Ghi chú bổ sung cho entry trước: Chuyện “mốt áo dài váy đụp”
Pantalon: Ta gọi là quần
phăng là do chữ “pan” này, cũng có khi gọi là quần Tây hoặc quần Âu để phân biệt
với quần ta.
Chemise : Áo, giờ vẫn
gọi theo tiếng Tây là sơ-mi.
Maillot : Áo may-ô.
Jean: Quần gin, quần bò
Ceinture : Bây giờ
thường dùng chữ dây lưng hơn.
Thongs : Tiếng Anh
dùng để chỉ dép tông Lào, tông Thái.
Slips: Đích thị là cái xì-líp
còn gọi là sịp
Corset: Nịt ngực, dùng để
ép, bó cho nhỏ bầu vú đi.
Soutien: Nâng ngực, làm
tôn cao bầu vú.
Bên ta, xu-chiêng và
cooc-xê hay bị dùng lẫn lộn mặc dù chức năng của chúng là trái ngược nhau. Tuy
nhiên giờ người ta dùng chữ “áo ngực” là ổn thỏa.
Caleçon : Chính là
cái quần xà lỏn của Tây.
-----------
Tìm
hiểu nguồn gốc những lời lẽ đao to búa lớn nhất của các đại lão anh hùng nhân
danh đủ thứ để ném đá mốt “áo dài váy đụp” thì hóa ra vấn đề lại không phải ở chỗ bộ áo váy ấy xấu hay
đẹp, kín đáo hay hở hang, tiện dụng hay bất tiện, truyền thống hay lai căng. Trong
xu thế bài Tàu theo kiểu quáng gà, các lão anh hùng bỗng khăng khăng “phát hiện”
ra rằng cái mốt “áo dài váy đụp” ấy là thời trang xuân hè năm 2016 của Trung quốc,
cho nên những người sử dụng nó bỗng trở thành những kẻ “xúc phạm quốc phục” và “làm
nhục quốc thể”.
Nhưng có đúng “áo dài váy đụp” là mốt của Tàu mà ta bắt chước hay không,
hay ngược lại, hãy cùng tìm hiểu.
1. Áo dài diện với váy đụp:
Theo cách “truyền thống” thì cái áo dài phải dài và được mặc với quần lụa
ống rộng để tạo dáng thướt tha mềm mại. Nhưng từ năm 2005, cái áo dài đã được “cách
tân” bằng cách cắt bớt đến trên đầu gối như hiện nay và diện cùng quần ống bó. Nhưng
chỉ đến năm 2016, các bạn nữ trẻ mới “phá cách” đồng loạt khi diện cái áo dài
ngắn vạt này cùng với quần kaki ống bó và cả quần bò. Ấy thế nhưng năm ngoái tịnh
không hề có một nhà bảo vệ quốc phục hay quốc thể lên tiếng.
Áo dài lửng diện cùng quần ống bó, model từ 2005(ảnh: Bảo tàng áo dài Việt) |
Chứ còn áo dài mặc cùng với váy thì lại là một “mốt” có từ thời xa lắc
xa lơ của các mợ xứ Đàng Ngoài.
Sách Lê Triều Chiếu Lịnh Thiện
Chính, (Nguyễn Sĩ Giác phiên âm và dịch nghĩa, Vũ Văn Mẫu đề tựa, Luật Khoa
Đại Học xuất bản, nhà in Bình Minh, Saigon, 1961) chép:
Năm Cảnh Trị thứ ba (1665) có sắc lệnh Vua Lê Huyền ban ra: “Áo đàn ông
thì có thắt lưng và quần có ống chân, áo
đàn bà con gái thì không có thắt lưng, quần không có hai ống, từ xưa đến nay
vốn đã có cổ tục như thế”.
Hơn nữa, từ xa xưa, các mợ người Chăm đã mặc áo dài cùng với váy và bây
giờ họ vẫn cứ mặc như thế.
Áo dài lửng và váy người Chăm |
Vậy thì không thể bảo rằng việc kết hợp áo dài với váy là đặc sản của
riêng Tàu.
2. Áo dài:
Cái “áo dài truyền thống” của phụ nữ Việt có từ bao giờ? Đó là câu hỏi
còn gây nhiều tranh luận. Một số người cho rằng áo dài Chăm cùng với cái áo giao
lãnh hay áo tứ thân mới là cội nguồn của cái áo dài truyền thống.
Trang phục Việt cổ thể hiện trên kiếm đồng Đông Sơn. |
Nhiều người khẳng định Họa sĩ Cát Tường là người “khai sinh” ra cái áo
dài hiện đại vào năm 1934, lúc bấy giờ gọi là áo le Mur (chơi chữ, vì Cát Tường
nghĩa Hán là điềm lành chứ không liên quan gì đến Le mur, là bức tường, tiếng
Pháp).
Quảng cáo và hình ảnh áo Le Mur trên báo thời 1934 |
Nhưng có lẽ đó chỉ là một ngộ nhận như tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh
(Paris) nhận xét, trước ông Tường rất lâu, người Việt đã mặc áo dài.
Tranh vẽ một phụ nữ miền Nam in kèm bài "Des habitants de la Cochinchine" (cuộc sống ở Nam kì) viết ngày 8/1/1859, in lại trong sách L'Indochine, Illustration |
Xem ra thì ông “le Mur” Cát Tường chỉ cải biên theo kiểu Tây hóa cái áo
dài “thời đàng cựu” mà thôi. Ông thay đổi về màu sắc từ màu thâm nâu truyền thống
sang các màu trắng sáng, điều chỉnh độ rộng, đặc biệt là sửa lại cái quần cho
nó “bó sát mông, xuống đùi hơi rộng và gấu quần hơi loe ra một chút để khi
đi, dáng được tha thướt” (theo ông Nguyễn Trọng Hiến, California, con trai họa sĩ).
Chính vì thế mà lúc bấy giờ, người ta còn gọi đây là áo dài tân thời
(nghĩa là trước đó phải có cái áo dài “cựu thời”). Các cô mặc “tân thời”, nhất
là các cô diện với quần sa tanh trắng thì được liệt vào hạng “đĩ thõa” chứ
không chỉ bị ném đá như với món “áo
dài váy đụp” thời nay. Ai không tin xin mời đọc lại Cô Kếu, gái tân thời của Nguyễn Công Hoan hay Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Ấy thế mà ngày nay cái trang phục “mất nết” ấy lại trở thành quốc phục.
3. Váy đụp
Tranh do Oger vẽ năm 1909. Dòng chữ Nho: “dã phụ y thử quần, tục danh quần đùm” có nghĩa là “quần” của đàn bà nơi thôn dã, tục gọi là “quần” đùm”. |
Khác với cái áo dài “tân thời”, cái “váy đụp” thì quả đúng là “quốc
phục” với các mợ Giao Chỉ nhà mình. Trong kho tàng câu đố Việt Nam, các cụ khẳng
định bản quyền rõ ràng thế này:
Vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu,
Bên ta thì có, bên Tàu thì không.
Liệu các cụ có võ đoán quá không? Chỉ biết sách Đại Việt sử ký toàn thư còn
chép rằng: (Năm 1414,) “nhà Minh cấm con trai
con gái không được cắt tóc; đàn bà con gái thì mặc áo ngắn quần dài, hoá theo
phong tục phương Bắc”.
Hóa ra, thời nhà Minh, khi xâm lược và đô hộ nước ta, thì phong kiến
phương Bắc đã mưu toan triệt hạ ngay cái “váy đụp” và bắt con cháu bà Trưng bà Triệu phải mặc “áo ngắn quần dài” như đàn
bà xứ họ, quyết nhằm mục đích “đồng hóa” dân tộc Việt.
Thử hỏi, cái “váy đụp” nếu chẳng phải là “quốc phục” Việt Nam thì bọn
Tàu đưa nó vào danh mục “triệt hạ” làm gì?
Vậy mà thời nhà Nguyễn, có một sự kiện nổi tiếng xảy ra vào năm 1837, khi
vua Minh Mạng vì quá sùng bái lối ăn mặc của Tàu mà ban hành một văn bản lạ, cấm lưu hành cái “váy đụp”.
Đại Nam Thực Lục Chính Biên, đệ nhị kỷ, quyển 184 ghi lại như sau:
“…Kể đã ngoài 10 năm, mà ở
Đàng Ngoài bọn ngu phu, ngu phụ vẫn cứ chần chừ chưa chịu đổi thay. Từ Quảng Bình trở vào Nam, hết thảy đã ăn
mặc theo lối nhà Hán, nhà Minh, mũ mãng, áo quần đều chỉnh tề, tươm tất. Còn
dân Bắc Kỳ cứ ăn mặc theo lối cũ. Đàn ông, con trai đóng khố, đàn bà, con
gái mặc áo vạt khép vào nhau, dưới thì mặc váy.
… Nay truyền cho các viên tổng đốc, tuần phủ, bố chánh, án sát các tỉnh
phải giải thích, khuyên nhủ cho dân biết rõ ý của Trẫm. Lại ban hạn trong năm
nay tất cả phải thay đổi quần áo. Nếu năm tới còn có kẻ nào ngoan cố áo quần,
phải trị tội thật nặng”.
Nhưng cấm thì cấm, phạt thì phạt. Vả lại lệnh vua ban ra rõ ràng cấm và phạt đàn bà mặc váy, chứ đâu
có cấm, phạt kẻ cởi truồng. Thành thử chị em không quần Đàng Ngoài chẳng
những không thèm đi trốn mà còn rủ nhau đem cái tồng ngồng ra chưng với mặt
các quan:
Có quần ra quán bán hàng
Không quần ra đứng đầu làng trông quan.
Như vậy đã rõ, từ cái “áo dài”” đến cái “váy đụp” cho đến việc kết hợp hai
thứ đó hoàn toàn không phải là mốt Tàu như các lão anh hùng nhân danh quốc phục với chả quốc thể bi bô bình loạn. Vua
cấm còn đếch được nữa là các quan anh.
Chị em ta hãy cứ thản nhiên mà khoe mốt “áo dài váy đụp”. Nhưng nhớ giùm
tôi là đừng học theo cách các bà các cụ xưa, là đem cái tồng ngồng mà gí tuốt vào mặt họ.
--------
chăn ga gối đệm
Trả lờiXóaNói nốt, chuyện "áo dài https://aodaicachtan.xyz/ váy đụp"
Trả lờiXóabài viết hay
Trả lờiXóa