Thứ Hai, 25 tháng 3, 2024

Dịch thơ Phong Kiều Dạ Bạc (Trương Kế)

 

Phong Kiều dạ bạc  (Trương Kế)

Nguyên văn:

  

滿


Âm:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,

Giang phong ngư hoả đối sầu miên.

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.


Dịch thơ:

Trăng tà, quạ gọi trời sương,

Lửa chài le lói soi buồn hàng phong,

Cô Tô khách dở giấc nồng,

Nửa đêm thảng thốt tiếng chuông chùa Hàn.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2024

Dịch thơ Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

 

Lâu quá Thiên Lý không vào lại blog hoang vu này, đến nỗi quên cả mật khẩu, quên cả cách tạo bài viết...

Nay nghỉ hưu đã 5 năm, rảnh rỗi, lọ mọ học chữ Hán để trốn già, vừa học vừa "dịch" lại ít  bài thơ nổi tiếng mà nhiều bậc túc nho tiền bối đã từng dịch.

Quả thật không dám đánh trống qua cửa nhà sấm, vì tự học (chữ Hán) nên ngữ nghĩa có thể còn hiểu được đôi chút (mà nếu không hiểu thì vẫn còn có từ điển để tra), chứ về ngữ pháp thì đích thị là mù tịt.

Cho nên, mục đích chính của việc "dịch" thơ Hán này chỉ là hỗ trợ cho việc "học" chữ Hán mà thôi.

Nay thử dịch Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu:

Nguyên văn Hán tự (Nguồn: thivien.net)

 

  








使

Phiên âm:

Hoàng Hạc lâu

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,

Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,

Bạch vân thiên tải không du du.

Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.

Nhật mộ hương quan hà xứ thị,

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Bản dịch 1

Hoàng Hạc Lâu

Người xưa cưỡi hạc lạc nơi đâu,

Để lại ven sông chiếc Hạc lầu.

Một đi, hạc vàng không về nữa,

Ngàn đời, mây trắng mãi trôi mau.

Sông tạnh, Hán Dương cây khoe sắc,

Cỏ non, Anh Vũ bãi phô mầu.

Chiều xuống, quê nhà đâu rồi nhỉ?

Trên sông, khói tỏa, sóng lan sầu.