Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

Emanuel Macron - gà nuốt dây thun







-----------

Tham vọng:
Kể từ khi lên nắm quyền Tổng thống Pháp cách đây 18 tháng, chàng trẻ tuổi Emmanuel Macron dường như vẫn đang mộng du cùng những chính sách đầy tham vọng.
Thời cơ vàng để chú trống choai Macron nổi lên như một nhà lãnh đạo mới của Âu Châu hiện ra trong bối cảnh Thủ tướng Đức quyền lực Angela Merkel thất bại trước phe cựu hữu mới nổi và phải từ chức chủ tịch đảng cầm quyền, Ý rơi vào vòng xoáy của những đảng dân túy và nước Anh thì vẫn đang loay hoay trong việc tách khỏi EU…

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2018

Phong trào áo khoác vàng ở Pháp



----------


Liên tục trong gần một tháng qua, hàng triệu lượt người dân Pháp đã xuống đường thực hiện những cuộc biểu tình bạo động lớn nhất trong vòng 50 năm qua để phản đối Tổng thống Emmanuel Macron và chính sách tăng thuế xăng dầu của chính phủ. Phong trào “Áo khoác vàng” hiện cũng đang lan ra trên các nước Bỉ và Hà Lan.
Những người tham gia biểu tình đều mang dấu hiệu dễ nhận biết qua chiếc áo khoác màu vàng (tiếng Pháp gọi là “gilets jaunes”) mà họ khoác trên người.
Đó là những chiếc áo bảo hộ màu vàng và có sọc phản quang, ở nước Pháp được sử dụng phổ biến cho những người đi xe hai bánh hay những công nhân làm việc trên các xa lộ. Khoảng từ năm 2008, chính phủ Pháp buộc các chủ xe hơi cũng phải trang bị trong xe một cái “gilets jaunes” như thế,  phòng khi có sự cố trên đường.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Những kẻ tòng phạm với Khmer đỏ liệu có phải ra toà?






-----------
Hôm 16/11/2018, Tòa án quốc tế xét xử tội ác Khmer đỏ tại Campuchia (ECCC), với sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, phán quyết rằng chính quyền Khmer đỏ đã phạm tội diệt chủng tại Kampuchea trong giai đoạn từ năm 1975-1979.
Hai trong số các thành viên cốt cán của Khmer đỏ là Nuon Chea và Khieu Samphan bị tuyên là đã phạm nhiều tội ác chống lại loài người - bao gồm giết người, nô lệ và tra tấn - và các vi phạm trong các Công ước Geneva. Trùm thủ lĩnh Pol Pot, kẻ chủ mưu, cùng các “đồ tể” như Ta Mok hay Ieng Sary đã… kịp chết trước khi tòa nghị án.
“Phán quyết lịch sử” này được các thẩm phán đưa ra sau tròn 4 thập kỷ và tiêu tốn hết 318,9 triệu USD
Dẫu có muộn, phiên tòa này vẫn là sự thừa nhận chính thức đầu tiên rằng chế độ Khmer đỏ đã thực hiện một sự diệt chủng như đã được luật pháp quốc tế định nghĩa.
Bản án lần này của ECCC cũng là minh chứng rõ nét việc Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Kampuchea phải được coi là quyền tự vệ chính đáng đồng thời còn là sự can thiệp nhân đạo kịp thời, giúp nhân dân Kampuchia thoát khỏi họa diệt chủng.
Nhưng nếu công lý quốc tế không phải là một tấn tuồng hài, thì ECCC sẽ phải tiếp tục lôi cổ những kẻ tòng phạm với Khmer đỏ ra trước tòa.

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Tư liệu: “Tuyên cáo độc lập” của Bảo Đại được ký như thế nào?




----------


Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, Triều đình Huế công bố bản “Tuyên cáo Độc Lập” do vua Bảo Đại cùng 6 vị Thượng thư thuộc Viện Cơ mật triều đình Huế ký ngày 11/3/1945.
Văn bản này do ai viết? Tâm thế và tư thế của những người tham gia ký văn bản này ra sao?

Để góp phần giải đáp các câu hỏi này, xin giới thiệu bài viết của nhà báo Nguyễn KỲ-NAM đăng trên báo Tin Điển số 75 (Năm Thứ nhứt) ra ngày 7/5/1946, in tại Sài Gòn.
Nhà báo Nguyễn Kỳ Nam tên thật là Nguyễn Thế Phương, bút danh phổ biến khác là Nam Đình.
Ông sinh năm 1906 tại Sài Gòn, từng làm phóng viên của nhiều tờ báo. Những năm 30, ông chủ trương tờ Đuốc công lý, rồi làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút nhật báo Thần chung.
Sau khi Triều đình Huế công bố bản “Tuyên cáo Độc Lập”, ông tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim với vai trò là Đổng lý văn phòng của Bộ Tư pháp và làm báo Tin Điển. Việc trò chuyện với cụ Phạm Quỳnh (như bài viết ghi lại dưới đây) hẳn phải diễn ra quanh thời điểm này.
Dưới thời Ngô Đình Diệm, Nguyễn Kỳ Nam (Nam Đình) vẫn tiếp tục làm báo. Tờ báo của ông đã nhiều lần bị nhà cầm quyền đàn áp vì “khác chủ trương”.  Năm 1963, sau khi Diệm bị phe đảo chính giết chết, Nam Đình lại tiếp tục cộng tác với báo Đuốc nhà Nam, Dân chủ mới...
Ông mất tại Pháp năm 1978.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Ai là là người “tiếc máu Mỹ” nhất?




Câu hỏi này được đặt ra nhân đọc lại tài liệu về Phong trào phản chiến ở Mỹ, và chợt nhớ ra Trần Đĩnh, tác giả cuốn Đèn cù, cũng bảo rằng y “tiếc cho cả máu Mỹ”.
Ăn theo và ăn bẩn đến thế là cùng.

 ---------

Tiến hành cuộc chiến xâm lược tại Việt Nam kéo dài suốt 5 đời Tổng thống - nước Mỹ đã phải trả giá bằng rất, rất nhiều máu Mỹ.
Tổng số thương vong của binh lính Hoa Kỳ ở Việt Nam là 365.157, trong đó có 58.168 người chết trong lúc giao tranh (kill in action) và 1.875 người mất tích. Con số này vượt quá số thương vong của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh Triều Tiên.
Trong số 58.168 người Mỹ chết trận, thì có 7.878 sĩ quan, trong đó có 426 tư lệnh và sĩ quan chỉ huy, trong số này lại có 37 người mang quân hàm cấp tướng.
Trong số 303.704 lính Mỹ bị thương, có 153.329 người bị thương nặng phải nằm bệnh viện dài ngày. Ngoài ra, có khoảng 20.000 lính Mỹ cũng phải điều trị lâu dài vì nhiễm chất da cam do chính Mỹ rải ở Việt Nam.
Lại có khoảng 200 ngàn lính Mỹ sa vào nghiện ngập ma túy và hàng trăm ngàn lính Mỹ khi về nước đã mắc chứng rối loạn tâm thần, dân Mỹ gọi là Hội chứng Việt Nam.
Nào, giờ thì hãy bình chọn ai là người “tiếc máu Mỹ” nhất?

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Sự nguy hiểm của ông Lưu Bình Nhưỡng



Kết quả hình ảnh cho Lưu Bình Nhưỡng
-------------------
Chẳng biết từ lúc nào, dân chơi trên mạng đã sáng tạo ra câu thành ngữ: “Đã ngu lại còn nguy hiểm”. Xin nói trước, chuyện ông Lưu Bình Nhưỡng ngu hay khôn tôi không dám bàn loạn vì cái bằng Tiến sĩ Luật của ông tự nó đã là một bằng chứng chứng tỏ ông rất khôn. Trong bài viết này tôi chỉ nói về sự nguy hiểm của ông Lưu Bình Nhưỡng thể hiện qua các phiên chất vấn tại Quốc hội trong ngày 31/10 và 01/11/2018 vừa rồi. Tại đó, các số liệu và nhận định “vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp” do ông Lưu Bình Nhưỡng nêu ra đã làm “dậy sóng” nghị trường.

Cụ thể, ông Lưu Bình Nhưỡng tố rằng: “Vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp. Không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm trong tống đạt 100%... Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng”.
Đại khái, cách tính của ông Nhưỡng như sau:

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Vài bài thơ về “cụ Ngô”, in tại Sài Gòn, 1969






------------
Chín năm nắm quyền Việt Nam cọng hành đệ I của “chí sĩ Ngô Đình Diệm” mang lại cho gia đình và dòng họ “cụ” một số lượng kha khá những bài thơ “khen”, được lưu truyền trong dân Nam bộ.
Dưới đây chép lại một số bài đã được in trong tập Thi ca châm biếm và trào lộng Việt Nam do Nhà sách Khai trí xuất bản năm 1969, tại Sài Gòn.
Xin cung cấp cho mấy nhà rân trủ làm hành trang tưởng niệm “cụ Ngô” trong dịp 1-11 này.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Nguyễn Văn Thiệu - tướng bất tài. (tiếp - hết)



-----------

4.      Khiển tướng, điều binh


Như đã nói ở trên, với cương vị nào thì nguyên tắc bất di bất dịch và mục đích tối thượng của Thiệu cũng không ra ngoài việc “lo thân, giữ ghế”
Hãy xem giới cựu sĩ quan tướng tá ngụy quân đánh giá năng lực “điều binh khiển tướng” của tay Tổng Tư lệnh quân đội của họ như thế nào.
Trước hết là cách Thiệu “khiển tướng”:
Khi lựa chọn các tướng lãnh chủ chốt nắm các cơ cấu trọng yếu trong quân đội ngụy, Thiệu tự đặt ra “tiêu chuẩn” trước hết ứng viên là phải có “lòng trung thành” với mình và nhất là “không có liên hệ với CIA”. Tướng “cù lần” cũng chẳng sao, vì càng “cù lần” thì càng ít “tham vọng đảo chánh”.
Thiệu từng nói với đám cận thần: “Người như tướng Viên sẽ không bao giờ tham gia đảo chánh”. Chính vì vậy, Cao Văn Viên, một viên tướng “cù lần” liên tục “bị” giữ chức Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội ngụy trong suốt 10 năm, đến mức chính Viên cũng phát ngán vì sự vô dụng của mình. Bằng chứng là Viên đã 5-6 lần viết đơn từ nhiệm mà Thiệu không chấp thuận (vì thế Viên còn được gọi là “Tổng Tham mưu trưởng bất đắc dĩ”).

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Giám đốc CIA Gina Haspel sang Thổ Nhĩ Kỳ để làm gì?





Lâu lâu,lại bàn chuyện thế giới. Tiện thể, thông não cho các anh chị rân chủ củ chuối về vụ thằng ăn cắp Trịnh Xuân Thanh bị tó.
----------
Cách đây ba tuần, nhà báo “bất đồng chính kiến” Jamal Khashoggi, người Mỹ gốc Saudi Arabia, bước vào lãnh sự quán nước này tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) và thôi rồi, vĩnh viễn không thấy anh trở ra.
Trước những cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ, phía Saudi Arabia lúc đầu hăng hái cãi rằng Khashoggi đã ra khỏi lãnh sự quán bằng cửa sau, nhưng giờ buộc phải thừa nhận: Khashoggi đã bị “phanh thây” bởi các nhân viên an ninh” dến từ Saudi Arabia, ngay tại lãnh sự quán.
Kẻ chủ mưu vụ xẻ thịt man rợ này là ai? Các chứng cứ liên tục xuất hiện trong những ngày qua đều chỉ đường đến người kế vị tương lai của nhà nước Saudi Arabia là Thái tử Mohammed bin Salman.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Nguyễn Văn Thiệu - tướng bất tài. (tiếp theo)


(tiếp)

------------------

2.     “Tài thao lược” của tướng Thiệu
Quân lực VNCH có hơn 160 tướng lãnh, đếm trên đầu ngón tay, chỉ có vài người được chính họ cho rằng có năng lực gồm: Đỗ Cao Trí, Nguyễn Viết Thanh, Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Văn Hiếu, Lê Văn Hưng, Lý Tòng Bá, Lê Minh Đảo.
Chưa và không bao giờ có cái tên Nguyễn Văn Thiệu. Điều này cũng dễ thấy, bởi xuyên suốt hành trang binh nghiệp của Thiệu, là kể từ khi còn là “Trung sĩ, thông dịch viên” cho quân đội Liên hiệp Pháp tại Đông Dương cho đến lúc lên ngôi Tổng thống kiêm Tổng Tư lệnh Quân lực VNCH, Thiệu hoàn toàn chả có cái thành tích trận mạc nào dắt lưng làm vốn.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Nguyễn Văn Thiệu - tướng bất tài.






Tướng Thiệu “núp lùm”  úy lạo tinh thần binh sĩ (Huế, cuối tháng 1/1975)

1.     “Khen” hay “khen đểu”?
Trước, đã viết chuyện tướng tình báo Cộng sản Phạm Xuân Ẩn “khen” Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống kiêm Tổng tư lệnh Quân lực (ngụy nô) Việt Nam Cộng hòa
Tiếp theo, bài này bàn về cái “tài” cầm quân của Thiệu.
Thực ra, ngay từ khi còn đang chễm trệ trên ngôi vị Tổng thống, Thiệu đã bị chính giới và báo giới Sài Gòn công khai kết tội “bất tài, tham nhũng”. 

Chẳng hạn như tờ nhật báo Tin Sáng của chủ nhiệm kiêm chủ bút Ngô Công Đức nêu đích danh Nguyễn Văn Thiệu “tham quyền cố vị, hiếu chiến, thất học, tham nhũng, bất tài”. Hoặc như tờ Sóng Thần đăng nguyên văn bản Cáo trạng số 1 của Phong trào Nhân dân chống tham nhũng do Linh mục Trần Hữu Thanh chủ xướng cùng với sự tham gia của 300 người khác nên đã bị Bộ Nội Vụ của Thiệu đưa ra toà xét xử.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Tư liệu: Thông điệp của Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy gửi cho người Pháp, ngày 16/9/1945





-----------


Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, lực lượng Việt Minh, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, đã tổ chức thành công cuộc Cách mạng tháng Tám.
Ngày 25 tháng 8 năm 1945, tại Kinh đô Huế, dưới sự chứng kiến của nhân dân, hoàng tộc và đại diện Việt Minh, vua Bảo Đại đã đọc văn bản Chiếu thoái vị, chính thức tuyên bố chấm dứt Triều đại quân chủ cuối cùng ở Việt Nam. Trong bản chiếu này, “công dân Vĩnh Thụy” đã bày tỏ ý nguyện “muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước bị trị”.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời long trọng tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng ngày, tại Sài Gòn, dưới sự lãnh đạo của nhà cách mạng Trần Văn Giàu, các lực lượng yêu nước đã tổ chức một cuộc mít tinh với quy mô hơn 20 vạn người, biểu thị tinh thần “độc lập hay là chết”, quyết hy sinh tranh đấu cho một nước Việt Nam độc lập và toàn vẹn.
Nhưng chỉ 4 ngày sau khi nước Việt Nam tuyên bố độc lập, phái đoàn quân sự Anh đã đổ bộ xuống Sài Gòn theo ủy quyền của phe Đồng Minh để giám sát sự đầu hàng của quân Nhật, nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho thực dân Pháp theo sau nhằm thực hiện dã tâm “quyết chiếm nước ta một lần nữa”.
Trước đó, ngày 22/8/1945, Đại tá Jean Cédile là Ủy viên Cộng hòa Pháp tại Nam Kỳ đã bí mật nhảy dù xuống Biên Hòa với nhiệm vụ lập lại trật tự và khôi phục chủ quyền của thực dân Pháp.
Trong bối cảnh ấy, ngày 16/9/1945, Vĩnh Thụy, với tư cách là Cố vấn tối cao của Chính Phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gửi một Thông điệp cho Chính phủ và nhân dân Pháp.

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

VinFast - Xe hơi Việt tại Paris Motor Show, bước chân thần tốc




Truyền thông quốc tế vây quanh chiếc xe thương hiệu Việt đầu tiên tại Paris

--------
Ngày 4/10/2018, Triển lãm  Paris Motor Show 2018 sẽ chính thức khai mạc với sự góp mặt của những thương hiệu hàng đầu thế giới như Aston Martin, Audi, BMW, Mercedes-Benz, Porsche, Ferrari, Lamborghini, Toyota, Lexus…. Lần đầu tiên, Việt Nam có một thương hiệu xe hơi góp mặt tại triển lãm danh giá bậc nhất thế giới này.
Chương trình ra mắt 2 mẫu xe Sedan và SUV của VinFast tại kéo dài từ 10h30 tới hơn 11h trưa ngày 2/10/2018 tại Paris đã thu hút mọi con mắt của giới đưa tin ngay cả khi gian hàng của ông lớn Ferrari kế bên đã khai mạc. VinFast  – xe hơi thương hiệu Việt đã lập tức gây ra những bất ngờ và chiếm được cảm tình của những tạp chí, trang tin quốc tế uy tín chuyên về xe hơi như Topspeed và Motor Week.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Chuyển bệnh nhân đi Mỹ dễ hay khó?




------


Hàng năm trên thế giới có khoảng 8,9 triệu người bị viêm tụy cấp và mạn, trong số đó khoảng 132.000 người thiệt mạng. Trong đó nhóm viêm tụy cấp tỷ lệ thiệt mạng từ 10 - 15%. Riêng với viêm tụy cấp thể hoại tử, tỷ lệ tử vong có thể tới 40%.
Ngay cả ở những trung tâm hồi sức tốt nhất trên thế giới, bệnh nhân bị viêm tụy cấp có suy đa tạng nguy cơ thiệt mạng cũng lên tới 30%.
Người bệnh càng suy nhiều tạng, nguy cơ thiệt mạng càng cao và nếu suy nặng tất cả các tạng trong cơ thể thì nguy cơ thiệt mạng lên tới 99 -100%.
Tuy vậy, cái chết mới đây của một nam thanh niên được bệnh viện Chợ Rẫy điều trị bệnh viêm tụy cấp lại gây ra nhiều tranh cãi trên cộng đồng mạng.
Nhiều cư dân mạng lên tiếng trách móc, thậm chí thóa mạ các y bác sĩ, sau khi mẹ bệnh nhân, là một Việt kiều tại Mỹ, tố Bệnh viện Chợ Rẫy tắc trách, sai sót trong điều trị và nhất là không kịp thời chuyển bệnh nhân đi Mỹ để điều trị.
Bài viết dưới đây là của bác sĩ Trần Văn Phúc, đăng trên infonet

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Chuyện tấm Bản đồ quy hoạch “nhượng địa” Hà nội bị thất lạc




---------- 
Cách đây vài tháng, báo chí và dư luận mạng rộ lên câu chuyện Bản đồ Thủ Thiêm. Bộ bản đồ tỷ lệ 1/5.000 này là cơ sở để cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt ký Quyết định số 367/TTg ngày 4/6/1996 phê duyệt quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm.
Người bảo có Bản đồ ấy, kẻ bảo không có, người nói thất lạc chưa tìm ra, kẻ xấu mồm thì lu loa lên rằng Bản đồ ấy đã bị thủ tiêu.
Dĩ nhiên những người đã từng làm trong nghề quy hoạch thì đều biết chắc chắn một điều là dứt khoát phải có bộ bản đồ ấy. Không có nó, không thể gọi là hồ sơ Quy hoạch, không có nó, các bước tiếp theo (quy hoạch 1/2.000; 1/500) không thể làm được.
Rồi mọi chuyện đã rõ khi ông Võ Viết Thanh, nguyên Chủ tịch UBND TPHCM thời kỳ đó (1996-2001) còn giữ được đủ bộ gồm 13 tấm bản đồ quy hoạch.
Chuyện “thất lạc” bản đồ quy hoạch không phải chuyện mới. Cách đây hơn 100 năm, Bản đồ quy hoạch “nhượng địa” Hà Nội do người Pháp lập kèm theo Dụ số 576 của vua Đồng Khánh lập ngày thứ 26 tháng thứ tám năm Đồng Khánh thứ ba (mùng 1-10-1888) cũng đã từng bị thất lạc.
Toàn bài dưới đây lấy về từ trang luutru.gov.vn, tác giả là Tiến sĩ Đào Thị Diến – Trung tâm lưu trữ Quốc gia I:

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Văn tế John Mccain




 -------------


Tin đâu như sét đánh xuôi, Giôn Mắc Kên đệ tam, cựu giặc lái, người bạn lặn suýt mất tăm của hồ Trúc Bạch, khách siêu VIP của Đại khách sạn Hanoi Hilton, tức Hỏa Lò nhà mát, nguyên nghị sĩ đảng Cộng Hòa, con Diều hâu hung hăng của nước Mỹ, vừa đi hưởng nhan Chúa vào ngày 25/8/2018, nhằm ngày 15/7 Âm lịch năm Mậu Tuất, cũng là ngày cúng cô hồn các đẳng trên toàn cõi Việt Nam.
Thời có văn tế rằng:

Ô hô, A ha!
Nghe tin bên Mỹ, Giôn Mắc Kên III
Trước còn ngắc ngoải, nay bỗng ra ma
Rót chén trà nguội, miệng ta xuýt xoa, 
Ngươi có khôn thiêng, chứng giám cho ta.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Tham khảo tài liệu về sự kiện Gạc Ma – Cô Lin – Len Đao ngày 14/3/1988 - Bên nào nổ súng trước?




---------

1.     Tài liệu từ phía Trung Quốc

Trang http://club.mil.news.sina.com.cn/, đăng bài phỏng vấn Trần Vĩ Văn, chuẩn đô đốc Hải quân Trung Quốc, năm 1988 là Phó tham mưu trưởng căn cứ Du Lâm (Hải Nam), sĩ quan chỉ huy 3 tàu 502, 531, 556 đánh chiếm trái phép các đảo ngầm Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao của Việt Nam.
Nội dung tài liệu chép lại từ entry Tham khảo: Ta, địch bắn nhau ngày 14/3/1988 từ blog của cố nhà báo Nguyễn Đình Quân (bloger Thiềm Thừ), một nhà báo chân chính rất am hiểu về biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Anh mất đột ngột vì tai nạn giao thông vào năm ngoái, ngày 6/9 tới đây là ngày giỗ đầu của anh.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Thơ thuổng: Là Y sĩ



(Làm giùm ông bạn có con gái đỗ Đại học Y)
------------

Làm Y tế nghĩa là Y với Tế
Tế là van, mà Tế cũng là phi
Nay cô khăng khăng đòi theo học ngành Y
Tôi quán triệt vài điều cô nên nhớ:

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

"Nghiệp" của Bùi Tín




--------------------
Chả biết tại sao cùng một ngày, hai nhà “bất đồng chính kiến”, cùng cựu Đại tá quân đội, cùng năm sinh 1927 bỗng rủ nhau lăn ra chết.

Thật là:

Trông xem đủ mặt một nhà
Làng chơi đã trở về già hết duyên
Tình cờ chẳng hẹn mà nên
Mạt cưa mướp đắng đôi bên một ngày

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Ai bắn Dương Chí Lượng?





 -----------------

Dương Chí Lượng là ai?
Trong sự kiện Trung Quốc tiến hành đánh chiếm bất hợp pháp các đảo đá Gạc Ma – Cô Lin – Len Đao của Việt Nam ngày 14/3/1988, Dương Chí Lượng là kẻ trực tiếp chỉ huy toán lính Trung Quốc đổ bộ lên đảo đá Gạc Ma. Lúc ấy y là “phó đội trưởng pháo binh” tàu 502 của Trung Quốc,
Lý lịch công tác của Dương được giới thiệu đơn giản: Nhập ngũ năm 1981, thi vào Học viện tàu chiến hải quân Đại Liên năm 1983, từng công tác trên tàu nổi, cơ quan hải quân, tàu ngầm, hậu cần...

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

Tướng Phạm Xuân Ẩn “khen” Nguyễn Văn Thiệu???




 ---------------------

Phạm Xuân Ẩn (1927 - 2006) là một nhà báo quốc tế người Việt Nam nổi tiếng trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, từng làm phóng viên cho các hãng Reuteurs, tạp chí Time, New Yor Herald Tribune, The Christian Sience Monitor.
Nhưng sau này danh tiếng ông còn vang xa hơn nữa với vai trò là một trong những điệp viên xuất sắc nhất của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1976 và phong hàm Thiếu tướng năm 1990.
Nhà báo Thomas A. Bass tác giả cuốn sách “The Spy Who Loved Us: The Vietnam War and Pham Xuan An's Dangerous Game” đánh giá “Phạm Xuân Ẩn chắc chắn phải là một trong những điệp viên vĩ đại nhất của thế kỷ thứ 20”.
Đã có rất nhiều bài báo, sách và phim, cả trong nước và nước ngoài đề cập đến cuộc đời như huyền thoại của người Điệp viên hoàn hảo (Perfect Spy) này.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Vài lời với những người thực hiện cuốn sách vừa bị ngưng phát hành




--------
Đó là cuốn sách "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử", do NXB Văn học và First News Trí Việt ấn hành, thiếu tướng Lê Mã Lương chủ biên. Sách được quảng bá rằng các tác giả đã mất đến 4 năm để hoàn thành, trải qua 14 nhà Xuất bản, 48 lần biên tập và đã được NXB Fortis, Florida (Mỹ) ký mua bản quyền tiếng Anh để xuất bản ở Mỹ và dự kiến phát hành toàn cầu trong năm 2018.
Ấy thế mà chỉ vài ngày sau khi ra mắt, cuốn sách đã bị dư luận phản ứng gay gắt và Nhà Xuất bản Văn Học đã buộc phải ra thông báo tạm ngưng phát hành để đính chính và sửa chữa.
Trước hết, hãy nói về tên cuốn sách.

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

Chuyện “Nhượng địa” ở Việt Nam




-------------
Hòa ước Nhâm Tuất 1862 và 3 tỉnh miền Đông
“Nhượng địa” đầu tiên ở Việt Nam ra đời năm 1862 bởi Hòa ước Nhâm Tuất dưới thời vua Tự Đức.
Hiệp ước được ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn giữa các đại diên của ba quốc gia gồm Pháp, Tây Ban Nha và Việt Nam. Phía Việt Nam có chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp, đại diện nước Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos Palanca Guttiere.

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

Bán rẻ lãnh thổ… đơi...! Ai muốn mua rẻ chạy khỏe lại đơi...!



--------------------
Vào thời các đế quốc Châu Âu tranh nhau đi ăn cướp các thuộc địa thuộc các châu lục khác thì việc mua bán, sang tay cả một vùng lãnh thổ là chuyện… bình thường. Tựa như mỗi mùa Wold Cup, thanh niên Annam lại tưng bừng trẩy hội, đem từ con cún cưng tới... ngôi biệt thự, ra gửi tiệm cầm đồ ấy mà.
Chẳng hạn, năm 1795, Pháp đã mua từ Tây Ban Nha, theo Hiệp ước Basel, một phần lãnh thổ Santo Domingo và  năm 1800 là Louisiana, theo Hiệp ước San Ildefonso. Đến năm 1803, Pháp bán quách lãnh thổ Louisiana (rộng 2144,5 km2) cho Hoa Kỳ với giá hơn 15 triệu USD.

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Nghị Quốc và Nghị Nghĩa – từ đại ngu đến đại đểu?




-------------

Theo dõi các kỳ họp Quốc hội lâu nay, vẫn thấy một vài vị “đại biểu” luôn coi diễn đàn nơi Nghị trường như là một sân khấu để hồn nhiên phô diễn trước đại chúng cái gọi là “tâm tư” hay “phản biện” hoàn toàn không mang tính xây dựng.
Giống như những con nghiện lên đô, mỗi kỳ họp là một cơ hội để họ gia tăng ảo tưởng về “dấu ấn cá nhân” cùng với sự ve vuốt phỉnh phờ của đám lều báo. Khá nhiều lĩnh vực mà họ liều lĩnh tham gia ý kiến ý cò nhưng lại không chịu (hoặc không đủ khả năng) tìm hiểu một cách thấu đáo về lĩnh vực ấy.
Từ chỗ ảo tưởng và ham hố thể hiện “dấu ấn cá nhân” một cách thái quá, lại quên mất vai trò, trách nhiệm cao cả mà cử tri đã giao phó, họ thành ra vô tình - nhưng cũng không loại trừ việc cố ý - nối giáo cho đám giặc lề trái tuyên truyền xằng bậy về các chủ trương lớn của Nhà nước.