Ngày kỷ niệm Nam bộ kháng chiến
(23/9/2013), Lý tôi liếc qua trên mạng thấy có nhiều blog dẫn lại lá thư cô Chí
(TMH) oán thán trên mạng, tố cáo một người yêu cũ rằng anh chàng này “mới’ viết
thơ ca ngợi cô “hết lời” mà “nay” đã “chửi bới” cũng lại “ hết lời”. Lời than
vãn của cô trong lúc cùng quẫn thật lâm ly tha thiết, lại ai oán căm hờn. Hại
thay, cô còn trưng ra bản chụp bài thơ chàng kia “mới” tặng làm vật chứng,
khiến nhiều chị em đồng cảnh ngộ với cô mủi lòng mà sướt mướt theo.
Xem kỹ thư cô, thì chữ “nay” mà cô dùng ở
trên là năm 2006, cách nay (2013) là 7 năm, còn chữ “mới’ của cô lại là năm
1988, tức là cách nay (2013) là 25 năm, éo le thay, xuýt gấp đôi quãng thời gian
nhấp nhô chìm nổi của nàng Kiều.
Mối oan tình này, nếu không phải là người
làng Văn Đại, hẳn ít người biết. Lý tôi, là một trong cái số hiếm hoi ấy, nên
mạo muội viết ra đây cho bạn đọc thông tỏ tại sao lại ra cái cớ sự ai oán
nhường ấy.
Hồi thứ nhất:
Ơn Chúa lòng lành, ấu
nhi nuốt cứt dê “tiên dược”
Thù cha đòn dữ, con trẻ cầu đức mẹ "nhân từ"
Trước hết, hãy nói về làng Văn Đại, người
ta vẫn gọi là làng Văn để phân biệt với làng Vũ, tức là làng Vũ Đại (xin không
nói lái theo kiểu miền Nam).
Khác với làng Vũ Đại nổi danh với các anh
giỏi võ rạch mặt, làng Văn có truyền thống ham học, ham đọc sách, nhiều người
thành đạt trong sự nói năng viết lách nhưng ít người đỗ đạt làm quan, các cụ
vẫn thường bảo ấy là bởi mộ cụ thành hoàng làng có cái thế phong thủy “bút gối
sau đầu”, cơ mà đầu ở đây lại là đầu gối. Thế mới hiểm.
Nhưng đừng có tưởng dân làng Văn Đại chỉ
có chuyên về văn mà không biết võ. Nhầm to, họ giỏi võ, mà lại còn là võ độc.
Trường phái võ làng Văn âm u huyền bí, xuất kỳ bất ý không thể đoán trước và
nên nhớ tuyệt kỹ công phu của họ là chỗ họ chỉ nện nhau trong phạm vi khoảng
hơn … hai tấc, từ thắt lưng trở xuống.Đặc biệt từng có một quái nhân cả đời xem
ra không có chính tích gì hiển hách, nhưng nhằm khi mọi người tưởng cụ sắp đai,
cụ mới tung một chưởng, một phát thôi nhé, nhưng mà trúng ngay một đống, từ các
cụ tiên chỉ cho đến con mõ kiêm gác chợ, tổng cộng gồm 99 nhân mạng dính liên
hoàn chưởng. Tuyệt kỹ ấy, quần hùng nay còn đang nhâm nhi nắc nỏm.
Trở lại chuyện cô Chí.
Cô Chí mon men rìa làng Văn Đại vào
khoảng năm 1974, khi ấy cô có cái tên khác, khá đẹp, nhưng sau này, dân Văn Đại
cứ nhất mực gọi tên cô là cô Chí. Chuyện này từ từ sẽ rõ...
Theo như cô a lô ô la, (nghĩa là trả lời
phỏng vấn qua điện thoại hồi năm nẳm*), quê gốc cô ở vùng Bùi Chu, Nghĩa Hưng,
thuộc tỉnh Nam Định, trong một gia đình công giáo toàn tòng, từ thuở ấu nhi cô
đã bộc lộ những thiên tính và hành vi không hoàn toàn giống loài người.
Sở dĩ vậy là bởi hồi còn bé tí tì ti cô
đã được ân Thiên chúa ban cho “tiên dược”, rõ ràng, như cô thuật lại:
“Tôi .. tiếc rẻ, bỏ 3 viên
vào miệng nhai nuốt trửng (sic). Ông quay lai hỏi, kinh ngạc bảo tôi khạc ra:
" Không phải thuốc tễ, cứt dê đấy, nôn ra ngay !".
Chúa bảo cô mới nghe, chứ ông thì đã là
cái đách gì, nhất là ông lại là bố của thằng bố cô, là cái thằng mà cô ghét, vì
hay nện cô đau, nên cô dứt khoát không nôn. May thế chứ lị!
Lớn thêm một tý nữa cô đã phát lộ lòng
nhân ái bao la đối với muôn loài, chỉ trừ loài .. bố, nên cô: “hồi cải cách ruộng đất,
bố tôi bị đi tù, tôi lại đến nhà thờ cầu Chúa và Đức Mẹ rằng : "Xin Chúa
và Mẹ Maria nhân từ cho bố con đi tù lâu lâu một tí…” .
Chúa và mẹ nhân từ ra sao? Cô không nói
rõ.
Vào tuổi nhi đồng, cô đã có biệt tài bắt
rận đổi gạo, cứ theo suy luận thông thường, nếu rận mà đổi được gạo thì
hẳn là gạo thừa mà rận là thứ quý hiếm, nhưng không, hiếm là hiếm với
thiên hạ chứ không hiếm với cô, nên: “Sau năm 1954, quê tôi rận chấy tràn ngập, tôi đi bắt rận
thuê, lấy từng lon gạo về nấu cháo…”
Và cũng vì biết Đức mẹ có lòng nhân ái,
cho nên cô “tối tối
tôi lại đến nhà thờ cầu nguyện Chúa và Đức Mẹ: "Xin ơn trên cho rận chấy
tràn ngập cả làng con, để con bắt rận thuê cho cả làng mà làm giàu!".
À mà rõ ràng nhé, cô chẳng cần cầu có gạo
đủ ăn, cô chỉ cầu cho “rận chấy tràn ngập” để cô “làm giàu” thì đúng là rận
thời ấy hiếm thật, phỏng ạ?
Lớn hơn chút nữa, cô đã bộc lộ kỹ năng về
phát minh sáng tạo, cô làm “tổ trưởng tổ gánh phân bắc (phân người). Nghĩa là, sáng
sớm, tôi và hai người khác đến từng gia đình, gánh chiếc nồi đình chứa phân
tươi đổ ra, lấy đất bột trộn với phân bắc, viên thành từng viên bón lúa,…”
Khi đọc đoạn này, Lý tôi tha thiết đề
nghị bạn đọc một tay bịt mũi cho cẩn thận, tay còn lại ký ngay vào kiến nghị
thư gửi Liên Hợp Quốc xét truy cấp bằng sáng chế “công nghệ chế biến cứt” cho
cô Chí, bạn đọc nào là hoặc đã từng là nông dân, cấm không được cãi!.
Lớn lên, cô chán cái làng Bùi Chu của cô,
quanh đi quẩn lại chỉ toàn cứt (dê), rồi đến bố, rồi đến rận .. rồi lại quay về
cứt (người). Cô muốn ra đi, cô lập mưu, cô “ đút
lót 10 con gà mới được huyện đội, xã đội sửa thành phần lý lịch cho đỡ xấu mới
được đi bộ đội”.
Huyện đội, xã đội cộng đến vài trăm người
không biết làm sao chia nhau 10 con gà, đành quyên góp mua thêm 10 con nữa, là
hai chục chẵn, đem biếu tất cho một ông trong làng, để năn nỉ ông này trở về
đơn vị. Ấy là tôi nghe dân xã Nghĩa Phú kể vậy, còn nói rõ ông này tên là Trần
Mạnh Hốc.
Rồi từ đấy, cô mới có cơ hội mon men vào
làng Văn Đại và sau này về làm dâu, rồi thì ở hẳn làng Văn Đại. Cô tuyệt
thông với Chúa.
--------------
(*) Những đoạn tô xanh trích lược từ “Trả
lời phỏng vấn của Lê Thị Huệ, gio-o.com, 29-6-2005 tới 1-7-2005"
-----------------
Hồi thứ hai, (tiếp).
Ì
xèo bãi biển, “đổi gió” bỗng thành “phải gió”
Chập
chững làng Văn, thơ tình chuốc lấy oan tình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét