------
Hàng năm
trên thế giới có khoảng 8,9 triệu người bị viêm tụy cấp và mạn, trong số đó
khoảng 132.000 người thiệt mạng. Trong đó nhóm viêm tụy cấp tỷ lệ thiệt mạng từ
10 - 15%. Riêng với viêm tụy cấp thể hoại tử, tỷ lệ tử vong có thể tới 40%.
Ngay cả
ở những trung tâm hồi sức tốt nhất trên thế giới, bệnh nhân bị viêm tụy cấp có
suy đa tạng nguy cơ thiệt mạng cũng lên tới 30%.
Người
bệnh càng suy nhiều tạng, nguy cơ thiệt mạng càng cao và nếu suy nặng tất cả
các tạng trong cơ thể thì nguy cơ thiệt mạng lên tới 99 -100%.
Tuy vậy,
cái chết mới đây của một nam thanh niên được bệnh viện Chợ Rẫy điều trị bệnh
viêm tụy cấp lại gây ra nhiều tranh cãi trên cộng đồng mạng.
Nhiều cư
dân mạng lên tiếng trách móc, thậm chí thóa mạ các y bác sĩ, sau khi mẹ bệnh
nhân, là một Việt kiều tại Mỹ, tố Bệnh viện Chợ Rẫy tắc trách, sai sót trong
điều trị và nhất là không kịp thời chuyển bệnh
nhân đi Mỹ để điều trị.
Nguồn:
http://infonet.vn/vu-tu-vong-do-viem-tuy-cap-o-bv-cho-ray-chuyen-benh-nhan-di-my-de-hay-kho-post274780.info
Vụ tử vong do viêm tuỵ cấp ở BV Chợ Rẫy: Chuyển bệnh nhân đi Mỹ dễ hay
khó?
21:21 - 16/09/2018
BS Trần Văn Phúc
Vụ việc nam thanh
niên 19 tuổi tử vong do viêm tuỵ cấp ở Bệnh viện Chợ Rẫy được dư luận chú ý,
tuy nhiên theo nhiều bác sĩ với bệnh viêm tuỵ cấp rất nguy hiểm và nguy cơ tử
vong cao hơn nữa việc đi Mỹ không dễ như bà mẹ chia sẻ.
Viêm tuỵ
cấp là gì?
Số liệu
thống kê ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 15 nghìn bệnh nhân tử vong do viêm tụy cấp
(VTC), cứ 10 trường hợp VTC nặng thì 3 – 4 người chết, những người sống sót sẽ
rời viện trong trạng thái sức khỏe đã bị tổn hại nghiêm trọng.
Bình
thường, tụy tiết ra các tiền chất khi xuống ruột sẽ được hoạt hóa trở thành các
Enzyme tiêu hóa thức ăn như tinh bột, đạm, chất béo. Vì lí do nào đó, các tiền
chất vừa mới tiết ra đã bị hoạt hóa ngay tại tụy, trở thành các Enzyme tiêu hủy
luôn nhu mô tụy, gây nên tình trạng viêm và hoại tử; các chất độc giải phóng từ
tế bào chết sẽ khiến cho bệnh nhân bị mất mạng.Vì tính phổ biến và sự nghiêm
trọng của căn bệnh này, cộng đồng y khoa thế giới ngay từ năm 1992 đã họp ở
Atlanta để thống nhất tiêu chuẩn chẩn đoán, phác đồ điều trị, phương thức cập
nhật kiến thức VTC cho tất cả các quốc gia.
Đó là
những lí do để các bệnh viện ở Mỹ chưa phải là thiên đường cứu sống bệnh nhân
VTC.
Đứng
trước một bệnh nhân VTC, bác sĩ luôn phải thận trọng trong việc diễn giải và
hành động, cho dù đó là bác sĩ giỏi nhất và thường xuyên cập nhật kiến thức.
Nhưng
thật tiếc, câu chuyện bệnh nhân 19 tuổi tử vong ở Bệnh viện Chợ Rẫy khi được
chia sẻ trên mạng xã hội, nó không dừng lại ở nỗi đau của một gia đình, mà thổi
bùng thành một cơn sốt trong cộng đồng, làm tổn thương sâu sắc cả 2 phía là
người dân trong xã hội và nhân viên y tế trong hệ thống y khoa.
Trong
câu chuyện này, các trang mạng xã hội đã làm mờ ranh giới giữa cộng đồng với
cuộc sống cá nhân, các bài viết và ý kiến bày tỏ quan điểm của nhiều người còn
thiếu đúng đắn, đã dẫn dắt dư luận nhìn theo hướng cực đoan, làm cho chính
những người trong cuộc cũng bị mất kiểm soát.
Đi Mỹ dễ
hay khó?
Trên tài
khoản FB nhận là mẹ của bệnh nhân viết nguyện vọng đưa con sang Mỹ điều trị.
Theo nội dung của Status, chuyến bay SOS gồm 1 bác sĩ Mỹ và 2 trợ lí, cùng máy
móc tối tân, chi phí 7 tỉ đồng. Tiền chữa trị từ 1,5 – 2 triệu đô la. Điều kiện
làm VISA là một bản tóm tắt bệnh án bằng tiếng Anh và giấy xác nhận căn bệnh
này ở Việt Nam không chữa được.
Nhưng sự
việc không đơn giản như vậy. Để đưa được bệnh nhân sang Mỹ điều trị, việc đầu
tiên là Bệnh viện Chợ Rẫy phải cung cấp Medical Report, bệnh viện bên Mỹ căn cứ
vào đó và qua trao đổi điện thoại hoặc các hình thức khác để đánh giá tình
trạng bệnh nhân, từ đó quyết định nhận hay không nhận điều trị.
Bước thứ
2, là đơn vị vận chuyển đánh giá bệnh nhân. Cụ thể, bệnh nhân ICU (điều trị
tích cực) thì phải vận chuyển bằng máy bay SOS với đầy đủ các phương tiện và
nhân lực cấp cứu. Tuy nhiên, thời gian bay mất khoảng 18 tiếng, trong khi máy
bay SOS chưa được trang bị máy lọc máu, nên đơn vị vận chuyển sẽ từ chối.
Giả sử
bệnh nhân không phải lọc máu, tức là máy bay SOS nhận vận chuyển, thì bước tiếp
theo sẽ là cơ quan bảo hiểm Mỹ khảo sát bệnh nhân. Thời gian khảo sát của bảo
hiểm cũng khá lâu, rồi báo giá thỏa thuận để kí hợp đồng bảo hiểm, cũng phải
mất 2 – 3 ngày.
Chứng
minh năng lực tài chính, mà cụ thể là số tiền như người mẹ nói, là 7 tỉ và 2
triệu đô la, tức là khoảng trên dưới 55 tỉ đồng. Phải chứng minh tiền sạch,
không trốn thuế, với hàng đống giấy tờ và mất nhiều thời gian.
Tiếp
theo là bước làm VISA khẩn cấp, để nhanh phải có sự bảo lãnh của bệnh viện tiếp
nhận, hoặc có sự bảo trợ của thượng nghị sĩ như bà mẹ viết trên Facebook.
Bắt buộc
phải có phiên dịch chuyên môn y khoa. Phải kí cam kết không được có ý kiến vào
quá trình chẩn đoán và điều trị, bất kì sự can thiệp nào vào chuyên môn sẽ bị
bệnh viện bên Mỹ từ chối điều trị tiếp.
Nói
chung, thủ tục đi Mỹ điều trị với bệnh nhân ICU rất khó để có thể làm được.
Nhớ lại
câu chuyện bà Helen Huỳnh sống ở Mỹ, bị ung thư máu. Em gái bà là người duy
nhất đủ tiêu chuẩn để hiến tủy cho chị. Có 3 bệnh viện ở Mỹ đứng ra hỗ trợ làm
thủ tục để em gái sang Mỹ, nhưng suốt 4 tháng trời nỗ lực bất thành, chính phủ
Mỹ kiên quyết từ chối mặc dù mọi thủ tục đều tốt đẹp, trừ mỗi cuộc phỏng vấn
kéo dài 3 phút là bà không vượt qua, Lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn đã chiếu cố cho
phỏng vấn đến lần thứ 3 nhưng vẫn trượt.
Gia đình
bà Helen Huỳnh đã gõ cửa các nơi cầu cứu, trong đó có Dân biểu Lowenthal,
Thượng nghị sĩ Harris, Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn, nhưng đều chẳng đi đến đâu.
Cuối cùng, bà Helen Huỳnh phải chấp nhận cái chết trên giường ICU tại Mỹ, sau 4
tháng mòn mỏi chờ đợi.
Làm thủ
tục đi Mỹ điều trị bệnh không dễ, nhất là bệnh nhân ICU, nên những người Việt
có tiền thường chọn cách đi Singapore vì không phải làm Visa, các thủ tục lại
khá đơn giản. Nhưng cái dở khi đi Singapore, là khi hết tiền điều trị, thì cho
dù bệnh có nặng đến mấy cũng bị đuổi ra khỏi viện. Hơn nữa, trong quá trình
điều trị, nếu bác sĩ có sơ suất gây tử vong, thì cũng miễn ý kiến vì bác sĩ họ
trả lời năng lực của họ chỉ đến đó.
Trong
câu chuyện bệnh nhân 19 tuổi tử vong do VTC ở Bệnh viện Chợ Rẫy, người mẹ do
quá sốt ruột và nôn nóng, bà đã gọi điện sang Mỹ và mọi thông tin đưa con sang
Mỹ điều trị cũng chỉ biết qua điện thoại. Ngay như thông tin bác sĩ bên Mỹ muốn
gửi thuốc về điều trị, cũng không phù hợp vì chuẩn chất lượng của Mỹ gọi là JCI
quy định, bác sĩ không có quyền kê đơn và gửi thuốc từ xa như vậy.
Trong
hoàn cảnh của bà mẹ đi xa có con ở nhà bệnh nặng và tử vong, chẳng ai có thể
phán xét những bức xúc của bà. Cái đáng trách là những người ngoài cuộc, đáng
ra họ cần có cái nhìn bình tĩnh, thấu đáo, để chia sẻ những bài viết hay bình
luận có trách nhiệm; thay vì mượn những lời bức xúc trong lúc không tỉnh táo
của bà mẹ, để công kích và hạ nhục đội ngũ y bác sĩ.
-----------
Xứ Cứt Nát đòi qua miền Bít tết thì phải khó thôi hehe
Trả lờiXóaCứ như các bố mày đây ,VC chưa đến đã tụt bỏ quân phục ,mặc quần xà lỏn chạy tồng ngồng ra sân bay đu càng thì Mẽo nó mới cho vào không cần VIsa nhập cảnh
Trả lờiXóaBỏn nhận thằng xà lỏn nhưng công dân CHXHCN Lừa quốc thì không có cửa.
XóaVậy mới đau hehe.
ở Việt Nam điều trị tốt hơn đó
Trả lờiXóa