Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Tiễn anh Thăng





------------


Bác Thăng nay đã thăng rồi,
Ôn câu chuyện cũ ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ cái thuở Sông Đà ngày nọ,
Cán bộ Đoàn tuy khổ mà vui;
Ra sân một lũ đen thui,
Quần đùi áo rách ai cười mặc ai
Cũng có lúc trổ tài ca nhạc
Xách đàn lên quang quác tình ca;
Có khi tầng gác Ka ra
Không ôm thì đã chẳng là Ô kê;

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

“Cải cách” chữ Việt là sự nghiệp của “quần chúng”!



------------------


Như entry trước đã viết, trong lịch sử gần 400 năm của chữ Việt, đã có vài chục lần các bậc  “tiền bối”, cả Tây lẫn ta, đề xuất ý tưởng “cải cách”, riêng chỉ có ông PGS. TS Bùi Hiền là bị “đám quần chúng không hiểu gì cứ ào ào vào ném đá” (lời của TS Đoàn Hương). 
Trong bài viết “Chữ quốc ngữ”, trên tờ Đông Dương tạp chí, số 33, năm  1913, ông Nguyễn Văn Vĩnh từng than: “Mấy năm nay có người bàn cách sửa đổi chữ quốc ngữ cho phải lẽ nhưng chẳng lý nào bằng thói quen của người ta, cho nên tuy đã có nghị định y lối Kuốk-ngữ tân-thứk, mà không ai chịu theo, tân thứk lại mang tiếng oan rằng khéo vẽ vời cho nhiễu sự”.

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Làm thế nào để “quần chúng” bớt ném đá?



---------------------

Chữ “quần chúng”, nguyên là của bà TS. Đoàn Hương, khi nhận xét về hiện tượng dân mạng ào ào ném đá cái “đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt” của PGS.TS Bùi Hiền. Nguyên văn, bà Hương nói thế này: “một công trình khoa học (cho nên) phải có các nhà khoa học định đoạt chứ không phải là đám quần chúng không hiểu gì cứ ào ào vào ném đá…”.  
Khốn nạn thay, ngay sau khi lên tiếng, thì đến lượt bà Đoàn Hương lại nhận thêm những trận mưa gạch từ những người nhân danh “quần chúng”.
Bà Hương nói đúng hay sai, chưa biết. Nhưng không ít người cho rằng phát biểu của bà Hương là xách mé và “xúc phạm” đến “quần chúng”.
Cái “dại” của bà Hương là ở chỗ bà đã cả gan gọi “quần chúng” là “đám”, đã vậy, lại còn thêm mấy chữ “không hiểu gì” bổ nghĩa cho “quần chúng”, nên bị ném đá là phải.

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Cải cách chữ quốc ngữ, chuyện không có gì phải ầm ĩ



---------------
Đề xuất của PGS TS Bùi Hiền về việc cải cách chữ quốc ngữ đang làm dậy sóng dư luận hoàn toàn không phải là câu chuyện mới và lạ. Để có cái chữ như ta hiện đang viết và đọc hẳn phải có nhiều lần cải cách
Vì, thuở ban sơ, ngài Igesico Văn Tín viết như thế này, bây giờ đố ai đọc hiểu:

Dòng cuối lá thư đề ngày “mươy hay thánh chính D.C.J. ra đờy một nghìn sáu tram nam muoy chinh”, nghĩa là ngày viết thư là ngày “12-9-1659, (sau khi) Đức Chúa Jesu ra đời” .
Như vậy, sau hơn ba thế kỉ, chữ Việt dần được định hình như hiện tại dĩ nhiên phải nhờ vào rất nhiều sự cải tiến và cả cải lùi, và hình như việc ấy không chỉ là việc riêng của các vị giáo sư.
Locliec xin điểm lại các lần “cải cách” đã được ghi nhận trong lịch sử chữ quốc ngữ: