Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Qui est Charlie???




Cấu hỏi tiếng Tây ở trên, dịch ra tiếng Nghệ Tĩnh có nghĩa: Charlie Hebdo là thằng mô rứa bay???

Vụ tòa soạn tờ báo trào phúng Charlie Hedbo tại Paris nước Pháp hôm 7/1 vừa rồi bị các tay súng tấn công đã trở thành một sự kiện chấn động thế giới.
Gần như ngay lập tức, Charlie Hedbo được truyền thông phương Tây biến thành những anh hề đã “tử vì đạo” trong một vở kịch thánh chiến mới, có tên là “tự do ngôn luận”. Khẩu hiệu tiếng Pháp “Je suis Charlie” được bơm thành biểu tượng kinh điển của nền dân chủ Tây phương.

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Giáo hoàng Francis và Charlie


Oh! Mon fils, je ne suis pas Charlie!
(Ồ, con trai, ta đâu phải là Charlie!)
Một ngày sau vụ tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo, trong một tuyên bố chung, 4 nhà lãnh đạo Hồi giáo hàng đầu nước Pháp và tòa thánh Vatican đã lên án vụ tàn sát đẫm máu làm 17 người thiệt mạng tại Paris và cảnh báo rằng thế giới sẽ là một nơi nguy hiểm nếu không có tự do báo chí, nhưng cũng nhấn mạnh rằng truyền thông cần phải tôn trọng tôn giáo.
Hôm 15-1-2015, trên đường tới Philippines, Giáo hoàng Francis phát biểu rằng tự do ngôn luận không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ để nói lên suy nghĩ của mình vì những lợi ích chung, và điều gì cũng cần có giới hạn. 
"Có rất nhiều người nói xấu tôn giáo nói chung, hoặc nói xấu tôn giáo khác. Ta không được khiêu khích. Ta không được xúc phạm đức tin của người khác. Ta không thể lấy đức tin của người khác để nhạo báng. Điều gì cũng có giới hạn của nó".

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

Sự tích khẩu hiệu “Je suis Charlie”.





Chắc mấy hôm nay các anh các chị thấy nhức đầu phát sốt với cái biển “Je suis Charlie” phỏng ạ?
Có biết nó từ đâu mà ra không ạ?
Từ xứ Việt Nam mà ra đấy. Thật, tôi thề, có công chứng đàng hoàng!
Truyện dân gian kể, một thằng bé chăn trâu nổi tiếng hỗn láo thường ném đá vào những người qua lại trên đường. Một hôm có một vị quan văn đi ngang bị đá ném trúng đầu, ông bèn gọi nó lại, khen ném giỏi và cho thằng bé đôi ba quan tiền.
Hôm sau, đến lượt một vị quan khác đi qua, quen ăn bén mùi, thằng bé bèn chọn cục đá to nhất và cố ném thật mạnh, thật trúng để có thể được thưởng nhiều hơn. Khốn nạn thay, người bị đá ném trúng đầu lần này lại là một ông quan võ. 

Than ôi, Trẻ Trâu kia nào có ngờ món thưởng và những lời khích lệ hôm trước chỉ là cái bẫy mà vị quan văn kia đã giăng sẵn. Kết cục, tiền thưởng đâu không thấy, chỉ thấy ông quan võ rút soạt gươm ra khỏi vỏ và đầu thằng bé hỗn hào bay lăn lông lốc xuống đất.

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Bí kíp chế biến "lời đồn", cực sốc và độc



Rỗi rãi, thử tìm hiểu cách thức chế biến một "lời đồn". Chẳng hạn, dưới đây là một tin đồn từng lan truyền đến mức chóng mặt, vốn xuất phát từ một trang mạng bên Tây, được nhiều trang mạng bên ta, như Bí ẩn thế giớidịch ra từ mấy năm trước:
-------------------------------------------------------

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Lại chuyện thơ, có cả thơ Cụ Diệm!


Mình vốn dốt đặc về thơ, ấy thế mà vào dịp đầu năm nay, bỗng có hứng đọc thơ, thế mới đểu, hehehe.
Đầu tiên là khoái bài thơ  "Tổ quốc, nửa bàn chân dính bùn và máu" của tác giả Đông La, bài này đưa lên lóc ngay bữa tết Tây, người đọc đông ra phết nhưng chỉ có độ chục cái còm phản hồi. Nhìn chung là các “chiến tướng đá rất hay, mọi nhẽ” đều chơi trò “bỏ bóng đá người” cả, tức là chả thiết quan tâm gì tới phần thơ của tác giả, nhưng cũng có còm sĩ khi đọc bài thơ trên xúc động qua đến mức chập mạch hay sao ấy, nên chỉ còn biết thốt lên “Ẳng ẳng ẳng”, hay “Hố hố” làm mình vui lây tủm tỉm suốt ba ngày tết.
Nhưng mà thôi, khen chê thì cũng bằng thừa, bài này đã được Tạp chí Văn nghệ Quân đội trao giải thưởng thơ năm 1998, thế là đủ.
Vả lại, đúng như blogger Hòa Bình đã bình luận: “Bài thơ của bác Đông La là một phép thử lòng người, ai đọc chậm từng câu chữ và rung động, lặng người, ai đọc lướt rồi nhếch mép bỏ đi sẽ nói lên họ là người thế nào”.
Bài thơ nữa mình khoái là bài thơ “Chuyện đã có gì đâu”, bài này trước đây mình đã được đọc trên lóc Trà chanh chém gió của cậu DG hoành aka Dái Ghẻ, nay bỗng thấy lù lù “trồi lên, lộng lẫy và kiêu sa”, cả một đùm một đề gồm 3 bài trên báo Tiền Phong, với cái tên tác giả lẫy lừng và lạ lẫm là Phạm Khánh Sơn, hóa ra y là một đồng nghiệp với mình, và tộ sư hehe, y phải gọi mình bằng Cụ.
Chiều nay anh về vội
Lòng nhẹ tênh, hẳn rồi
Nhớ gì đâu, tóc rối
Thương gì đâu, xa xôi…
Ai thích thì có thể đọc toàn bộ ở đây http://www.tienphong.vn/van-nghe/chum-tho-pham-khanh-son-806260.tpo

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Câu hỏi đặt ra cho các chuyên gia kinh tế (Lê Đăng Doanh, Nguyễn Đức Thành...)

Bài viết của blogger Cu Nỡm (Hiệp sĩ cưỡi lừa)

link: http://cunom.blogspot.com/2015/01/tai-sao-lai-phan-oi-thanh-toan-truc.html



Tại sao việc thanh toán trực tiếp bằng nhân dân tệ bị phản đối?

Báo chí dân túy đang ồn ào phản đối đề nghị của Trung Quốc về việc thanh toán trực tiếp bằng đồng nhân dân tệ (NDT) ở Việt Nam. Muốn làm rõ vấn đề này, trước hết cần phải hiểu đề nghị thanh toán trực tiếp bằng nhân dân tệ của Trung Quốc nghĩa là gì. Thứ mà phía Trung Quốc đề nghị là settlement (kết toán) trong thương mại quốc tế chứ không phải payment (thanh toán) trong mua bán hàng ngày như ông Lê Đăng Doanh hùng hồn phát biểu trên tờ Một Thế Giới. Điều này không ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam hết.

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Thơ Đông La - Nguyễn Huy Hùng



TỔ QUỐC-NỬA BÀN CHÂN DÍNH BÙN VÀ MÁU

(Tặng thưởng thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội 1998)


ĐÔNG LA

Tổ Quốc!
Có phải bão giông của thời gian hay của đất trời
                                                       đã thổi cong cả dáng hình của mẹ?
Cái dải đất xanh mềm như dải lụa
Mà như thành đồng trước sóng gió đại dương
Một không gian bình yên êm mơ
Như chưa hề phải gồng mình  trước những tai ương của lịch sử!
Việt Nam - Tổ Quốc tôi như thế!              
***
Từ tuổi ấu thơ con đã biết đến Người qua từng trang sách 
        Vó ngựa quân thù như còn phả bụi vào bài vở của con
        Lửa còn táp bỏng rộp từng con chữ
Còn vẳng tiếng gươm khua tiếng xương thịt đứt lìa
Có đất nước nào lại giặc giã nhiều đến thế!
Suốt mấy thiên kỷ dài được mấy khoảnh khắc bình yên?