Ở entry trước, tôi đã bày trò “ám thị” bạn đọc, hay nói đúng hơn là đã
lừa đảo bạn đọc bằng cách khoe rằng mình
có tài ám thị, rồi quỵt.
Vậy, nếu đã có bạn nào có cảm giác bị lừa,
(và chửi thầm?) thì tôi xin lỗi, nhưng dù sao kể như tôi đã thành công
trong việc lừa đảo, nhưng ở đây toàn
người có văn hóa nên chúng ta sẽ gọi là «ám thị» cho nó nhã hé hé.
Tuy vậy, tôi biết lỗi của tôi, và tôi xin
«đền». Nay đã sắp sang năm mới, tôi xin kể chuyện phim ảnh ngày xưa, gọi là ăn cơm mới trả nợ chuyện cũ.
Thời trước 1975, nơi chúng tôi đi sơ tán toàn xem phim bãi, giá vé trẻ em 5 xu, người lớn 1 hào. Sau năm 75 thì trở về xem phim rạp.
Thời trước 1975, nơi chúng tôi đi sơ tán toàn xem phim bãi, giá vé trẻ em 5 xu, người lớn 1 hào. Sau năm 75 thì trở về xem phim rạp.
Từ buổi chiều đã thường có các anh trong
đội chiếu phim thông báo: “1, 2, 3…. A lô, a lô, tối nay, tại sân kho Hợp tác
xã AB, đội chiếu bóng lưu động số CD
phục vụ bà con bộ phim EF (chiến đấu; thần thoại, tâm lý xã hội; màu, màn ảnh
rộng …) mời toàn thể bà con cùng các cháu thiếu nhi đến xem”.
Thế là nôn nao lắm, không kịp ăn cơm chiều,
đi sớm kiếm chỗ ngồi trước. Kê gạch, lót lá chuối, dép, áo mưa làm chỗ ngồi.
Trẻ em không có tiền muốn xem phim có 2
cách:
Cách quý tộc : Nắm đại cổ tay nhóm 2,3
anh chị nào có vé, thường là được vào vì các anh xé vé thường cho kèm trẻ em,
còn nếu bị xé vé đuổi ra thì ta lại kiên trì chờ cơ hội sau, anh xé vé dù biết
mặt thằng lậu vé nhưng rồi muộn muộn một chút vẫn động lòng bác ái.
Cách bình dân: Rúc rào, mặc dù không có rào
để rúc, thường chỉ có 2 sợi dây thừng căng ngang trên mấy cái cọc tre. Bị bắt thì
ăn một cái béo tai rồi bị tống ra, hoặc may mắn thì cũng ăn một cái béo tai, thưởng thêm cái
đá đít, cho vào.
Cho nên phim “Những kẻ báo thù không thể bị
bắt” (Liên Xô) rất hay, thời đó được trẻ em đổi tên thành “Những kẻ rúc rào
không thể bị bắt”. Vở chèo “Trần Quốc Toản ra quân” chuyển thể sang phim cùng
tên (Nữ đạo diễn Bạch Diệp?) đổi thành “Trần Quốc Toản xe phân” – xe phân tức
là chở phân bằng xe cải tiến, có hai bánh, người kéo, người đẩy. Phân này là
phân xanh, phân chuồng, không phải cái thứ phân người mà anh Trần Mạnh Hảo bảo
là vê với đất thành viên đâu, anh ấy nói phét tố cộng đấy.
Khởi đầu buổi chiếu phim bao giờ cũng là
một phim tài liệu, (có khi có thêm hoạt họa) khoảng 10, 15 phút rồi mới vào
phim chính.
Buổi chiếu không liên tục mà thường ngắt
quãng khi bị đứt phim (phải nối) hoặc thay các cuộn phim, lúc này khán giả
thoải mái hô đồng thanh: ” một, hai, ba… chiếu đi!”.
Cũng có khi chiếu hết một cuốn rồi cũng vẫn
phải chờ, vì cuộn phim kế tiếp còn đang chạy sô, chưa về kịp. Nghĩa là tại một
bãi khác, cách khoảng 5 ~ 10 km cũng có chiếu bóng, nhưng hai bãi chỉ có một bộ
phim chính, do đó đội chiếu bóng lưu động phải có người đạp xe đạp khẩn cấp
chuyển phim giữa hai nơi để kịp luân lưu.
Gặp đoạn “nhạy cảm”, anh chiếu phim sẽ tùy
hứng để nguyên hoặc có khi tự kiểm duyệt bằng cách lấy bàn tay che bố nó ống kính.
Anh thuyết minh có một quyển sổ nhàu, rách,
thường vừa nhìn lên màn ảnh lại vừa nhìn xuống đọc cho khớp, có khi chả cần
nhìn vẫn thuyết tốt vì đoạn ấy đã thuộc lòng, gặp cuốn sổ rách mất đoạn cần
thiết thì nói theo trí nhớ hoặc thêm thắt hoặc lơ luôn.
Đến khi học đại học, chúng tôi cũng vẫn xem
phim bãi, vì đại học vẫn trụ lại nơi sơ tán, chưa về Hà Nội. Nhưng bãi ở đây là khán đài ngoài trời, có sân khấu, gọi là sân khấu nổi, khán đài có bậc
ngồi, dốc theo lưng đồi, như khán đài sân vận động ngoài trời.
Và ở đây, việc có phim ảnh hay các hoạt
động văn hóa văn nghệ là cực kỳ quý hiếm. Tuy hiếm nhưng lại rất có chất lượng.
Nhà thơ Xuân Diệu về nói chuyện thơ, hôm ấy
trời hại hệ thống loa đài nên trên bục diễn giả phải đặt sẵn một loa pin Trung
Quốc (loại cầm tay, bóp cò), kê trên mấy cục gạch cho vừa tầm diễn giả. Cụ Xuân
Diệu "dỗi", cụ giả vờ không biết sử dụng loa pin, cụ chơi xỏ, quay ngược cái
phần loe của loa vào miệng mà kính thưa kính gửi. Thày Việt, học trò cụ (vì
thấy một hai gọi cụ bằng thầy xưng con) phải chạy lên hướng dẫn, nghĩa là … dỗ
cụ nhà thơ. Bù lại, sinh viên ở dưới hoan hô nhà thơ vang dội, rất thật tình.
Rồi thì nhà thơ Phạm Tiến Duật, đi cùng tiếng
thơ Trần Thị Tuyết, rồi thì nhạc sĩ ghi ta khiếm thị nổi tiếng (quên tên) trình
diễn ghi ta Hawai, và các ca sĩ có tiếng lúc bấy giờ như Thúy Hà, Ngọc Tân,
Trần Hiếu ... đều có dịp về trường biểu diễn.
Về phim, lại càng sang nữa, thỉnh thoảng
lại được xem các phim chui, của bọn Tư bổn giẫy chết, chưa qua kiểm duyệt của Quốc
doanh Phát hành phim và chiếu bóng, như phim Kinhkong (đời cũ), Ba người lính
ngự lâm, Ba người hầu của ba người lính ngự lâm… Các phim này được mượn trực
tiếp từ đại sứ quán nào đó, về giờ nào chiếu giờ đó và được đem trả lại ngay sau
khi chiếu.
Tất nhiên, các phim này thì lấy đâu ra sổ
thuyết minh để mà thuyết minh? Có sao đâu, đã có giọng thuyết minh tịt mũi
của thầy Quỳ, giọng thầy thế, lúc nào cũng xịt xịt như người bị nghẹt mũi, chẳng
kể thuyết minh hay giảng bài.
Thầy Quỳ học ở Cu Ba về, chỉ biết tiếng Tây
Ban Nha, nhưng tiếng Tây Ban Nha cũng hao hao tiếng Pháp, thầy nghe tiếng thoại
trên phim và dịch luôn, direct et automatic.
Nhưng có khi gặp phải phim tiếng Anh, là
thứ tiếng mà lúc bấy giờ ít người biết? Thì thầy Quỳ cũng có biết đâu, nhưng với trọng trách được quần chúng nhân dân tin cậy giao phó, thầy cũng mần luôn tiếng Anh, lại
direct và automatic.
Nói chung nào ai biết thầy dịch đúng, dịch sai, hay
bịa? Bịa cũng tốt chán. Sinh viên không phán xét, mà cũng không cần
thiết, vì nội dung phim thì chẳng có gì khó hiểu, cứ có phim, được xem phim,
được nghe giọng thầy Quỳ là khoái rồi.
Khi ấy thì nhà thuyết minh tài tử của
chúng tôi thoải mái tự do ứng tác, có lúc thầy cao hứng kèm thêm những từ như “hết
xảy”, “hết ý”, lúc ấy vốn còn lạ lẫm với dân miền Bắc và chắc chắn không thể có
trong phim...he he…. Mà bây giờ tôi đố ông Tây nào dịch ngược lại được, hẳn Tây cũng phải chịu thua thầy tôi.
Bởi vậy, lũ sinh viên chúng tôi rất khát
phim, mỗi lần có phim chiếu ở sân khấu ngoài trời là dân tình rủ nhau ăn cơm
sớm, xách theo đủ thứ …. chổi cùn, giẻ rách, báo cũ, khoác chăn chiên …..đặt
chổ tại sân khấu nổi từ chiều cho dù có khi đến 10 giờ đêm mới bắt đầu chiếu.
Một bữa Thiên Lý tôi ăn cơm sớm, xong chả
biết làm cái trò trống gì, bèn nháy nhó với ông bạn thân, tên là Vũ Đức T, bày trò đồn nhảm, phao tin tối nay có phim.
Để đúng quy trình thôi miên, trước khi phao
tin (tức là « ám thính ») thì tôi phải « ám thị » cái đã,
tôi và ông bạn a tòng. Lý tôi đến ngó lên giường tầng anh A (bộ đội về, lớp
trưởng) mượn cái chiếu rách… Anh A hỏi mượn để làm gì, ấy, khi đó ta mới «ám
thính », rằng em mượn để đem xí chỗ, em ra trước, lúc nào anh ra thì có sẵn
chỗ ngồi. Nhưng nên nhớ mục tiêu « ám thính » của tôi, không phải chỉ là
anh A, mà là mấy ông khách lớp khác đang hàn huyên với bạn đồng hương ở lớp tôi
cách đó một hai giường.
Gần giống như vậy, mà không hề trao đổi với
nhau, ông bạn tôi lừ lừ đi gom mấy cái
chổi cùn, báo cũ, có ai đó hỏi, thì nói để tối nay mang ra sân khấu nổi.
Thường sau bữa cơm, các bạn bè đồng hương
khác khoa khác lớp hay đến chơi với nhau. Ấy chính mấy anh này mới là người bị
« thôi miên » tác động trước.
Nghe được mấy chữ « tối nay có phim »
là mấy anh này nôn nao lắm rồi, câu chuyện với bạn bè trở nên qua quýt, giục
nhau nhanh nhanh để còn về, chuẩn bị đi xem phim. Mấy anh này về lớp thì thôi rồi, đến
lượt các anh ấy « thôi miên » các bạn cùng phòng
cùng lớp và khác phòng khác lớp, vì hành vi và lời nói tự nhiên, còn thuyết phục hơn cả hai tên lừa đảo chúng tôi.
Rồi lại đến lượt các anh mới bị "thôi miên" vô tình trở thành nhà ám thị ám thính đại tài, các anh ấy cũng gom chổi, mượn chiếu, khoác chăn…và rủ nhau, tiếp tục dây chuyền lừa bịp bắt đầu từ cái thằng tôi.
Rồi lại đến lượt các anh mới bị "thôi miên" vô tình trở thành nhà ám thị ám thính đại tài, các anh ấy cũng gom chổi, mượn chiếu, khoác chăn…và rủ nhau, tiếp tục dây chuyền lừa bịp bắt đầu từ cái thằng tôi.
Thú thật, lúc đầu Lý tôi cũng chỉ định lừa
các anh hàng xóm tý cho vui, đâu ngờ chỉ khoảng hai tiếng đồng hồ sau dân tình kéo nhau
đi ngang rầm rập như bộ đội hành quân, cười nói xôn xao.
Đến lúc này thì chính chúng tôi bị ám thị
ngược. Bị cái đám đông đi rầm rập bên ngoài kia ám thị, và chính chúng tôi cũng tự ám thị chúng tôi. Đúng như Đại hiệp đã nói (không hề điêu), ở entry trước, rằng: Ở trạng thái vô thức, cơ thể con người hành động, ứng xử theo ám thị là những hình ảnh, âm thanh,…từ bên ngoài tác động vào (ám thị ngoài) và những niềm tin, hi vọng, những suy nghĩ và cảm nhận của họ trước đó (tự ám thị) tạo nên.
Khi trong phòng chỉ còn hai đứa tôi, hai
thằng phao tin đồn nhảm, chúng tôi nhìn nhau và nói gần như cùng một lúc :
« Có khi có phim thật mày ạ, sao họ đi hết cả rồi ». Và bụng dạ nôn
nao, chúng tôi vội vàng thu xếp, nhanh cẳng chạy vượt lên trước đoàn quân để
kiếm chỗ.
Ra đến sân khấu nổi, thì đã chật cứng người,
ở những khoa khác họ lại đến trước, phải hơn ngàn người. Tôi, nhà ám thị chủ
mưu và ông bạn a tòng có lẽ là hai người cuối cùng bị ám và tự ám hôm đó.
Như vậy, nếu tôi đã trót khoe tôi đã «ám
thị» khoảng hơn ngàn người rồi và ám sỉ một lần, thì cũng còn có tí sự thật,
chưa phải là «Điêu» lắm, muốn so bì được với ngài «thần điêu» Nguyễn Mạnh Quân thì còn phải học hỏi lắm lắm.
Bởi vậy, tôi định xin vợ 300 triệu để đến trung tâm
T-T-T của Thần điêu đại hiệp Thạc sĩ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân học một phát (đừng
đọc bậy, T-T-T nó là ba chữ Tâm Thể Trí).
Sao ạ? Sao CACC lại bảo là lừa bịp ? Đắt ?
Phí tiền?
Thì lừa bịp là phải rồi, thôi miên mà, không lừa bịp sao gọi là thôi miên? Nhưng mà đắt
là đắt làm sao? Nếu CACC không tịnh tâm trước tiền bạc thì biết bao giờ mới có thể trở thành siêu
nhân như thầy, hả hả hả? Vả lại, có cái quái gì mà phí?
Tôi tính rồi, chả phí cái gì cả, tôi thu về ngay, tức
thì.
Thần điêu đại hiệp:
Mời cụ Lý đóng học phí, 300 triệu, nể cụ hay nói phét, bớt một triệu còn
hai trăm chín mươi chín.
Thiên Lý ám thị gia:
Đồng ý, nhưng Lý tôi khí lượng hẹp hòi, tiểu nhân chắc lép, học thành tài thì tôi mới trả tiền, không thì quên đi,
tôi d...z...ìa... ! Người nhà anh đâu! Tiễn khách !
Thần điêu đại hiệp:
Ấy chết, ấy chết, xin cụ nán
lại một chút, tưởng gì khó, chứ dạy cụ thành tài thì tôi làm ngay, cần năm
phút. Xin cụ thư giãn, thật buông lỏng
cơ thể, vâng, thế, thế… và cụ hãy nhìn vào mắt tôi. Tập trung nhé, rồi, tốt,
tốt…, bây giờ cụ không nhớ tên cụ là gì nhé. Rồi, nào cụ nghe tôi hỏi thử đây:
Thần điêu đại hiệp:
- Cụ tên gì, cụ Lý ôi ?
Thiên Lý ám thị gia:
Thiên Lý ám thị gia:
- Thưa anh, tôi đếch nhớ tôi tên gì …
Thần điêu đại hiệp :
Tốt, tốt, tốt lắm, bây giờ
cụ nhắc lại từng lời của tôi nhé : Tôi
đã học thành tài, đã học thành tài, đã học thành tài…
Thiên Lý ám thị gia:
Tôi đã học thành tài, đã học thành tài, đã học thành tài…. là lá la, là lá la, là lá la!
Thần điêu đại hiệp :
Hay, hay lắm, cụ rất có năng khiếu, bây giờ xin cụ ….
Thiên Lý ám thị gia:
Biết rồi, tiền chứ gì, mà
này anh phải nhìn vào mắt tôi chứ đừng lom lom vào ví tôi như thế, đây, xem đi,
có đồng đếch nào đâu. Ừ thế, tốt, tốt, bây giờ anh thả lỏng cơ thể và nhắc lại
từng lời của tôi nhé:
Tôi đã nhận tiền rồi, đã nhận tiền rồi, đã nhận tiền rồi…
Thần điêu đại hiệp:
Hay, hay lắm, cụ rất có năng khiếu, tôi đã nhận tiền
rồi, đã nhận tiền rồi, đã nhận tiền rồi…
- Cụ ơi, tôi nhận tiền rồi ...!
Thiên Lý ám thị gia:
Thiên Lý ám thị gia:
- Ừ, tôi cũng thấy ... tài tôi hơi nhiều!
Song kiếm hợp bích:
- Hai ta quả thật ....thần điêu!!!
Đập tay một phát nào... rồi quê ai nấy về, chúc cả làng ăn Tết vui vẻ!
Song kiếm hợp bích:
- Hai ta quả thật ....thần điêu!!!
Đập tay một phát nào... rồi quê ai nấy về, chúc cả làng ăn Tết vui vẻ!
Chịu cụ Lý đấy.
Trả lờiXóaNhạc sĩ ghi ta khiếm thị nổi tiếng là cụ Văn Vượng, nhân vật chính trong phim tài liệu "Hà Nội trong mắt ai" của nhà Đạo diễn tài ba thần kỳ Trần Văn Thủy.
Trả lờiXóaNhà Đạo diễn cũng tài thần, nhìn Hà Nội qua mắt của nhạc sỹ khiếm thị http://fddinh.blogspot.com/2013/08/ha-noi-trong-mat-ai.html
À đúng rồi, Nghệ sĩ Văn Vượng!
Trả lờiXóaCu LY Bung Bo Cho bon ban nuoc viet gian cong san Dai Tham nhung...
XóaDuoc boi duong chuyen mon de viet cai bo-loc (Dung Ong Du Du lam loa) vua thoi lo dit Quan Thay vua thoi phun ban chui bay lung tung..
Tu xung laf "Hoc thanh tai !?" Co ma tai xu ninh bung bo 3 doi lam mo chu hay hom gif cho cam.
That Xau ho lam thay
Bây giờ mới đọc được entry này bác Lý. Tôi cũng nhớ ra là Văn Vượng, nhà ông ở khu Văn Miếu - Quốc tử giám, học sinh đến học thì ông nghe tiếng bước chân là biết ai với ai. Mr. Khoằm cũng đã truy ra.
Trả lờiXóaBác Văn Vượng hôm ấy dùng ghi ta điện (ghi ta Hawai) diễn tả bốn câu thơ:
Trả lờiXóaTrong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa...
Sau cùng ông nhại câu nói "chúc các bạn khỏe", bằng âm thanh.
Khà....khà....
Trả lờiXóaChúng mài cho anh chơi với nha!
Trả lờiXóa