chửi bới chúng tôi là chó, như sau :
“giangtien@gmail.com, on 22.07.2013 at 21:36 said:
Gặp ai cũng chưởi, cuộc thi của các em trẻ cũng chưởi. Chưởi quá quen thói rồi. Chó cắn càn. Riết rồi như chó điên, gặp ai cũng cắn.
Tay Tạo này rất phức tạp. Bề ngoài, tay thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, rượu sĩ…này có vẻ “lề trái”…nhưng bên trong thì toàn đi nhậu với các qúy ông nhất nước như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang, Hồ Đức Việt ( đã mất) và các tướng lĩnh công an …Chính vì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp và các tướng công an mà anh Tạo đã xì ra cho làng báo “lề trái”một tin sét đánh rằng : đảng ta sắp cho “ nhập kho” 20 blog đấy nha…Nếu căn cứ vào một số bài bề ngoài rất có vẻ chống đối đảng của anh Tạo, thì đảng chắc thù Tạo lắm ? Nhưng sao Tạo được đảng cho lên tivi rầm rầm như thế, là sao ? Sao Tạo vừa chửi đảng vừa được nhận giải thưởng văn học quốc gia 200 triệu đồng do chủ tịch nước trao tặng ?
Và những trận ném đá tới tấp réo sủa vào điện thoại của tôi với những từ ngữ “ qúy hóa” giống như vừa trích trong “phản hồi” trên mạng Nguyễn Trọng Tạo : rằng mày là đồ chó, đồ ngu như lợn, thậm chí có kẻ còn chửi tôi bằng những lời tục tĩu không thể trích ra đây. Nửa đêm, lúc 2 đến 3 giờ sáng chúng réo tôi dậy chửi rủa. Đến nỗi ngày hôm nay tôi đã tắt luôn điện thoại. Chúng còn gửi cả email chửi tôi là đồ mặt …này mặt nọ rất kinh khiếp…”.
Cô Chí lại còn lôi thêm anh đầu gấu Bùi Chí Vinh và phi công trẻ Lê Duy Phương vào cuộc đánh ghen rửa hờn với anh Tạo.
Chả có cái ngu nào giống cái ngu nào, anh Tạo ngẩn tò te, vội vàng phi tang chứng cứ (xóa hết các comment) và lầm bầm chữa ngượng : “Với một bài viết la làng, ăn vạ, vu đồng nghiệp “chống đảng” kèm những thông tin bịa đặt…”, cô Chí “đã tự rạch mặt mình”.
Đấy, đến anh Tạo “rân chủ” còn bị cô “vu” cho như thế, cho nên chuyện cô với anh Dõng có đếch gì là lạ ?
Trở lại tình cảnh cô Chí, sau khi phóng hỏa “đốt đền” nhà chồng rồi thì gần như tách ra hẳn bên ngoài để tiện bề giao lưu tạp cấu với đám lưu manh ngoài bãi biển.
Thoạt đầu, chúng hoan nghênh cô lắm, phong cô làm “anh hùng”, và bảo nhau “anh hùng thì không nên hỏi xuất xứ”, nghĩa là thôi, ta cùng giấu biến cái quá khứ “tương phong đảo diện” của cái con nặc nô ấy đi nhá.
Nhưng khổ nỗi đám lưu manh ngoài đó chỉ giỏi đánh lộn lẫn nhau chứ làm gì có thằng nào bảo được thằng nào, vả lại, cái quá khứ làm đĩ “có tàn có tán, có hương án thờ vua, danh giá lẫy lừng …” của cô thì giấu đếch được ai.
Được ba bữa, "anh em cô ở hải ngoại"  lại ào ào chửi cô là đồ “điếm”, là đồ “sớm đầu tối đánh”, đồ “mặt dày trâng tráo”, là “văn nô” , là “gác chợ”, “tên lính gác trung thành”, “tên biệt kích văn nghệ”, “đội đít mẹ chồng”, “công an”, “bạc bịp chuyên nghiệp”, “vừa ăn cướp vừa la làng”, “một tay cầm còi, một tay cầm sổ phạt”, đồ “lục súc”, đồ “lợn”…, nghe rất là vui tươi và ngẫu hứng.
Cô Chí lâm vào cảnh khốn nạn, đã trong làng ai cũng thấy cô là đánh bài lảng, vì không muốn “dây với hủi” mà bọn ở ngoài cũng rụt rè, chẳng biết cô đã “hủi’ thật hay chưa, nên cũng chẳng mặn mà, cô buồn rầu than thở (với cô LTH ở Gió –o)  rằng, sự “Ly Thân của tôi bị "anh em ta ở hải ngoại" ghẻ lạnh hay bởi vì nó dở quá, không có ma nào đọc? Chúng ta cần phải lên tiếng về cái thói bè phái chơi xỏ nhau, đố kỵ ghen tài nhau, bầu xô bầu chậu đút lót nhau, giành giật tên tuổi nhau trong văn học ”.  
Cô buồn và cô đơn, tình cảnh cô bây giờ ai oán lắm, có thơ làm chứng rằng:
“Đón gió tưởng lọt miền mơ ước,
Trở cờ mong vớt chút cơ may.
Đành lòng ngậm đắng nuốt cay,
Cho cam công kẻ nhúng tay thùng chàm.

Tình hải ngoại mỗi năm một nhạt,
Nghĩa làng Văn chẳng tát mà vơi.
Ngẫm ra mới biết cơ trời,
Chẳng không mà hóa ra người vị vong”
Ngẫm ra, cái phận làm gái của cô quả thực là một chuỗi dằng dặc những “oan tình”, cái nọ nối cái kia: Cô bán bố đẻ họ Phạm, đổi bố nuôi họ Trần (theo Nguyễn Thái Lai), bán Chúa, lấy lý lịch sạch, lấy chồng, Ly thân rồi lại tái hợp, tái hợp rồi lại tái ly, tái mãi mà vẫn chưa chin, tưởng chín hóa ra vẫn tái….
Đừng hỏi vì đâu nên nỗi, cứ lần ngược theo cái chuỗi “oan tình” ấy, thế nào cũng đến … một cái lò gạch cũ. 
Thì tôi đã bảo là cơ Trời mà lỵ!
--------------

2 nhận xét:

  1. Lốc liếc viết hay ra phết giống như chuyện trưởng ba tàu.

    Trả lờiXóa
  2. Nói đến chuyện chưởng ba Tàu hiện đại thì phải đọc tiên sinh Đông Tuyền học sĩ, chủ blog Kịch bản quảng cáo bác ạ, bài mới nhất đây: http://kichbanquangcao.blogspot.com/2013/10/tam-kieu-ky-an.html

    Trả lờiXóa