Ngày 22/12 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Mà
Cụ Phan Bội Châu, lại cũng sinh vào tháng 12, (ngày 26/12/1867).
Với chủ trương chỉ có con đường vũ trang bạo động mới có thể đánh đổ được
cường quyền, giải phóng được đất nước, từ tháng 5/1912, cụ Phan Bội Châu đã
cùng với các đồng chí của mình thành lập ra Việt Nam Quang phục hội.
Tôn chỉ duy nhất của Hội là: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt
Nam, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam”.
Về hình thức, Hội tương tự như một chính phủ lâm thời, có quy định về Quốc
kì hình chữ nhật, nền vàng, 5 ngôi sao đỏ, (lưu ý là trước đó ta chỉ có cờ vua,
chưa có quốc kỳ), có các chức vụ Hội trưởng (Kỳ ngoại hầu Cường Để) và Tổng Lý (Phan Bội
Châu), dưới đó là các bộ: bộ Tổng vụ, bộ Bình nghị và bộ Chấp
hành. Bộ Chấp hành lại có các nhân sự đặc trách về: Quân vụ, Kinh tế, Giao tế, Văn
thư, Thứ vụ.
Để thực hiện đường lối đấu tranh vũ trang, Việt Nam Quang phục hội thành lập một tổ chức quân sự lấy tên là “Việt Nam Quang phục quân”, chủ yếu tuyển mộ trong đồng bào miền núi
gần biên giới Trung - Việt. Cán bộ chỉ huy đều là các học sinh Đông Du đã từng
công tác hoặc các sĩ quan được đào tạo trong quân đội Trung Quốc bấy giờ.
Quang phục quân còn có cả quân kì, là lá cờ nền đỏ 5 sao trắng kiểu “ngũ
tinh liên châu”.
Quang phục quân chia thành các “binh chủng” như bộ binh, pháo binh, có Bộ
Tổng tư lệnh, Tổng tham mưu... Quân số được phiên chế theo hình mẫu của Tàu gồm Ngũ, Thập, Cai,
Đội, Cơ, Vệ, Doanh, Trấn, Quận.
Vũ khí quân dụng, đa phần mua từ Tàu, Nhật.., trong nước có lập một số “binh công xưởng” bí mật chế tạo thêm.
Lại có cả phương châm và quy chế xây dựng quân đội được trình bày trong sách “Việt
Nam Quang phục quân phương lược”, do chính cụ Phan Bội Châu và ông Hoàng Trọng Mậu
cùng viết.
Mặc dù Việt Nam Quang phục hội và quân đội của nó không giành được những
thắng lợi to lớn, như cụ Phan tự phê phán “trăm thất bại mà không một chút thành
công” nhưng tinh thần và đường
lối bạo động cách mạng ấy đã thúc giục mạnh mẽ tinh thần yêu nước, giải phóng
dân tộc của nhân dân ta đồng thời mở đầu trào lưu đưa các nhà cách mạng ra nước
ngoài học tập và hoạt động mà chính Nguyễn Ái Quốc và Võ Nguyên Giáp sau này đã tiếp
thụ. Mặt khác, tổ chức và hoạt động của Việt Nam Quang phục quân hẳn cũng phần nào cũng
tạo ra những bài học cho việc xây dựng lực lượng và phát triển đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân của tướng Giáp sau này.
Nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập quân đội (22/12/1944 - 22/12/2014) và
137 năm ngày sinh của Cụ Phan Bội Châu (26/12/1867 - 26/12/2014), xin trân
trọng giới thiệu bản ghi lời phát biểu
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lễ kỷ niệm 130 năm ngày sinh của cụ Phan Bội
Châu ( Hà Nội 26-12-1997).
Bài phát biểu này được chép lại từ một tập tài liệu độc
đáo của bác tiến sĩ sử học Nguyễn Văn Khoan mới gửi tặng, và cũng đã được đăng trên tạp chí Xưa &
Nay, số 48, tháng 2/1998.
Xin chân thành gửi đến bác Khoan lời cảm tạ đặc biệt.
Dưới đây là toàn văn bài nói của Đại tướng:
------------------
Phan Bội Châu (người ngồi) và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để |
“Hôm nay, tôi rất cảm động được đến dự cuộc họp lễ kỷ niệm 130 năm ngày
sinh của cụ Phan Bội Châu, tôi không có bài chuẩn bị, tôi xin nói một vài suy
nghĩ của tôi về cụ Phan. Trong Bộ Chính trị, tôi và một số đồng chí vẫn nhiều
lần trao đổi, đánh giá về cụ Phan. Cụ Phan không chỉ là một nhà trí thức yêu
nước bình thường. Cụ Phan Bội Châu là một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn hóa
lớn.
Thời thơ ấu, được nghe cha tôi đọc về Thất thủ kinh đô, được mẹ tôi kể
chuyện về phong trào Cần Vương, những câu về và truyện kể đã sớm hun đúc tình
yêu quê hương đất nước của tôi. Lớn lên, vào lúc 14 tuổi, vào học trường Quốc
học Huế, tôi kết bạn với một số học sinh yêu nước. Rồi hăng hái tham gia phong
trào sôi nổi đòi ân xá cụ Phan Bội Châu. Đến khi cụ bị đưa vào Huế thì hằng
tuần cứ đến chiều thứ năm, tôi cùng với anh Nguyễn Chí Diểu, anh Hải Triều, chị
Bội Lan, chị Thể Chi và một số học sinh trường Quốc học, trường Đồng Khánh đến
nghe ông già Bến Ngự nói chuyện. Ấn tượng để lại trong tôi rất sâu đậm. Toàn là
những câu chuyện yêu nước thương nòi. Cụ Phan không chỉ là một người trí thức
yêu nước như đã viết trên băng khẩu hiệu treo ở đây. Cụ là một chí sĩ lớn. Đạo
đức cách mạng là gì? Là suốt đời yêu nước thương dân. Cụ Phan tiêu biểu cho đạo
đức ấy. Còn nói về văn chương yêu nước thì sức sáng tác của cụ có thể nói là
vào bậc nhất. Cụ là một nhà chí sĩ yêu nước, một nhà văn hóa lớn. Đúng như
Nguyễn Ái Quốc đã sớm đánh giá, cụ Phan là một vị “thiên sứ” thức tỉnh 20 triệu
đồng bào ta.
Thường đến Tết chúng tôi cùng nhau đến chúc tết cụ.
Có Tết, bài chúc do cụ Võ Liêm Sơn thảo:
Phan
tiên sinh là người hào kiệt
Mười
lăm năm học hết sách thánh hiền
Gặp
lúc đất ngả trời nghêng
Lòng
mẫn thế ư thiên chan chứa…
Cụ Phan Bội Châu lại có bài thơ chúc Tết thanh niên, đến đây tôi còn nhớ:
Dậy!
Dậy! Dậy!
Bên
án một tiếng gà vừa gáy,
Chim
trên cây liền ngỏ ý chào mừng.
Xuân
ơi xuân, xuân có biết cho chăng?
Thẹn
cùng sông, buồn cùng nước, tủi cùng trăng.
Buồi tủi là do phải sống kiếp người dân mất nước. Rồi đến những câu:
Đời
đã mới, người càng nên đổi mới
Mở
mắt thấy rõ ràng tân vận hội
Xúm
vai mà xốc vác cựu giang san.
Hoặc những câu:
Đừng
ham chơi, ham mặc, ham ăn,
Đúc
gan óc để rời non lấp bể,
Xôi
máu nóng rửa vết nhơ nô lệ
Mới
thế này là mới hỡi chư quân.
Chữ
rằng: Nhật nhật tân, hựu nhân dân.
Đổi mới, lúc đó đã nói đến đổi mới rồi. Chúng tôi mỗi học sinh nam nữ nghe
cụ cất tiếng kêu gọi, lòng sáng bừng lên như một bó đuốc, cảm thấy làm gì cũng
làm được, bất chấp quên mình như thế nào, hy sinh như thế nào. Sức kêu gọi, sức
hô hào của cụ Phan Bội Châu là như vậy.
Lúc cụ Phan Châu Trinh mất thì học sinh ở Huế cùng học sinh cả nước có
phong trào để tang cụ Phan Châu Trinh. Chúng tôi đều học thuộc bài văn tế do cụ
Phan Bội Châu sáng tác, nhắc đến khí khái của các nhà yêu nước lúc bấy giờ bị
đày ra Côn Đảo.
Tôi còn nhớ câu:
Đặng, Hoàng, Ngô, ba
bốn bác hàn huyên,
Khi chén rượu, khi câu
thơ, ngoài cửa ngục lầm than mà khẳng khái.
Tôi muốn nói thêm: cũng chính vào lúc bấy giờ, anh Diểu, anh Hải Triều và
tôi đã hình thành một nhóm nhỏ, một thứ
câu lạc bộ. Anh em đến đọc sách báo bí mật, đã có báo Việt Nam hồn, Le Paria. Và một hôm Hải Triều mang đến một bức ảnh
Nguyễn Ái Quốc còn rất trẻ, đội mũ phớt, chúng tôi rất vui mừng và cùng tôi đều
vô cùng khâm phục Nguyễn Ái Quốc. Ít lâu sau tôi có dịp đọc cuốn sách ABC du Marxisme (ABC chủ nghĩa Mác) ở
nhà cụ Võ Liêm Sơn. Thế là chúng tôi đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã
hội, đi một mạch, liên tục, rất tự nhiên, không phải mất 10 năm đi tìm đường mà
cũng chẳng trải qua một cuộc tranh luận nào cả. Cho nên tôi thường nói, tại Huế
tôi đã đến với bình minh của nhân loại.
Tôi nghĩ rằng: đây cũng là con đường mà nhiều người trong thế hệ thanh niên lúc
bấy giờ đã trải qua. Và tôi rất thích, rất mừng là tại ngôi nhà của cụ Phan, có
treo ở giữa tấm ảnh của Lênin. Lúc sau này, tôi mới biết từ lâu còn ở Trung
Quốc, cụ đã viết một cuốn tiểu sử Lênin.
Một điều hiếm thấy trong lịch sử cách mạng các nước là: Các nhà yêu nước
lớn của ta từ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đến Huỳnh Thúc Kháng cuối cùng đã
đi đến nhất trí với con đường của Nguyễn Ái Quốc, cho là con đường đúng đắn duy
nhất. Điều đó là một diễm phúc của dân tộc.
Ngày nay, chúng ta đi theo con đường chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh; chúng ta không quên những cống hiến của các vị tiền bối yêu nước
trong đó có nhà chí sĩ, nhà văn hóa lớn, có vị “thiên sứ” Phan Bội Châu.
Tôi rất biết ơn cụ, rất nhớ cụ và hôm nay xin phát biểu mấy lời từ đáy lòng”.
--------
"Một điều hiếm thấy trong lịch sử cách mạng các nước là: Các nhà yêu nước lớn của ta từ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đến Huỳnh Thúc Kháng cuối cùng đã đi đến nhất trí với con đường của Nguyễn Ái Quốc, cho là con đường đúng đắn duy nhất. Điều đó là một diễm phúc của dân tộc".Một bài thật ý nghĩa và giá tri
Trả lờiXóamả cha mài, thằng điêng
Xóamài chỉ tao coi PBC, PCT, HTK bảo Minh râu theo CS chỗ nào thằng điêng?
XóaCái ảnh số 1 là không phải hai vị (Cường Để và Phan Sào Nam) đâu bác Lý à. Cái này, nhầm lẫn quá lâu rồi. Đã đến lúc phải cải chính.
Trả lờiXóaBác Giao cho cái note về ảnh đi ạ
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa