Trước
hết phải nói rằng tôi cóc tin các nhà ngoại cảm, kể cả nhà ngoại cảm thật, chứ
đừng nói tới đồ dổm (miền Bắc viết dởm hoặc rởm). Nhưng vấn đề là làm sao phân
biệt được giữa dổm và thật, tôi cũng không biết luôn, vì thế tôi chọn giải pháp
là “kính nhi viễn chi”, tức là cút xéo ra xa nhưng vẫn tôn trọng, bởi vì có thật
rồi mới có giả ăn theo, giá như vua Trần Hy Tông không sắc phong bốn chữ vàng
“Vân hương mỹ tửu” cho xã Vân Hà, Bắc Giang thì chắc chắn tôi đã chẳng
nốc phải cái dung dịch gồm 1/3 rượu làng Vân, cộng 2/3 cồn mía và nước
lã, cũng do làng Vân sản xuất, thế mới đau.
Chiến
binh Đỗ Kiên Cường, lại đang to tiếng đòi cấm hành nghề ngoại cảm.
Theo
nhà báo Phạm Ngọc Dương người có viết về giới ngoại cảm thì hiện nay xứ ta chỉ
có khoảng 10 nhà ngoại cảm thứ thiệt, thứ còn lại ở đâu ra mà đông thế.
Ấy
là chưa kể các bác thầy cúng, thầy phong thủy, thầy mo, thầy lang, thầy bùa hoạt
động khắp miền xuôi miền ngược, ngày đêm miệt mài làm công việc kết nối thân chủ
với tổ tiên hoặc các đấng siêu linh. Hoạt động đó gọi là hành nghề ngoại cảm chứ
còn cái quái gì nữa.
Tra
trong danh sách mã số ngành nghề dùng để cấp đăng ký kinh doanh của nhà nước,
làm quái gì có cái nghề gọi là nghề ngoại cảm để mà cấm.
Nhưng
những người có năng lực ngoại cảm thực thụ không chỉ có chừng ấy (10 người),
còn nữa. Đó là những người có năng lực ngoại cảm thực thụ, nhưng không phải là
nhà ngoại cảm, bởi vì họ không sử dụng năng lực ấy để làm cái việc gọi là “hành
nghề ngoại cảm”. Họ là những hành giả tu
tập đến một mức độ nào đấy có trình độ "siêu việt" hơn nhiều so với
những nhà ngoại cảm nổi danh mà chúng ta đã biết.
Chả
có cách nào biết được họ là ai, vấn đề là bởi họ không màng đến danh vọng, lại
càng không muốn bộc lộ những năng lực phi phàm của họ chỉ để khoe tài hay kể cả
phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, và không hề quan tâm đến lời thách đố
nhí nhố kiểu như TS Đỗ Kiên Cường.
Đi
xa hơn, tôi còn cho rằng họ chưa chắc đã
tán thành việc tìm hài cốt thất lạc với bất kỳ lý do gì. Với năng lực siêu
phàm, họ biết được cả mạng lưới nhân quả, còn loại tục tử phàm phu (như tôi chẳng
hạn), chỉ biết đến quả, số ít người khá hơn biết đến nhân quả trong một liên hệ
trực tiếp hoặc cao hơn, là gián tiếp. Nhân, quả mà ta thấy chỉ là các mắt lưới
rời rạc của hệ thống mạng lưới chằng chịt các quan hệ, ta không thấy toàn bộ hoặc
một phần của hệ thống.
Một
bậc Thầy, khi được hỏi về việc tại sao cơn bão A lại đi qua chỗ mà cơn bão B vừa
mới đi qua, thiệt hại dồn vào cả vào một chỗ, chẳng bất công lắm sao? Trả lời:
Chính vậy, gây thiệt hại vào ngay cái chỗ vừa mới thiệt hại vậy mới là giảm thiệt
hại.
Các
nhà ngoại cảm, có lẽ cũng chỉ nhìn thấy cái bất công khi cơn bão hai lần đi qua
một chỗ.
Huyên
thiên vậy đã lạc đề chưa? Thưa, chưa. Nhưng hãy trở lại vụ tìm hài cốt của Tướng
Phùng Chí Kiên cái đã.
Tóm
tắt tổng hợp lại từ các báo như thế này.
Vào cuối ngày 7/5/2008, sau khi đến khu vực Tiểu khu 1, xã Vân Tùng,
huyện Ngân Sơn, bà Bích Hằng có thắp hương khấn vái, sau đó nhận được cuộc điện
thoại không rõ từ đâu gọi đến, nghe xong cuộc điện thoại, bà Bích Hằng bất ngờ
cho đoàn tìm kiếm biết mình có việc phải về gấp và hứa sẽ hướng dẫn qua…điện
thoại.
Theo lịch định trước, việc khai quật vẫn tiến hành, bắt đầu vào lúc
1h30 ngày 8/5. (Dưới đây, các đoạn màu xanh dẫn lại từ báo Saobongda).
Bà Trương Thị Đông, 63 tuổi, trú tại làng Thổ Quan, xã Diễn Yên
(Diễn Châu – Nghệ An) - cháu ruột của Tướng Phùng Chí Kiên:
“Khi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn, họ đã
nói rõ tìm thấy đầu mà không thấy răng thì không phải đầu người. Vì thế, đến 4h
sáng, việc tìm kiếm chưa thể kết thúc vì không thấy chiếc răng nào. Khi cuộc
khai quật khu đất đang diễn ra trong đêm khuya thì đèn bất ngờ phụt tắt, điện
mất khiến cho công cuộc tìm kiếm vô cùng khó khăn và lâm vào bế tắc.
Lúc này, bà Bích Hằng lại tiếp tục chỉ đạo từ xa bằng
điện thoại, rằng do chú Vỹ không muốn anh em vất vả làm việc trong đêm khuya mà
ảnh hưởng tới sức khỏe nên sáng mai đúng 7h sẽ tìm thấy. Đúng như lời bà Hằng,
7h sáng hôm sau thì tìm thấy mẩu xương được cho là răng của cụ nhà tôi. Việc
tìm kiếm kết thúc.
Trong quá trình đi tìm thì đường đi như thế nào, bà Hằng miêu tả
chính xác luôn. Tất cả các chi tiết, từ đường sá, địa hình và đặc điểm phần hài
cốt đựng trong cái gì đều rất chuẩn xác...”, bà Đông nhớ lại và cho biết:
“Chính tôi là người chứng kiến từ đầu đến cuối cuộc tìm kiếm, không những thế,
tôi là người tận tay đào từng hòn đất, thu từng nắm bùn được cho là
phần hài cốt còn lại của chú Vỹ, những mảnh xương được cho là răng và nhiều mảnh
sành ở xung quanh cho vào túi cẩn thận. Một mình tôi đảm nhiệm việc bốc
những phần được cho là liên quan tới chú Vỹ, mà không có ai khác tham gia cả”.
Vậy
phần di cốt của cụ Phùng Chí Kiên được trực tiếp khai quật gồm những gì ? Đây: “hòn
đất, nắm bùn, những mảnh xương (được cho là răng) và nhiều mảnh sành ở
xung quanh”.
Đúng
quá rồi chứ còn gì nữa, 68 năm, chỉ được bọc trong một cái hộp cắt tóc (bằng gỗ?)
rồi vùi nông, thì tại sao lại cứ phải đòi còn tồn tại cái gọi là thủ cấp.
ADN
may lắm chỉ có thể tồn tại trong các mảnh xương (được cho là răng) tìm thấy, 68
năm thì cũng chỉ còn 1/1000 tia hy vọng, không lẽ Viện Pháp y quân đội lại thử
AND cả bùn, đất và mảnh sành.
Công văn số 288 ngày 16/9/2008,
của Viện Pháp y Quân đội trả lời việc giám định: “Những mẫu vật mà Viện
này nhận được sau khi giám định đã xác định bao gồm: Đất lẫn đá vụn, 13 mảnh sành và 3 mảnh đá nhỏ, 1 răng lợn rừng”.
Ồ
hô! Thì đúng rồi, nhìn bằng mắt thường (chả cần giám định), một người nông dân
như bà Thu cũng đã biết mẫu vật đó gồm “hòn đất, nắm bùn, những mảnh xương (được
cho là răng) và nhiều mảnh sành”. Vậy thì "công việc Giám định” của
Viện Pháp y quân đội, nói thế cho oai chứ thực chất chỉ là việc là đếm mấy mảnh
sành, bao nhiêu mảnh đá và thành tích duy nhất là phát hiện ra cái … răng lợn rừng!
Tôi
không nói phét đâu nhé, đây này, chính Thượng tá ThS. Nguyễn Lê Cát – Trưởng
Khoa Xét nghiệm – Viện Pháp y Quân đội (Bộ Quốc phòng) cho biết:
“Khi chúng tôi nhận mẫu vật được cho là phần hài cốt của Tướng
Phùng Chí Kiên vào nửa cuối năm 2008 từ tay lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Đại tá PGS.
TS Nguyễn Trọng Hoàn – khi đó là Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội đã trực tiếp
làm trưởng đoàn giám định, còn tôi là một thành viên trong đoàn giám định. Ngay
từ lúc đầu, chúng tôi đã khẳng định, những mẫu vật đó chỉ là xương động vật nên
không tiến hành những bước tiếp theo…”
CACC
lưu ý kỹ giùm tôi, chỗ in đậm.
Vậy
thì từ đầu tới đít, những người trực tiếp khai quật, tiếp nhận, bảo quản, bàn
giao, cho đến ông Nguyễn Lê Cát là người (có nhiệm vụ trực tiếp làm xét nghiệm,
nếu cần) ai cũng đều biết: cái bọc đó chả có gì khác, ngoài “hòn
đất, nắm bùn, những mảnh xương (được cho là răng) và nhiều mảnh sành” cho nên “không cần làm các bước tiếp theo”.
Tất
cả đều biết, chỉ có thế, vậy ai bị lừa? Bà Thu (thân nhân tướng Kiên), Viện
Pháp y Quân đội, cá nhân ông Cát, cô Thu Uyên (VTV), hay các ông bà đang sồn sồn
trên mạng bị lừa?
Xếp của ông Cát là ông Hòa Đại tá, Viện trưởng Viện Pháp y Quân
đội lại bảo:
“Lúc đó, tôi không trực tiếp tham gia kiểm tra nhưng có nghe qua
về cuộc tìm kiếm phần hài cốt còn lại của Tướng Phùng Chí Kiên năm 2008, có sự
trợ giúp của bà Phan Thị Bích Hằng. Nhưng trong công văn báo cáo kết quả kiểm
tra mẫu vật tìm được còn lưu lại ở Viện Pháp y Quân đội cho thấy, phần mẫu vật
đó chỉ là răng thú, bùn đất và mảnh sành chứ không phải là hài cốt và di vật của
Tướng Phùng Chí Kiên”, ông Hòa cho biết: “Nhà ngoại cảm tìm sai, hai gia đình mất mộ”
Ơ
cái ông này, đến đây thì tôi buộc phải văng tục, ĐCM, gia đình tướng Kiên thì vẫn còn mộ ông tướng ở
Mai Dịch, gia đình con lợn thì mất có mỗi cái răng, hai gia đình nào mất mộ, hả
ông Tạ Đái Viện Pháp y đôi quận? (Mà hình như ông này chỉ là chuyên viên, chứ không
phải viện trưởng?)
Vụ
này, nói mẹ ra, nạn nhân là cô Hằng, trước hết cô Hằng là nạn nhân của chính cô, cô đã hiểu một cách
đơn giản rằng làm mọi việc với cái tâm thiện thì quả lành luôn luôn đến với cô.
Tuy
bênh cô, tôi cũng phải thòng một câu, tức là với điều kiện cô làm không phải vì
xiền, mà chỉ vì: “do
có mong muốn từ bác Võ Nguyên Giáp và các bác trong Đội Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân. Có bác Huyên, bác Kim Sơn, chú Lê Viết Hoài… biết điều này” như cô đã giải trình ngày 26/10/2013 (Trên blog Giao có thủ bút của
Đại tướng).
Vả
lại, làm việc này nhiều năm, cô cũng quá biết rồi, Viện này Viện nọ mang danh khoa học
công nghệ nhưng chúng có bao giờ khách quan công bằng với cái giới ngoại cảm nhà cô
đâu. Gia đình nhờ cô chỉ chỗ đấy, nhưng khi mang hài cốt liệt sỹ vào Viện để giám định AND,
Viện buộc gia đình thân nhân phải kê khai lại là do đồng đội của liệt sỹ chỉ
cho gia đình chứ tuyệt không được nhắc đến tên cô Hằng.
Vì
sao? Đây là câu trả lời :“ Chúng tôi là những nhà
khoa học, chúng tôi không bao giờ đi làm cái việc chứng minh cho những những điều
mê tín dị đoan. Nếu kết quả là sai thì không nói làm gì, nhưng nếu
đúng thì hóa ra khoa học cần phải công nhận những điều ấy à?”. Ai nói câu này, hẵng tạm chưa
nêu tên, chỉ biết đó là một ông TS Viện trưởng một viện chuyên xác định ADN, miễn phí nếu hài cốt là của liệt sĩ.
Nghĩa
là sao? Nhà khoa học hoàn toàn không quan tâm tới chuyện đúng sai, mà chỉ quan
tâm đến cái danh của mình. Cô Hằng sai, thì Viện mới có thành tích, cô Hằng mà
đúng thì Viện chúng tôi chỉ có nước ăn cám lợn à?.
Kết
quả vụ đó (liệt sĩ Nguyễn Tiến Hiền) là đúng, gia đình LS vui mừng phát khóc và chia xẻ ngầm
với cô thôi chứ trên giấy tờ của Viện, chả ai muốn kể tới tên cô. Kết quả sai
thì mình cô chịu, cô thừa hiểu.
Bây
giờ, thử hỏi cái tổ hợp “hòn đất, nắm bùn, những mảnh xương (được
cho là răng) và nhiều mảnh sành” có thể được coi là phần di thể còn thiếu
của Tướng quân Phùng Chí Kiên hay không?
Được
quá đi chứ, nhưng mà đầu tiên phải tham khảo ý kiến đương sự, tức là tướng Kiên
đã. Mà hình như trước khi đi tìm Tướng Kiên cũng cho biết phần di thể kia của
mình chỉ còn là đất cát (hiện tôi không tìm lại được các ghi chép này).
Nhưng
ta chỉ hiểu Tướng Kiên nói gì, thông qua giới ngoại cảm, mà giới này đang bị
chiến binh Kiên Cường đòi “cấm hành nghề”, thế mới bỏ mẹ. Bây giờ đương lúc
sóng to gió lớn thế này, tôi cũng chịu, thôi tôi miễn góp ý.
Nhưng
tôi biết mấy ông tướng cụt đầu (hoặc mất thân chỉ còn đầu) khi mai táng vẫn có
thể được làm hình nhân (đầu giả, hoặc thân giả) bằng gỗ núc nác chôn cùng, đồng
thời là làm thủ tục “chiêu hồn nạp táng”.
Cây
núc nác (còn gọi là sò đo thuyền, mộc hồ điệp, nam hoàng bá, bạch ngọc nhi) là
loại gỗ mềm và xốp, dễ tạo hình, chôn dưới đất lâu hoai, lại dễ kiếm vì mọc ở
nhiều nơi.
Ngoài
ra, để làm hình nhân, có nơi dùng bùn lấy ở giữa dòng sông, có nơi dùng mùn đào
ở giữa ngã tư đường cái.
Như
vậy là về nguyên tắc có thể dùng cái tổ hợp “hòn đất, nắm bùn, những mảnh
xương (được cho là răng) và nhiều mảnh sành” làm hình nhân cho phần thất
lạc. Còn việc “chiêu hồn nạp táng” thì bây giờ nên thôi, hoặc có gan thì cứ nhờ
ông thày bói Đỗ Kiên Cường, hoặc Viện
Pháp y quân đội đảm nhiệm.
Cuối
cùng, tôi xin kể lại một trường hợp tương tự trường hợp tướng Phùng Chí Kiên,
đó là câu chuyện về Quan Vũ (tức Quan Vân Trường) được chép trong Tam quốc diễn
nghĩa.
Thời
Tam quốc, ba nước Ngụy, Thục, Ngô nện lẫn nhau, Quan Vũ người nước Thục là một
đại tướng lừng danh thế giới (thế giới của mấy ổng hồi ấy hình như chỉ có ba nước),
lập nhiều chiến công hiển hách.
Nhân
Quan Vũ sơ hở, bên Ngô có tay Lã Mông lập
mưu kế giết được Quan Vũ, chúa Ngô vừa mừng vùa hãi, bèn sai người mang đầu Vũ
nộp cho bên Ngụy, nhằm mục đích bán cái, nếu bên Thục nổi giận, thì giận ấy
trút vào bên Ngụy.
Bên
Ngụy biết tỏng mưu ấy, tương kế tựu kế, một mặt lấy lòng bên Thục mặt khác muốn
ngầm bảo với bên Thục rằng "Dạ, không phải cháu đâu ạ", bèn cho
tạc một thân người bằng gỗ trầm, ghép đầu Quan Vũ vào và tổ chức lễ tang
cấp quốc gia cho Quan Vũ. Tất nhiên phải có thủ tục “chiêu hồn nạp táng”.
Trước
khi an táng, chúa Ngụy là Tào Tháo tò mò mở hộp đựng thủ cấp Quan Vũ, định
chào, cái thủ cấp bỗng trợn mắt, râu tóc dựng ngược, làm Tào Tháo mất vía. Ấy đấy, ta biết rõ ràng “bức xạ tàn dư” của
ngài Quan Vũ thuộc loại cực mạnh.
Đấy
là nói về cái đầu của ông, còn cái thân, nó đâu? Xin thưa, chả ai biết nó ở
đâu, chỉ biết rằng cái thân vẫn có nguyện vọng đi tìm cái đầu.
Tai
xứ Kinh Môn có hòn núi tên là Ngọc Tuyền, trên núi có một hành giả tên là Phổ Tịnh.
Phổ Tịnh là người có năng lực ngoại cảm siêu phàm nhưng vốn sớm xác định chỉ chịu
trách nhiệm với chính mình, nên lão thà hít hà khí trời là đủ no chứ không chịu hành nghề
ngoại cảm kiếm danh lợi.
Một
đêm Phổ Tịnh nghe thấy tiếng “bức xạ tàn
dư” la lớn: “Trả đầu cho ta, trả đầu cho ta!”.
Phổ
Tịnh nhòm ra thấy một ông cưỡi ngựa Xích Thố, tay cầm thanh long đao, hai bên
tả hữu có hai tướng theo hầu, biết ngay là “bức xạ tàn dư” của Quan
Vũ, người từng “qua năm cửa ải chém sáu tướng”.
Phổ
Tịnh hỏi: Tôi tên là Phổ Tịnh, khi trước gặp ngài tại ải Dịch Thủy nay quên rồi
sao?
Ông
“bức xạ tàn dư” nói: Tôi nhớ rồi, xin ngài hãy giúp tôi tìm lại cái đầu.
Phổ
Tịnh nói: Xưa trái nay phải, nhất thiết không bàn, nhân trước quả sau.
Rồi
bỗng quát to: Nay tướng công bị Lã Mông làm hại đòi trả đầu ra đây, thế thì khi xưa
Nhan Lương, Văn Xú và sáu tướng trong năm ải và biết bao đầu quân lính bị ngài
chém, thì đòi vào đâu ? Vào
đâu?
Quan
Vũ nghe tiếng hét, hoảng hồn đưa hai tay bịt tai, hốt nhiên ngộ ra cái đầu vẫn còn đó, có mất quái đâu, mừng rỡ vô cùng bèn lật đật: Hiểu rồi, hiểu rồi, xin đa tạ, xin đa tạ! Rồi vội vàng tan đâu mất.
Ấy vậy, tôi mới đoán ngài Phổ Tịnh là một trong những người “chưa chắc đã tán thành việc tìm hài cốt thất lạc”, CACC ạ!
Nhưng
ở ta, đào mả hình như cũng là một cái nghề phát đạt thì phải!
Nói
theo một Entry
nóng sốt vừa ra lò trên blog Giao thì: Đại tướng vừa ra đi, các cháu
liền lật đất tìm luôn, thấy ngay chiếc răng ... lợn.
******
Tích Tam Quốc chí được bác lồng vào rất hay, thấy vấn đề sâu sắc thêm. Sự kiện thủ cấp tướng Kiên, đến hôm nay, xem ra cũng hòm hòm để thấy được đường đi nước bước của vấn đề rồi.
Trả lờiXóaTrong tích Quan Công hiển thánh nói trên:
Trả lờiXóaNhà sư tên là Phổ Tịnh, nghĩa là làm cho rộng khắp cái sự thanh tịnh. Diễn ý ông ấy nói thế này:
Không bàn chuyện phải trái ( Xưa phải nay trái, nhất thiết không bàn) hãy định tâm xét chuyện nhân (trước) quả (sau), thì mới thấu hiểu cái nghiệp mất đẩu.
Thông hiểu Nghiệp rồi, thì ngộ ra chả có cái gì mất cả. Như bữa trước nói cái tia nắng được tế bào quang hợp tiếp nhận, tưởng mất mà lại còn. Xét kỹ hơn nữa thì thậm chí chả có cái để mà mất.
Bàn tán về vấn đề ngoại cảm không mới, chỉ xem qua ở mấy diễn đàn em tham gia
Trả lờiXóahttp://ttvnol.com/ttx/p-9660844
http://ttvnol.com/hocthuat/901576
http://ttvnol.com/TamLy/7537316
http://ttvnol.com/f_69/1153522
http://ttvnol.com/haiphong/1061750
http://khucquanhanh.vn/diendan/showthread.php?t=187
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,21451.0.html
http://ttvnol.com/f_69/19525712
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?board=59.0
http://www.webtretho.com/forum/f26/gia-vong-nhap-boc-me-nha-ngoai-cam-791834/
Trả lờiXóahttp://www.webtretho.com/forum/wttshowpost.php?p=18195890&postcount=76