Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

Nôm na về Đặc khu kinh tế


Bên kia sự thần kỳ của các đặc khu kinh tế là gì?
---------------


Special Economic Zones – (SEZs), nôm na là Đặc khu kinh tế, vốn có lịch sử hình thành cách nay nhiều trăm năm. Tiền thân xưa nhất của SEZs là cái “cảng tự do” tại Genoi (Ý) khai sinh năm 1547 và sau đó là các khu mậu dịch tự do ở Singapore (1819), Hồng Kông (1842) và Hamburg (Đức, 1888).
Rất nhiều đặc khu kinh tế đã thành công trên thế giới, đem lại sự thần kỳ trong phát triển kinh tế tại nhiều đất nước, nhưng tỷ lệ thất bại cũng chiếm đến 50%. Nói nôm na là “năm ăn năm thua”.
Thành công nhất có thể kể đến đặc khu kinh tế Thâm Quyến của Trung Quốc. Được lập ra năm 1980, đây chính là “Phép màu” giúp người Tàu biến một làng chài nghèo chỉ có 30.000 dân trở thành một siêu đô thị hiện đại chứa đến 12 triệu người.
Thâm Quyến đã thu hút hơn 400 nhà đầu tư trong tổng số 500 các công ty lớn nhất thế giới. Các “gã khổng lồ công nghệ” như Tencent, ZTE, hay Huawei đặt “đại bản doanh” tại đây với những tòa nhà chọc trời như Trung tâm tài chính cao cấp Ping An (559m - cao thứ 4 trên thế giới) và tòa nhà Kingkey 100 (442m – tòa nhà cao thứ 14 trên thế giới). GDP năm 2016 của Thâm Quyến đạt 294 tỷ USD, tính bình quân đầu người là 25.790USD. Tổng sản lượng kinh tế của đặc khu này còn cao hơn Bồ Đào Nha, Ireland.
Tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), hơn một nửa các “Đặc khu” cùa xứ sở này tập trung tại Dubai (27/50). Ban hành Luật đặc khu từ năm 1985, không phải dầu mỏ, mà chính SEZs mới là “phép màu” giúp cho Dubai “biến cát thành vàng” với những câu chuyện khó tin như thu nhập của người ăn xin ở đây là 55 triệu đồng /ngày (9.000 AED) hay những máy ATM chỉ dùng đế rút vàng ròng chứ không biết nhả tiền…
Cho nên bất chấp chuyện “năm ăn năm thua”, xu thế đầu tư của thời đại vẫn cứ là SEZs và SEZs. Số liệu của Tạp chí kinh tế thế giới chỉ ra rằng, nếu như năm 1975 mới chỉ có 665 khu kinh tế được thành lập ở 19 quốc gia, thì đến 2015 đã có khoảng 4.500 khu kinh tế mở ra tại 140 quốc gia.
Biểu đồ tăng trưởng số lượng các "Đặc khu kinh tế" trên thế giới cho thấy xu thế SEZs vẫn phát triển, 
bất chấp chuyện "năm ăn năm thua"

Trong khi các “chuyên gia kinh tế” xứ Annam ta vẫn còn đang sôi nổi bàn lùi và ném gạch vào vụ Chính phủ dự định thành lập nhõn có 3 cái “Đặc khu” thì tại Ấn Độ, đã có tới 560 “cái” được Nhà nước cấp phép.
Thật ra, trong số 560 "đặc khu" đó chỉ có 187 “cái” được đưa vào hoạt động (số liệu 2016). Điều đó có nghĩa là tỷ lệ “hỏng ăn” của SEZs xứ Cà ri không chỉ là “năm ăn năm thua” nữa, mà lên đến “ba ăn bẩy thua”. 
Nhưng dẫu chỉ có “ba ăn”, thì các SEZs tại đây cũng đã tạo ra hơn 840.000 việc làm cho người Ấn. Tính đến năm tài chính 2011-12, trên 36,5 tỷ USD đã được đầu tư vào đây. Xuất khẩu của Ấn Độ đã tăng trưởng trong vòng tám năm từ 2,5 tỷ USD trong năm 2003-04 lên khoảng 65 tỷ USD trong năm 2011-12 (chiếm 23% tổng xuất khẩu của Ấn Độ).
Hình ảnh có liên quan
Thành công ở Tàu và "thất bại" ở Ấn
Nhìn loanh quanh sang Đông Nam Á, thì người Philippines đã ban hành Đạo luật Khu Kinh tế Đặc biệt từ năm 1995, và đến nay họ có khoảng 200 SEZs. Người Thái sơ sơ đếm được 11 cái “đặc khu”, trải dài khắp biên giới với 4 nước lân bang, nhưng số lượng trên chỉ bằng một nửa so với người Miên (22 cái và ban hành Luật năm 2005).  
Xứ Mã Lai thì chỉ cần một Khu Kinh tế bờ  Đông (East Coast Economic Region, 2008) đã mang về 23 tỷ RM cho GDP quốc gia và tạo ra 220.000 việc làm. Cho đến cuối năm 2013, khu vực này đã thu hút được 800,8 tỷ USD đầu tư.
Annam ta dĩ nhiên cũng đã manh nha ý tưởng về SEZs từ những năm 1990 cơ, và ai đó đã chọn Chu Lai làm thí điểm. Cùng lúc ấy, các tỷ phú Dubai xứ UAE muốn đầu tư 200 tỷ USD vào Phú Yên mà thủ tục mãi không xong. Mà làm sao có thể xong, vì muốn xong phải có Luật “đặc khu” cái đã. Riêng bác gì Hà Tĩnh làm cú “vượt đèn đỏ” 70 năm thuê đất cho Formosa, (mà thật ra cũng chẳng “vượt” đâu, đèn xanh đèn vàng loạn cả đấy), thì bao nhiêu công lao sau vụ "xả thải trái phép" bỗng hóa thành công cốc. Giờ ai ngu gì mà "vượt rào" nữa!.
Bây giờ lại nôm na cho dễ hiểu, việc thành lập các “Đặc khu kinh tế” cũng giống như làm tổ để nuôi chim yến. Phải xem hướng gió, chọn nơi thích hợp, không có cây cao lại gần ao hồ đề làm nhà, rồi trong nhà phải cung cấp nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng thích hợp…
Sau đó thì phải tạo âm thanh, hoặc là rải chất tạo mùi để mà réo rắt gọi mời.
Nói chung là phải tốn tiền. Nhưng tốn mấy cũng chả ngại, ngại nhất là con vợ nó bàn lùi, rồi nó lại xúi mấy đứa ranh con hô phản đối, phản đối...
Làm nhà giỏi thì yến nó về nó làm tổ. Tổ yến làm từ nước dãi của chính nó, may mà được dãi màu đỏ (còn gọi là yến huyết) thì kể như trúng số độc đắc, còn không thì có tổ yến thường (yến trắng) kể như cũng đã tưng bừng thắng lợi.
Yến không về, hãy tự trách mình ngu, làm nhà không khéo. Đừng trách yến kia bạc bẽo không về.
Làm nhà dụ yến đã khó, đây ta làm cái “đặc khu” để mà dụ con Tư bản toàn thế giới liên hiệp lại thì dĩ nhiên còn gian nan cực nhục hơn nhiều.
Nhưng mà các cụ dạy rồi, “có chí làm quan, có gan làm giàu”.
Chứ còn chưa thông qua Luật đã sợ vãi đái rồi thì chỉ có nước suốt đời bốc… cứt mà ăn nhé. 

Nôm na vậy đi!

----------------



3 nhận xét:

  1. nó cho thấy dân giờ đéo tin vào nhà nước cái gì. à mà viết đéo ai đọc thì viết làm đéo gì cô L.

    Trả lờiXóa