Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Cái ơn con ... tự (2)






(Vài chuyện về chữ quốc ngữ)
------------------------
Chuyện dựng bia đúc tượng cụ cố Rốt 
Nhớ lại hồi tháng 6-2009, báo Tuổi Trẻ đăng tin, nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng có gửi chính quyền Thành phố Hà Nội và Hội Khoa học lịch sử mà ông Dương Trung Quốc là Tổng thư ký một bức thư, gợi ý tặng tác phẩm điêu khắc cố đạo Alexandre de Rhodes do ông Hạng thực hiện, để đặt tại thủ đô Hà Nội.
Trong thư, ông Hạng cũng cho biết ý tưởng về việc “dựng tượng đài tri ân ông cố đạo này ngay tại thủ đô của nước Việt Nam được chính cố thủ tướng Võ Văn Kiệt trăn trở nhiều năm sau khi ông rời chính trường nghỉ hưu, và chính ông khởi xướng, đôn đốc thực hiện”.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Cái ơn con ... tự (1)





(Vài chuyện về chữ "quốc ngữ")

---------
"Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ", đó là lời ca tụng công ơn của chữ “quốc ngữ” và người được coi là “cha đẻ” của nó đối với nước Việt, được viết trên tạp chí MISSI, số tháng 5-1961. Bản thánh ca nói trên dĩ nhiên là do các cha cố Dòng Tên người Pháp (Les Jésuites), một dòng tu đầy tai tiếng và là những "hậu duệ" thuộc Hội thừa sai Paris do Rhodes thành lập, soạn ra từ hơn 50 năm trước, nhưng thực tế là đến nay, có không ít những người mang danh "đổi mới lịch sử", cộng thêm một vài nhà "rân trủ" nước ta ... tham gia hợp xướng. Bè cao trộn bè trầm, giọng kim pha giọng thổ, giọng hì, giọng hả, giọng hi ha...

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

"Minh oan" cho Hoàng Cao Khải




(Một bài viết (hàn lâm), bổ túc cùng Đù me "công tích" (chém gió) cho đủ món Việt gian 3 miền thời Tây gồm Trần Bá Lộc, Nguyển Thân và Hoàng Cao Khải)

---------------
“MINH OAN” CHO HOÀNG CAO KHẢI

NGUYỄN THỊ ĐÔNG THÁI
(Hà Tĩnh)




Hoàng Cao Khải
“Muốn viết sử, phải biết phương pháp sử học, và trước hết, phải là người trung thực, chứ không phải là tên cơ hội”.

GS. HÀ VĂN TẤN
(Lịch sử, Sự thật & Sử học1999, tr. 15)


  

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Đù me “công tích” (3)





Đời nào bánh đúc có xương?
---------------

Paul Doumer trở thành tổng thống thứ 14 của Cộng hòa Pháp 

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Đông La: Tương Lai và sự phục thù giai cấp




Thêm một bài viết hay của bác Đông La về "Ráo xư" Tương Lai, link: http://donglasg.blogspot.com/2015/12/tuong-lai-va-su-phuc-thu-giai-cap.html

-------------------




ĐÔNG LA
TƯƠNG LAI VÀ SỰ PHỤC THÙ GIAI CẤP!

Đất nước chúng ta hiện không tốt như ý những người tô hồng cũng không xấu như ý những người bôi đen. Tổng thể vẫn ổn định và phát triển, cuộc sống người dân nói chung hơn trước rất nhiều. Nhiều công trình ngày xưa trong mơ cũng không tưởng tượng ra nổi:
(Đại lộ Thăng Long)
Nhưng vẫn luôn có những sai trái, tệ nạn, yếu kém, nếu không  “chỉnh đốn”, sẽ đẩy đất nước chúng ta đến “nguy cơ tồn vong” như lời TBT Nguyễn Phú Trọng nói. Như tôi đã viết nhiều, cái chính là phải chẩn bệnh đúng và đưa ra toa thuốc phù hợp để trị bệnh cho xã hội, trong đó quan trọng nhất là tạo ra được một cơ chế giám sát thế nào đó để các hoạt động trong mọi lĩnh vực đời sống được thực hiện công minh; song song đó việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh để xét xử những vụ việc không công minh. Nhưng nói thì dễ làm mới khó bởi nó phụ thuộc vào trình độ, đạo đức của những người có trọng trách và trình độ mọi mặt của toàn xã hội.

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Đù me “công tích” (2)






Mấy đời bánh đúc có xương?
------
Tem in hình Đông Dương Tổng thống toàn quyền Đại thần Pau Doumer do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ
Entry trước kể chuyện trong 5 năm, từ 1897 đến 1902, quan thực dân Paul Doumer (Pôn Đù me), với vai trò Toàn quyền cai trị xứ Đông Dương đã để lại những “công tích” nhất định, đó là những cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội, văn hóa, mà phần lớn trong số đó, cho đến nay vẫn hữu ích với người Việt.
Paul Doumer cũng là một trong số hiếm hoi người Pháp thực dân có nhận xét tốt đẹp về người Việt. Ông đánh giá người Annam thông minh, cần mẫn và can đảm, hơn hẳn các dân tộc lân bang như Lào, Miên và Thái, kể cả Ấn Độ. Và ông cho rằng chỉ có người Nhật mới có thể có những đức tính tương đương với người Annam.

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Đù me “công tích” (1)





Mấy đời bánh đúc có xương?
----------

Toàn quyền Đông dương Paul Doumer (1897 - 1902)
Thời Pháp thuộc, ba nước Việt, Miên và Lào nằm trong Liên bang Đông Dương  do người Pháp lập ra. Riêng nước ta bị chia thành ba kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau, trong đó Nam kỳ là xứ trực trị, Trung kỳ và Bắc kỳ là xứ bảo hộ.
Đứng đầu Liên bang Đông Dương là một viên chức Pháp, được gọi là Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur Général de l'Indochine). Tuy trên danh nghĩa ba nước còn có ba ông vua ngồi đó, nhưng quyền uy quan Toàn quyền còn lớn gấp ba lần ba vua cộng lại.
Trong số các Toàn quyền Đông dương thì Paul Doumer (giữ chức vụ từ 1897 đến 1902) để lại nhiều dấu ấn hơn cả. Dân ta gọi theo đúng giọng Parisiens là ông Đù me đại nhân.

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Bong váng một thời





Chả biết thời còn Ủy ban Kế hoạch nhà nước thế nào, chứ sau này, với cơ chế xin – cho, bộ Hoạch thành ra cái nơi mà các tỉnh đều phải cầu cạnh. Ai chả muốn mang về cho địa phương mình các dự án lớn, gọi là dự án trọng điểm.
Tỉnh bạn có nhà máy đường có tượng đài thì tỉnh ta cũng có đài có đường lại phải hơn cái cảng. Mấy bác Kontum, Daklac chả biết đường xin, chứ khéo xin thì có khi cũng được bộ Hoạch “phân bổ” cho cái cảng biển, hehe.
Mình vào bộ Hoạch vài lần, mon men làm việc với cấp vụ chứ cỡ mình không có cửa thấy mặt cụ Thượng. Lãnh đạo mình là anh D. thì gặp cụ nhiều lần. Một hôm, lai rai chờ tiếp ông Phó H. bên Tổng Dầu khí, anh bảo, cụ Thượng hoàn toàn xứng đáng được dân Cà Mau dựng bia đá tượng đồng. Mình ngưỡng mộ lắm, xuýt khóc. Cứ nghèn nghẹn nơi ngực.
Nhớ một lần có việc đến bộ Hoạch, được một anh tướng rủ ra Hồ Tây nhậu.

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

Khuyển mã chí tình





------------

Gớm, đèo mẹ, hơn “sáu mươi năm cuộc đời” mới lại thấy xứ Annam ta vẫn còn có người yêu “mẫu cuốc” trung thành, tận tụy và mẫn cán đến thế. Là cứ tưởng cái giống hiếm hoi này đã tiệt nọc từ sau trận Điện Biên Phủ 7/5/1954.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Sân bay hạng bét – Việc gì phải xoắn



The Guide to Sleeping in Airports
----------
Hôm 17/10/2015, trang web chuyên xếp hạng các sân bay trên thế giới The Guide to Sleeping in Airports  (Những chỉ dẫn khi ngủ ở sân bay) công bố kết quả xếp hạng cho thấy sân bay Tân Sơn Nhất đứng thứ 4 trong danh sách các sân bay tệ nhất châu Á và ở vị trí thứ 8 trong số 10 sân bay tệ nhất thế giới.
Tân Sơn Nhất bị phàn nàn về tín hiệu wi-fi không ổn định, phòng vệ sinh kém sạch sẽ và sự hạn chế trong việc lựa chọn món ăn tại nhà hàng. Ngoài các tiêu chí bình chọn thông thường thì trang web này còn cảnh báo hành khách nên giữ gìn cẩn thận tiền bạc tư trang trước tệ nạn móc túi (?) và có chuyện nhũng nhiễu trong thủ tục hải quan tại sân bay.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Đoác Nhân Tôm





----------
- A nhô, a nhô! Chuột chù gọi Chim ưng. Báo cáo xếp, có ông khách hàng cứ đòi lên gặp anh bằng được.
- Thần linh ơi, mưa gió ngập lụt thế này mà cũng có khách đến mua đất hay sao? Tốt, tốt lắm, mời lên đây ngay!
- Tốt cái con khỉ mốc anh ơi. Ông khách này hai tuần trước vừa mua lô đất biệt thự tại dự án Little Đại Dương của công ty, nay xách cả hợp đồng lẫn gậy đến nằng nặc đòi gặp xếp.
- Ối giời ôi, biết ngay mà...thế là chết tôi rồi! Này, này, cô câu giờ giữ nó một lát cho anh và gọi ngay thằng Đoác Nhân Tôm đến cho tao. Khẩn trương!!!
...
Giám đốc Công ty bất động sản Cánh Đồng Hoang vừa kịp chụp cái mũ bảo hiểm lên đầu thì ông khách đã tông cửa xông vào.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

TTP với cuộc chiến bản quyền dược phẩm của Mỹ




Cuộc chiến pháp lý để xác định chủ sở hữu đối với các bài thuốc cổ truyền đang diễn ra gay gắt giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển, Người Ấn Độ ước tính rằng mỗi năm có khoảng 2.000 patent liên quan đến bài thuốc cổ truyền của họ đã được cấp do sai lầm của các cơ quan sáng chế trên toàn thế giới, trong đó chỉ tính riêng tại Brussels đã cấp 285 patent có liên quan.


---------
Tiền thầy bỏ túi
Trong cuộc chiến chống lại bệnh tật, nếu thầy thuốc được gọi là người chiến sĩ thì dược phẩm chính là vũ khí đạn dược của họ. Việc sản xuất và kinh doanh dược phẩm của người Mỹ mang lại siêu lợi nhuận có lẽ cũng chả kém mấy so với các anh lái súng xứ Cờ Hoa.
Thống kê từ 1995 – 2010, các hãng sản xuất dược phẩm tại Mỹ đã bỏ ra chi phí nghiên cứu khoảng 34,2 tỷ USD và thu về hơn 200 tỷ USD. Mỹ lại chiếm gần 1/2 thị trường dược phẩm toàn cầu với 289 tỷ USD doanh thu hàng năm, xếp sau Mỹ là EU và Nhật Bản.

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Để tôi tự xử...



Entry này trả lời câu hỏi: Tại sao mình đọc sách cụ Nguyễn Hiến Lê không "vào"?
--------------------------------


Trong bốn cụ này mình cực kỳ hâm mộ cụ có râu.

Cụ Nguyễn Hiến Lê là một tên tuổi lớn trong giới học giả miền Nam, chuyên về biên khảo và dịch thuật, được nhiều người trong giới cầm bút đánh giá cao cả về nhân cách lẫn học thuật.

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2015

NGU GÌ KHÔNG "ĐẠO"?



(Văn đạo Tràng an tự dịch... gà)
----------------------------------------------------
Sự cần thiết phải "đạo văn"
Có khá nhiều những định nghĩa về "đạo văn" đã được đưa ra, những định nghĩa này có khác nhau ít nhiều. Nhưng cho dù có những khác biệt, thì ai cũng hô khẩu hiệu rằng "đạo văn" là một hành vi vi phạm đạo đức không thể chấp nhận của một người trong giới trí thức.
Nhưng không “đạo văn” thì lấy cóc đâu ra “tri thức” để mà được gọi là “trí thức”.
Học, học nữa, học mãi. Sự học há chẳng phải là một quá trình đạo văn liên tục của đời người đó sao? Bé thì cần chăm chỉ “luộc” giáo huấn từ cha mẹ thầy cô, lớn thì phải tích cực “xào” kiến thức từ sách vở, từ xã hội, nhất là từ internet.
Mà có sao đâu, khi ta được cô giáo dạy “Hai nhân hai bằng bốn”, cô giáo ta “thuổng” kiến thức từ bảng Cửu chương đó thôi, khi ta được thầy dạy “Tổng các góc trong một tam giác bằng 180 độ”, thầy ta “chôm” kiến thức từ Euclid, một ông ất ơ người Hi Lạp đó mà.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Trường phái thơ tích hợp


SÁNG BẠCH 
(Thơ của Lý Đạo Thi, dán cột điện từ 1995)
-----------
Những gương mặt người
Quen mà không quen
Sương nén trong veo từng giọt cà phê muôn đời đen nhánh
Câm nín tiếng chim, khua vỡ buổi sáng lạnh
Gõ thức mặt trời
Em một mình ngồi khuấy
Loãng thời gian
Buổi sáng ôm anh nắng nói lời mê ngủ
Nỗi nhớ quàng quanh chiếc bàn nhỏ
Mây tái mặt thẫn thờ

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Phọt Phẹt - Phán Mọc sừng.



Nguồn:
http://www.photphet.info/2015/10/phan-moc-sung.html


PHÁN MỌC SỪNG.



Mời xem đề - mô, hố hố https://www.youtube.com/watch?v=alwXwifxbOk

***

Phọt_Phẹt: Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng.

Phán mọc sừng: Đây, còn 5 đồng cầm nốt đi. Gớm nữa.

Phọt_Phẹt: Đội ơn ngài. Chẳng hay ngài có còn thuê tôi nguyền rủa tiếp?

Phán mọc sừng: Bố vợ tôi chết rồi thì còn cần anh làm gì nữa.

Phọt_Phẹt: Sao lại có cái lý ấy được ạ?

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Chuyện bắt quàng





Hồi mình ở Cà Mau, lúc ấy ở độc thân trong cơ quan, mỗi khi cảm sốt loàng xoàng thường được bạn Thao nhiệt tình chở đến nhà anh Sáu Sĩ, ở phường 9, trên đường gần đến cái đài Truyền hình bây giờ
Nghe kể, Sáu Sĩ vốn là Thượng sĩ thông tin trong chế độ cũ. Thì biết vậy, chứ cũng không để tâm tìm hiểu thêm. Vì từng quen và nhậu chơi với nhiều ông “chế độ cũ” lưu dung, mà ông nào cũng bảo “tao thượng sĩ thông tin” chứ không ai khai “úy” hay “tá”, và càng không thấy ai “biệt động” hay “dù”. Bản thân Thao thì là con một ông “cuộc trưởng cảnh sát”, chắc cũng cỡ trưởng công an phường bây giờ chăng?
Sáu Sĩ khi ấy mở một phòng thuốc Nam từ thiện, chữa bệnh cho mọi người, người có tiền thì đưa một vài đồng tiền lẻ gì đấy, không có tiền thì OK, miễn!

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Công nghệ hỏa xa Tàu và chuyện ném đá nước sơn





Mẫu tàu cao tốc Cát Linh - Hà Đông vừa lộ diện, dư luận đã “dậy sóng” chê tơi tả.


Nhân đọc bài “Có phải Trung Quốc cho vay nên phải mua tàu của Trung Quốc?” trên  blog Người đồng bằng , bài do ông Trần Văn Thọ - một chuyên gia kinh tế đang giảng dạy tại đại học Waseda, Tokyo, Nhật -  viết.

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Cụ Tiên Điền bênh gái



Entry này có thể coi là một bổ túc cho bài Câu đối cụ Thợ Dìu, ai ưng thì mở ra đọc kèm, như ăn mắm với rau. Nhưng, xin đặt cái tựa như trên để gây sốc.  
1.     Thêm một câu đối nửa Nôm nửa Hán
Hôm trước đã giới thiệu một câu đối kỳ tài của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, viết mừng một ông người làng mần nhà mới:
“Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa tích tằng xưng tị ốc
Giàu ở làng, sang ở nước, nhờ trời nay đã vểnh râu tôm”.
Tưởng đã là độc nhất vô nhị. Nhưng còn một câu khác cũng tài tình không kém, và được cho là do chính vua Khải Định làm ra. Nhân vừa đọc lại cuốn Hơn nửa đời hư của cụ Vương Hồng Sển, xin dẫn ra đây:

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Syria - bomber luận





Trong hai năm qua, liên minh cầu bốn cẳng (gồm đến 40 nước) do chú Sam đứng đầu thực hiện các hoạt động chống khủng bố tại Syria. Tốn kém kể đã nhiều mà vẫn không có hiệu quả gì mấy, lãnh thổ IS ngày càng mở rộng, quân số và số vụ khủng bố ngày càng tăng. Một trong những nguyên nhân là do Mỹ và liên minh vẫn cố bám vào cái phao phe đối lập ở Syria mà lờ tịt đi chuyện chính cái đám “đối lập” đó là “cái nôi” sinh ra và nuôi dưỡng IS. Trên thực tế, thì chính IS đã từng được Mỹ tận tình huấn luyện và cung cấp tới 19% vũ khí, trong đó có cả tên lửa vác vai hiện đại FIM-92 Stinger.

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

"Yêu" nhau rào dậu cho kín.



Nhiều bữa đọc báo thấy thiên hạ nện nhau ì xèo, bỗng lẩn thẩn tự hỏi biên giới là gì?
Ai chả biết, biên giới là cái lằn ranh để phân định lãnh thổ giữa nước này với nước khác. Chẳng những có biên giới trên đất liền mà còn trên biển, trên không và rồi còn có cả biên giới sâu trong lòng đất nữa kia. 
Đấy là nói về biên giới quốc gia, còn trong một quốc gia, thì có địa giới vùng, địa giới tỉnh, địa giới huyện, làng xã.... Xuống đến từng nhà, thì “biên giới” thường được cụ thể hóa bằng cái hàng rào.
Giá đừng có dậu mùng tơi
Thế nào anh cũng qua chơi thăm nàng
Anh muốn thăm nàng thì xin anh đàng hoàng qua cổng,
Chứ đừng chui rào ba em uýnh, em hổng dám bênh ...

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Làm từ thiện khó phết.



Từ thiện thường được xem là một việc tự nguyện của mỗi người khi họ chia sẻ, san sẻ tài vật, hoặc công sức, hoặc lời nói, hoặc thái độ với những người ở vị thế thấp hơn, với những người kém may mắn hoặc sống trong hoàn cảnh đáng thương hơn mình.
Vì là việc tự nguyện của mỗi người, nên không có những nguyên tắc bắt buộc nào. Tuy nhiên, người Việt ta đánh giá cao việc chia sẻ xuất phát thuần túy từ tình thương đồng loại, đồng bào, mà không kèm theo một điều kiện nào, gọi là từ thiện bất vụ lợi.
Có rất nhiều định nghĩa hay ho và uyên bác về từ thiện, nhưng có thể hiểu một cách nôm na, qua lời hát của Trịnh Công Sơn: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng - Để làm gì em biết không?  Để chia sẻ, san sẻ với nhau..... chứ còn gì nữa hả Cụ?

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Người Việt lắm thói hư tật xấu - có phải do thơ Tố Hữu?




(Entry này được viết nhân đọc một vài bài viết trên blog Vương Trí Nhàn. Những bài viết này, như ông Nhàn nói, chưa phải là những phát ngôn đã được cân nhắc kỹ lưỡng mà cũng chưa phải là những bài viết hoàn chỉnh).
-----------
Ông Vương Trí Nhàn là một cây bút Phê bình lý luận văn học nổi tiếng ở ta, tác giả của những cuốn Những kiếp hoa dại, Cánh bướm và đóa hướng dương, Cây bút đời người, Buồn vui đời viết... in và tái bản nhiều lần cách đây đã nhiều năm trước. Những cuốn sách nói trên của ông có lối phê bình khoa học, hiện đại, mà văn phong lại sắc sảo và thẳng thắn. Đọc rất cuốn hút. 
Hiện ông Nhàn thiên về việc Nghiên cứu văn hóa hơn là Phê bình văn học và đặc biệt ưa viết về những thói hư tật xấu của người Việt. Mới đây, ông viết bài Tô Hoài - nhìn từ một khoảng cách gần (*) gây xôn xao trên mạng. Đọc cái đầu đề cứ tưởng ông trở lại làm phê bình văn học mà mừng. Hóa ra không hẳn như vậy.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Dân oan mất đất - xứ Vịt






Ở entry trước, cụ Lý mới chỉ thụt thò ra nửa quả táo “Dân oan mất đất”- xứ Huê Cầy, các chú cuồng Mẽo đã nuốt vội và thả trí tưởng tượng ra nửa kia của quả táo. Vì vậy, các chú mới đòi anh phải so sánh thế này so sánh thế nọ mới phải phép...
Ối chà phép tắc 4C (cái con củ cạc), anh ngại bộ 4T chứ ngại gì tông môn nhà các chú! Nhưng thôi, để các chú có cái mà so, anh chép lại một entry của anh ráo xư Pín nghé lừng danh đế quốc. Nguyên tên bài là “Dân oan mất đất”, anh chỉ chua thêm hai chữ "xứ Vịt" không thì chưa chắc các chú đã hiểu. 
Link đây: voongngaupin.blogspot.com/2013/10/dan-oan-mat-at.html

------------------

Dân oan mất đất

 Bị lấy đất sướng, nói thế cho nhanh mẹ nó luôn. con nào bật vả vỡ mẹ mồm luôn.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

“DÂN OAN MẤT ĐẤT” XỨ MẼO



Chả biết khi sang Mỹ, những nhà rân trủ xứ Vịt như anh Cù, anh Cày, chị Thủy... có còn thiết tha lóng bỏng với chuyện “dân oan mất đất” hay không? Hình như không. Nhưng nếu anh chị muốn vớt thêm chút sĩ diện về “tinh thần chanh đấu”, thì đây, cụ Lý xin mách các anh chị chuyện “dân oan mất đất” xứ Mẽo.
Là để các anh chị có cơ sở phát cmn cái đơn kiện chính phủ Mẽo, đặng nâng cái sự nghiệp “dân oan” của mình lên đến tầm "cuốc tế" ấy mà.
-----------
Lịch sử hình thành nước Mỹ có thể tính bắt đầu từ chuyến đi định mệnh của nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Cristoforo Colombo. Năm 1492, ông này định vượt Đại Tây Dương sang Châu Á, dọc đường mắt nhắm mắt mở thế nào đâm sầm vào lục địa này, mà trong bụng vẫn đinh ninh rằng mình đã đến Đông Ấn Độ. Vì vậy các thổ dân ở đây được gọi là người “Indians” và vùng đất mới này được người Tây Ban Nha gọi là “Tây Ấn Độ”. Mãi đến năm 1507, một anh thợ vẽ bản đồ là Martin Waldseemüller mới đặt tên cho lục địa mới này là "America", theo tên của Vespucci Amerigo, một ông thực dân khác cũng người Tây Ban Nha.
Người “Indians”, hay còn được gọi là người da đỏ, mà thực ra, màu da màu tóc của họ cũng chả khác ta là mấy, vì theo các nhà nghiên cứu nhân chủng học của Đại học Havard, thì họ thuộc đại chủng Mongoloist, tức là tộc người Mông Cổ.

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Mõm chó - Vó ngựa




Bài bê về từ bên nhà anh Phọt Phẹt chuyên gia đái dắt. Xin chân chọng giới thiệu:


MỒM CHÓ - VÓ NGỰA.



Con Phú ngẫn đệ tôi phán:

Câu chuyện xảy ra ở Ireland, một người đàn ông ngồi trên thành cầu định gieo mình xuống sông kết liễu cuộc đời, đã được cứu sống một cách tình cờ bằng một cậu bé chỉ bằng câu hỏi thăm với 3 từ đơn giản: "Are you okay?"

Vợ người đàn ông chết hụt kia đã cho chồng biết rằng mình có thai sau đó ít lâu, và tên của đứa bé được đặt theo tên của vị ân nhân nhỏ tuổi.

Tôi cũng từng đọc về một cây vợt người Thụy Sĩ trong một trận đấu quan trọng, trước ống kính máy quay đã làm những hành động khó hiểu. Anh ta cố xua đuổi một con ruồi đang đậu trên sàn để tránh làm nó bị thương khi di chuyển.

Một dân tộc hậu duệ của cướp biển Viking khát máu hay một đất nước chưa từng nếm mùi binh biến, đều có thể sản sinh ra những công dân như vậy.

Họ không ném đá bộ trưởng giáo dục vì tiến hành cải cách dù chưa biết kết quả ra sao, họ cũng không đòi bộ trưởng Y tế phải từ chức dù chưa hiểu đầu cua tai nheo dịch bệnh thế nào. Họ thông cảm, sẻ chia với những khó khăn, mỉm cười hỏi "are you okay?" thay vì cố đạp những người đang loay hoay xuống dòng nước xiết.

Phi lý trí, ích kỷ và bầy đàn dường như là đặc trưng rõ nét của những dân tộc hồng hoang, chậm tiến. Thay vì kêu gào đòi trà đá từ thiện cho những kẻ lười biếng và cổ vũ việc lấn chiếm vỉa hè, liệu đã bao giờ họ mang cho các anh CSGT vất vả phân luồng giữa trưa hè 40 độ một chai nước lạnh?

Họ thích chửi bới những thực thể không có mồm để cãi lại, như chính quyền, ngành nghề hay xã hội và ngất ngây với những hành vi sai trái được mạ kền. Sợ quá khi cái ác núp dưới tấm áo choàng dư luận.

Hãy hy vọng rằng những thế hệ người Việt rồi đây sẽ nhân bản hơn, sẽ hỏi "are you okay?" nhiều hơn thay vì chỉ dùng miệng vào việc uống rượu, đánh son, gặm chân gà và chửi.

Còn đây là ruột gan của Nguyễn Tuấn Hải, cũng đệ tôi luôn:))

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Bạn A Đam và bạn A Pó - ai cần điểm ưu tiên?





Chuyện ưu tiên cộng điểm thi vào đại học đã được thực hiện nhiều năm trước, nhưng hầu như không ai thắc mắc. Tại sao năm nay nhiều người lại dị ứng với chính sách “ưu tiên” như vậy?
Nguyên nhân là thế này, mọi năm thi tốt nghiệp và thi đại học tách thành hai kỳ. Năm nay thí điểm, bộ Dục nhập chung vào một.
Vì thi đại học và tốt nghiệp PTTH được gộp chung, nên đề thi năm nay, bộ Dục phải soạn sao cho phù hợp với trình độ của số đông, để học sinh nào cũng có thể làm được khoảng 60% -70%, mục đích là giữ cho tỷ lệ tốt nghiệp không thấp quá so với các năm trước. Và như thế cũng là để đảm bảo tính công bằng giữa các thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm nay so với các năm trước.
Như vậy, với 3 môn thi có tổng điểm tối đa là 30 điểm, thì một bạn học sinh trung bình hơi kha khá có thể đạt (70% x 30 điểm) = 21 điểm.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Bắt quàng làm họ...





Chú Bẩy Lộc đại thúc mình, trong các cuộc nhậu thường bảo “trên có hai ông Sáu, kế tới tao nghe mậy, tao rót là phải uống”.
Hai ông Sáu, thời đó là Sáu Kiệt và Sáu Khải. Kế đến thì là chú chúng mình, thứ Bẩy chứ còn ai? Cãi sao đặng với ông lão tập kết già hàm. Uống.
Một ông làm giám đốc xí nghiệp thuộc Công ty Cấp nước S (hồi ấy chưa thành Tổng), trong bảng chấm lương công nhân, bịa ra cái tên Phan Văn Khái và Võ Văn Kiết, lĩnh lương thợ, bậc 3/7. Chỉ là ngứa mồm tếu táo, không có ác ý, vả lại trong lúc làm bảng lương bảng lậu, ông Xí nghiệp nhớ tới hồi cùng nằm R với hai ông cốp hay chăng? Xưa tôi lính ông, giờ ông lính tôi, cho mượn giải quyết khâu oai chút được không?
Mình cũng "oai" ra phết, nhìn thấy ông Kiệt vài lần chứ bộ, nhưng lần đầu tiên nghe chữ “chú Sáu” là từ mồm anh H, lúc ấy mới từ Giám đốc Công ty PTN lên làm Phó Giám đốc Sở X. Nghe anh H một câu “chú Sáu”, hai câu “chú Sáu”, câu thứ tám vẫn “chú Sáu”, những tưởng “chú Sáu” là ông kẹ nào đó bà con bên vợ nhà anh. Sau ngây ngô hỏi chú Sáu nào vậy anh, anh mới bảo chú Sáu là chú sáu Dân, là ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt đó nghe mậy.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

MH370 và những “lời đồn”, từ Tây tới Tàu



Mảnh vỡ được tìm thấy trên đảo Reunion được xác nhận là thuộc về máy bay MH370. Nhưng vẫn còn một câu hỏi liệu đây có phải là âm mưu đánh lạc hướng của quân khủng bố?
Sáng nay (6-8-2015), VTV thông báo: Thủ tướng Malaysia chính thức xác nhận mảnh vỡ trôi dạt vào bờ hòn đảo Reunion, Pháp, thuộc về chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Tinh hoa khắm lặm




Entry này lấy cảm hứng từ bài viết này và tấm ảnh dưới đây, cũng chép lại từ lóc Người đồng bằng:

Góc từng là nhà vs của hs. Lưu Công Nhân. Ảnh: Lương Cường – iPhone.

Trên ảnh là mấy bác, trong đó có cụ Trần, có anh Lưu..., những người thuộc tầng lớp “tinh hoa”, chụp tại một nhà hàng trên đường XXX. Thôi, xin khai toạc ra cho rồi, đó là số nhà 209 bis Nguyễn Văn Thủ, quận 1, từng là nhà của cố họa sĩ tài danh Lưu Công Nhân, nay con cháu cụ cho nhà hàng Kỳ Đồng 2 (?) thuê lại.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Người Việt "giống đười ươi"?

Charles Darwin đã tìm ra nguồn gốc loài người và Anber Einstein xác nhận.


Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613), tự là Hoằng Phu, hiệu là Nghị Trai, người làng Phùng Xá (làng Bùng), thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội, đỗ Hoàng Giáp năm Quang Hưng thứ 3 (1580) đời Lê Thế tông.

Năm Đinh Dậu 1597, Phùng Khắc Khoan được vua Lê Thế Tông cử làm Chánh sứ phái đoàn An Nam tại Yên Kinh (tên gọi cũ của Bắc Kinh, Trung Quốc).

Bấy giờ có một rắc rối là nhà Minh đã nhận lễ của nhà Mạc, nên Phùng Khắc Khoan phải trổ tài ngoại giao để nhà Lê được công nhận lại.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Trẻ con không được ăn thịt chó?


(Không phù hợp với trẻ em chưa biết chữ)

Thịt chó

Trước khi Dự thảo điều lệ trường tiểu học, trong đó có chức danh “Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng tự quản” được đưa ra để lấy ý kiến, thì từ năm 2012, mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự án GPE-VNEN, Global Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva) đã được triển khai.

Mô hình VNEN lấy trung tâm là học sinh tiểu học và mọi phần tử xung quanh đều hướng đến việc kích thích tính độc lập và sáng tạo của trẻ em. 

Dự án này do Quỹ hỗ trợ toàn cầu về giáo dục của Liên Hiệp Quốc tài trợ không hoàn lại (84,6 triệu USD giai đoạn 2011-2015). Trên thực tế, mô hình VNEN đã được triển khai từ năm học 2012 - 2013 ở 1.447 trường tiểu học thuộc 63 tỉnh, thành phố, trong đó chủ yếu là các trường ở vùng khó khăn, đến nay đã nhân rộng thí điểm ở 2.500 trường tiểu học, trong đó có 1.039 trường tự nguyện áp dụng.

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

"Anh hùng" Lê Thị Châm – Mãi mãi tuổi năm mươi.



 

Ảnh trích từ clip: Xúc xích cán qua nửa người và đầu

Nhưng thật may, bà Châm chỉ bị đa chấn thương

Khoan khoan nói chuyện nữ anh hùng mãi mãi tuổi năm mươi, hãy nghe chuyện "anh hùng cứu mỹ nhân" cái đã:

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Cong và cớn


Trước hết phải nói rằng, vẽ và làm những đường cong bao giờ cũng khó hơn nhiều so với đường thẳng. Vì thế, không thằng nào - kể cả thâm và nhọ như Tàu - rỗi hơi, tự thiết kế và tự bò ra thi công những đường cong, nếu nó không có tác dụng.

Vả lại, trong thiết kế giao thông, nào là đường biển, đường sông, đường bộ, và đường sắt, thì tối ưu vẫn là đường thẳng và phẳng. Đường hàng không thì tuyến bay thẳng cũng là tuyến tối ưu.

Tối ưu ở đây gồm:

Về chi phí xây dựng, đường thẳng dĩ nhiên là đường ngắn nhất nối giữa hai điểm, vì thế khối lượng vật liệu, nhân công, xe máy sử dụng sẽ là ít hơn so với đường cong và dốc. 

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Chuyện Mẽo - Có hai trăm triệu việc này mới xong!



“Triệu” ở đây, phải hiểu là triệu đô (USD), và “việc này mới xong” là việc "chạy" TPA - Quyền thúc đẩy thương mại, hay nói gọn, là quyền đàm phán nhanh của lão Obama vừa được Hạ viện Mỹ thông qua hôm 19-6-2015.
Ở các nước phát triển như Mỹ, chuyện dùng đồng tiền để “chạy” giấy phép, “chạy” dự án..., thậm chí là “chạy” chính sách, dự luật, thì cũng là chuyện bình thường. Và họ cũng có “cò” như ở ta.
Ở nước Mỹ, nghề này xuất hiện từ khi họ mới lập quốc. Nôm na, đó là nghề “chạy chọt” ngoài nghị trường nhằm tác động lên các ông dân biểu trong Quốc hội (Thượng viện và Hạ viện) để họ đưa ra hay ủng hộ các đạo luật, các nghị quyết, các quyết định mang tính chính sách có lợi cho các nhóm lợi ích khác nhau.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Chuyện cụ Diệm "trưng cầu dân ý" (2)



(Tiếp theo phần 1)

Vậy là, ngày 4-10-1955, một cuộc họp gồm đại diện của 15 đoàn thể chính trị, tôn giáo, thanh niên, lao động, phụ nữ, lập ra một ủy ban mang tên “Ủy ban Trưng cầu dân ý”, đưa kiến nghị đòi truất phế quốc trưởng Bảo Đại kèm suy tôn cụ Diệm. Hai ngày sau (6-10), cụ Diệm lạch bạch triệu tập một cuộc họp Hội đồng Chính phủ chấp thuận “nguyện vọng” của dân chúng và hai ngày sau nữa (8-10) thì bộ Nội vụ ra tuyên cáo, sẽ tổ chức “trưng cầu dân ý” vào ngày 23/10/1955.
Trong khi ấy thì quốc trưởng Bảo Đại vẫn còn đang mơ màng ở xứ Riviera nước Pháp và nếu chẳng mơ màng thì ngài cũng làm gì có đủ thời giờ và phương tiện để mà phản công cụ Diệm.

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Chuyện cụ Diệm "trưng cầu dân ý" (1)


Năm 1933, để cải cách triều đình, Hoàng đế Bảo Đại cách chức một loạt 5 ông Thượng thư các Bộ: Lại, Hình, Binh, Lễ, Công. Nguyên nhân? Vì các ông này vốn chỉ thông nho học, mà bây giờ lại là thời của những người Tây học. Thời ấy, cụ Diệm được Bảo Đại ưu ái giao cho chức Thượng thư bộ Lại.
Ngày 7-7-1954, cụ Diệm lại được quốc trưởng Bảo Đại chính thức bổ nhiệm chức thủ tướng Quốc Gia Việt Nam (Nam Việt Nam). Lần này thì chẳng còn thuần túy là “ưu ái” nữa mà là nhờ áp lực của người Mỹ đối với người Pháp và với cả quốc trưởng Bảo Đại. Đó là chưa kể bản thân cụ Diệm cũng có viết cho ông Bảo Đại một cái thư bốn năm trương (trang), nghĩa là lạy lục khú lụ không thể tưởng tượng được, để xin được làm thủ tướng ở trong ấy” (Hoàng Xuân Hãn – trả lời phỏng vấn của Thụy Khuê). “Cái thư ấy tôi có được đọc”- vẫn lời cụ Hoàng Xuân Hãn.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Một cuộc “trưng cầu dân ý” bất thành



Năm 2001, một người bạn tôi có con gái học lớp 8 tại trường trung học cơ sở khá nổi tiếng, thuộc một tỉnh miền Tây.
Hội trưởng hội phụ huynh của lớp vốn là một bà chủ tiệm vàng, cũng có con gái học lớp này. Trong các cuộc vận động đóng góp gây quỹ cho hội phụ huynh lớp và trường thì bà hội trưởng luôn là người năng nổ và có “thành tích cao”. Hàng năm, cứ vào dịp ngày khai trường và ngày 20-11, riêng bà này “tài trợ” các thầy cô bộ môn trong lớp ít nhất mỗi người một bộ quần áo. Các thầy thì nhận vải may quần dài và áo sơ mi, còn các cô thường được tặng một xấp vải lụa để may một bộ áo dài. Cô chủ nhiệm, dĩ nhiên bao giờ cũng có phần quà hậu hĩnh hơn cả.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

"Thảm họa" bình loạn - từ bóng đá đến nghị trường




Trận đấu giữa đội tuyển U23 Việt Nam – U23 Malaysia ngày 2/6 phát trên VTV6, do Bình luận viên Tạ Biên Cương bình luận.
Từ trước đến giờ, nhiều câu nói ngẫu hứng của Tạ Biên Cương khi bình luận bóng đá đã  được người yêu kẻ ghét tập hợp thành một bộ sưu tập có tên “Thảm họa bình luận viên Tạ Biên Cương”. Có người thích, có người chê. Có người chịu không nổi đến mức “phải chuyển kênh” nhưng có những người “nghe riết đâm nghiện”.