Năm
1933, để cải cách triều đình, Hoàng đế Bảo Đại cách chức một loạt 5 ông
Thượng thư các Bộ: Lại, Hình, Binh, Lễ, Công. Nguyên nhân? Vì các ông này
vốn chỉ thông nho học, mà bây giờ lại là thời của những người Tây học. Thời ấy, cụ Diệm được Bảo Đại ưu ái giao cho chức Thượng thư bộ Lại.
Ngày
7-7-1954, cụ Diệm lại được quốc trưởng Bảo Đại chính thức bổ nhiệm
chức thủ tướng Quốc Gia Việt Nam (Nam Việt Nam). Lần này thì chẳng còn thuần túy là
“ưu ái” nữa mà là nhờ áp lực của người Mỹ đối với người Pháp và với
cả quốc trưởng Bảo Đại. Đó là chưa kể bản thân cụ Diệm cũng “có viết cho ông Bảo Đại một cái thư bốn năm trương (trang), nghĩa là lạy
lục khú lụ không thể tưởng tượng được, để xin được làm thủ tướng ở trong ấy” (Hoàng Xuân
Hãn – trả lời phỏng vấn của Thụy Khuê). “Cái thư ấy tôi có được đọc”- vẫn lời cụ Hoàng Xuân Hãn.
Sự nghiệp “đả thực - bài phong” (đánh thực dân – bài trừ phong kiến) của cụ Diệm chỉ thực sự bắt đầu từ đây.
Sự nghiệp “đả thực - bài phong” (đánh thực dân – bài trừ phong kiến) của cụ Diệm chỉ thực sự bắt đầu từ đây.
Nhưng
lúc này (7-1954) thì còn gì để mà “đả thực” nữa, khi mà toàn bộ
đoàn quân xâm lược của thực dân Đại Pháp đã bị tướng Giáp của Việt
Minh tống tiễn bằng quả bom Điện Biên phủ “chấn động địa cầu”? Vả
lại cụ Diệm nỡ lòng nào “đả thực”, khi anh cụ là Ngô Đình Thục đã
từng kể công hãn mã với “thực” rằng:
“ …với tư cách của một Giám mục, của một người An-nam, và với tư cách là người
con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới
đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành
quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do
Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ- an và Hà-tĩnh …” (Thư của Giám mục Ngô Đình
Thục gởi Toàn Quyền Decoux, 21 – 08 – 1944).
Tưởng
vậy, nhưng hóa ra vẫn còn có lý do cho cụ Diệm “đả thực”. Vì ngay
sau khi hay tin cụ Diệm được Bảo Đại bổ nhiệm Thủ Tướng thì tổng thống
Hoa Kỳ là Eisenhower đã gửi công hàm thông báo từ nay chính phủ Quốc gia Việt
Nam sẽ nhận viện trợ trực tiếp từ Hoa Kỳ chứ không qua nhà đương cục Pháp như
trước. Và cũng bắt đầu từ đây, thế chân người Pháp, Hoa Kỳ sẽ là cường
quốc Tây Phương duy nhất và độc quyền can dự vào Việt Nam.
Thư "kể công" của Ngô Đình Thục gửi toàn quyền Decoux |
“Đả
thực” xong rồi, thì cụ Diệm tính đến chuyện “bài phong”. Đầu sỏ
phong kiến thì còn có thể là ai khác, ngoài chính cái “thèng” đã
vì những lời “lạy lục khú lụ
không thể tưởng tượng được” của cụ mà trực tiếp đưa cụ
lên ghế thủ tướng?
Vậy
là, ngày 30 – 04 – 1955, “Hội đồng cách mạng quốc gia” được cụ tập hợp,
họp đại hội tại Tòa Đô chánh sài Gòn, chính thức phát động một phong
trào đòi truất phế quốc trưởng Bảo Đại (mới có một vế là truất phế Bảo Đại, chưa có ý suy tôn cụ Diệm).
Tại
Huế, ngày 16-6, hưởng ứng “phong trào”, cụ Cẩn - em cụ Diệm, triệu tập Hội
đồng tôn nhơn phủ của Nguyễn Phước tộc, ra tuyên bố bất tín nhiệm đối
với Nguyễn Phước Vĩnh Thụy (tức Bảo Đại), đồng thời Tôn nhân phủ cũng xác nhận cụ Diệm
mới đúng thật là người “tranh đấu cho tự do”. Rõ là “đường đường chính
chính” nhé! Các mệ có ai còn "lăn tăn" thì cho biết sớm để cụ Cố trầu bố trí cho vào Chín hầm mà “ngâm cứu” tiếp nào?
Nhưng
đến tháng 8-1955, cụ Diệm lại lo ngại thế lực bành trướng và ô hợp của đám “Hội
đồng cách mạng quốc gia”, nên cho cảnh sát bao vây trụ sở hội đồng tại đường
Phùng Khắc Khoan, khiến cho tổ chức này không thể tiếp tục hoạt
động. Công cuộc tuyên truyền và hậu thuẫn cho việc phế truất Bảo Đại và đưa cụ Diệm lên ngôi được chuyển giao
cho một tổ chức có tên gọi tương tự là “Phong trào Cách mạng Quốc gia”.
Vì thế, phong trào này sẽ do đích thân Tổng trưởng thông tin của
chính phủ, một “mưu sĩ nhà họ Ngô” là Trần Chánh Thành làm trung ương chủ tịch. (Ông
Thành cũng chính là một trong hai người hôm 31-5-1955 đã “sắt máu”
đòi “mở cửa kinh thành Huế, tịch
thu các vật dụng trong văn phòng quốc trưởng, kể cả ấn tín”).
Nhưng người thực sự chỉ đạo “phong trào”, thì chính là anh em nhà cụ
Diệm chia nhau - cụ Cẩn phụ trách Trung phần và cụ Nhu phụ trách Nam phần.
Chiến
dịch tuyên truyền nhằm phế truất
Bảo Đại và suy tôn cụ Diệm bắt đầu.
Ông
Đỗ Mậu, hồi ấy là chủ tịch phong trào Cách mạng quốc gia của bốn tỉnh duyên
hải kể lại trong
hồi ký: “...những tài liệu do Bộ Thông
Tin Sài Gòn gởi ra cũng như những chỉ thị mật của Phong trào Cách mạng quốc gia
từ Huế gởi vào cho tôi đều chủ yếu tập trung vào việc lên án những tội lỗi của
vua Bảo Đại vô đức vô tài… Lên án không chưa đủ, chỉ thị còn bắt phải khơi dậy
lòng căm thù ông Bảo Đại trong quần chúng nữa! ...
Cả một chiến dịch bao trùm từ Cà Mau đến Bến Hải
do chính quyền yểm trợ trên cả hai mặt nội dung lẫn phương tiện, hung hăng và rầm
rộ tìm cách đạp Bảo Đại xuống bùn dơ của lịch sử. Cả nước được vận động để phỉ
nhổ Bảo Đại như là một hiện thân xấu xa nhất hơn cả Lê Chiêu Thống và Lê Long
Đĩnh. Hai đài phát thanh Sài Gòn và Huế, phối hợp với báo chí trong gần một
tháng trời, liên tục mạt sát ông Bảo Đại và thúc dục dân chúng quất roi và đốt
lửa những hình nộm Bảo Đại”.
Về phía cụ
Diệm, dĩ nhiên ban nhạc nhà thờ sẽ chỉ hát rặt một thứ Thánh ca. Tại
Huế, trung tâm quyền lực xếp thứ hai sau Sài Gòn, đích thân ông Đỗ
Mậu thuyết trình đề tài "Chí sĩ Ngô Đình Diệm với chính nghĩa quốc gia"
trước hàng ngàn dân chúng. Bài thuyết trình này sau đó lại được cụ Cẩn
cho phát đi phát lại trên đài phát thanh Huế 7 đêm liên tục, rồi được Bộ Thông
tin in ra phát không khắp các tỉnh để làm tài liệu tuyên truyền học tập.
Trên
hệ thống báo chí của cụ Diệm, Bảo Đại được mô tả như là một ông vua hư
đốn về mặt đạo đức. Và lại còn là kẻ đần độn về mặt chính trị, mặc dù
những nhân chứng đáng tin (Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn...) có dịp
tiếp xúc với ông sau này kể lại, thực tế không phải như vậy.
Theo
truyền thông cụ Diệm, Bảo Đại là “một
kẻ hiếu sắc, rượu chè, tham lam và đần độn, đã thế còn thỏa hiệp với âm mưu
tái lập chế độ thực dân, thông đồng với cộng sản và bao che cho những sứ quân
“thoái hóa” và “phong kiến””.
Một
loại bài kéo dài tới ba tuần lễ đăng trên báo Thời đại kể ra những chuyện
gọi là “thâm cung bí sử” của vị vua này.
Từ
chuyện Bảo Đại chỉ là con rơi của vua Khải Định vì “ai cũng biết” là Khải
Định bất lực nên không thể có con, tác giả còn đi xa hơn nữa bằng một
giả thiết rằng “có thể hoàng gia đã ra
một chỉ dụ tuyên bố rằng không một người nào không có khả năng sinh con đẻ cái
lại có thể được chấp nhận là hoàng đế, do đó bằng mọi giá Khải Định phải lấy một
cung nữ có tên là Cúc (sau này là Huệ Phi) để có sẵn cái thai trong bụng”
và “Khải Định đã hối lộ người cha thực của
Bảo Đại để ông này im tiếng”.
Báo
chí cũng tập trung khai thác tối đa
vào sự khác biệt về hình thể và tâm lý giữa hai ông vua để chứng
minh họ không có cùng một dòng máu. Tỷ như Khải Định và Đồng Khánh thì
nhu nhược, gầy ốm, trong khi đó thì Bảo Đại lại chững chạc, phương phi; hoặc
Khải Định xa lánh đàn bà mà Bảo Đại lại là kẻ háo sắc.
Báo
chí cũng liệt kê một loạt chuyện lăng nhăng tình ái, vợ nọ, nhân
tình kia, rồi chuyện ăn chơi cờ bạc của cựu hoàng và cho rằng, đó là
do Bảo Đại chịu ảnh hưởng của thực dân, vì chính người Pháp đã nuôi dạy
Bảo Đại từ lúc bé. Nhưng chuyện “thâm cung” mãi, rồi cũng bí sử... nghĩa
chả còn gì để nói, thì đến lúc tờ báo kết luận: “Quý độc giả phải đồng ý với chúng tôi về điểm
này, Bảo Đại chỉ là lá bài của Pháp – hoặc chính xác hơn nữa – của một số quan
chức thực dân Pháp”.
Hình
ảnh “phương diện quốc gia” chỉ thạo nghề ăn chơi trác táng chỉ là một
phần nhỏ trong chiến dịch bôi lọ nồi lên mặt vị quốc trưởng thời mạt
vận. Đến cái tội “là vua bù nhìn, là
nhà lãnh đạo chia rẽ dân tộc, chia rẽ đất nước, đã bán đứng đất nước cho Pháp
và Nhật nay lại cấu kết với thực dân và cộng sản bán nước một lần nữa” thì
mới là tội to, không truất phế thì để làm gì?
Tất nhiên là cụ
Diệm biết tội quốc trưởng cả đấy, nhưng cụ “nhân từ” lắm, cụ cứ để im xem sao, cụ chờ...
Tấm chân dung quốc trưởng cũng bị đánh hội đồng. |
Tiếp
theo sự chỉ trích của báo chí và các cơ quan tuyên truyền, đến lượt
hàng loạt “thỉnh nguyện thư” của đủ những thành phần, từ các cơ quan của
chính phủ và các phong trào chính trị miền Nam (hầu hết do gia đình cụ
Diệm điều hành) cho đến của lính tráng và thường dân, được gửi lên,
khẩn thiết đòi cụ Diệm phải truất phế ngôi vị quốc trưởng của Bảo Đại và
thỉnh cầu cụ lên thay.
Ý
dân là ý Chúa, đến nước này thì cụ Diệm hết chịu nổi, cụ đành phải “bất đắc dĩ” mà "chịu" tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý”, tuy thật ra trước đó vào khoảng
tháng 7-1955 cụ đã tham vấn trùm tình báo CIA ở Việt Nam lúc bấy giờ
là Edward Lansdale về việc này. Và “tình
cờ” thế nào mà, cũng giống ông Nhu, Lansdale đã gợi ý cho cụ rằng nên dùng hình
thức trưng cầu dân ý là tiện lợi nhất.
Cho nên, người ta gọi đó là “hiệp thông”, cứ như chuyện Khổng Minh với Chu Du không ai bảo ai cùng viết chữ “hỏa” vào lòng bàn tay trước khi đánh trận Xích Bích vậy.
(còn)
Cho nên, người ta gọi đó là “hiệp thông”, cứ như chuyện Khổng Minh với Chu Du không ai bảo ai cùng viết chữ “hỏa” vào lòng bàn tay trước khi đánh trận Xích Bích vậy.
(còn)
CHUYỆN HÀ NỘI TRƯNG CẦU DÂN Ý :
Trả lờiXóa60 năm sau (Em ơi 60 năm, 60 năm cuộc đời...), ở thủ đô nghìn năm văn hiến cũng có chuyện trưng cầu dân ý.
Dưới đây là của MỘT THẾ GIỚI :
Về lý thuyết, cây đô thị đã chết thì cần phải thay thế, nhất là những cây cổ thụ để đảm bảo an toàn cho người dân. Tuy nhiên, Hà Nội lại đang cho đóng những tấm biển trưng cầu dân ý lên những thân cây chết ấy để xem xét việc có nên chặt bỏ, thay thế hay không. Điều này khiến người cảm thấy hết sức khó hiểu.?.
Chiều 19.3, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội đã bắt đầu cho treo những tấm biển trưng cầu ý kiến của người dân về việc chuẩn bị thay thế những cây bị chết.
Dự kiến đến hết sáng nay (20.3), sẽ có khoảng 100 cây chết trên địa bàn thủ đô được treo biển.Tấm biển kích thước 30x20cm, chất liệu bằng tôn, có ghi rõ: “Cây dự kiến đánh chuyển, cây trồng mới.”
Gần đây, người ta lại đóng biển trưng cầu dân ý về việc chặt bỏ những cây này khiến người dân khó hiểu.
Sau khi treo biển một tuần, công ty Công viên cây xanh sẽ tiếp nhận thông tin phản hồi của người dân qua số máy 04.39764540, trực 24/24 giờ. Nếu trường hợp không có ý kiến phản đối của người dân, cây sẽ được đánh chuyển, thay thế bằng một cây đúng chủng loại, kích thước theo quy định.
Việc làm này của lãnh đạo thành phố nhằm tạo nên tính khách quan với người dân. Làn sóng dư luận phản đối việc chặt cây đang lên cao sau khi thành phố vừa ra quyết định chặt hạ và thay thế 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố của thủ đô.
Ngay sau khi quyết định được đưa ra, người dân thủ đô đã hết sức bất ngờ và cảm thấy nuối tiếc khi một loạt cây xanh ở nhiều tuyến phố bị đốn hạ không thương tiếc. Những con phố xanh tươi, rợp bóng cây nay bỗng trở nên trơ trọi.
Những cây xà cữ đã chết đặc biệt nguy hiểm đối với người dân khi mùa mưa bão đến.
Tuy nhiên, việc khiến người dân cảm thấy khó hiểu hơn cả là việc Hà Nội cho đóng những tấm biển trưng cầu dân ý lên những cây đã chết để xem xét việc có nên chặt bỏ và thay thế hay không.
Bác Nguyễn Văn Hải (Lý Nam Đế, Hà Nội) cho biết: “Cây đã chết rồi thì cần phải được chặt bỏ đi để người dân đi lại được an toàn. Nhất là những khi trời mưa hay mưa bão. Đằng này, người ta còn đóng biển trưng cầu dân ý để làm gì”.
Theo bác Hải, thì chiều qua có công nhân đến đóng tấm biển trưng cầu dân ý lên 2 cây xà cừ đã chết trên đường Lý Nam Đế. 2 cây xà cừ này có đường kính khá lớn và đã chết từ lâu. Thân cây đã khô từ gốc lên đến ngọn. Vỏ cây bong tróc gần hết.
Cùng quan điểm với bác Hải, cô Nguyễn Thị Thảo cho hay: “Quan điểm của tôi là cây đang sống tươi tốt, khỏe mạnh thì cần trưng cầu dân ý. Còn với cây đã chết, cong, mục, xấu… thì phải chặt bỏ và thay thế mà không cần hỏi người dân”.
"Nếu người dân không đồng tình chặt những cây xà cừ đã chết này đi thì không lẽ là lãnh đạo thành phố hay những công ty xanh cũng bỏ mặc hay sao?. Nhỡ cây có gãy đổ sập nhà người dân hay người đi đường thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Cây xanh là tài sản của thành phố, trồng hay chặt là quyền và trách nhiệm của các lãnh đạo. Tuy nhiên, việc gì lên làm thì hãy làm", cô Thảo giả sử.
Về thủ tục chặt hạ cây sâu mục, cây chết trên địa bàn thành phố, ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó Tổng Giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công viên cây xanh cho biết, đơn vị đã xin phép đầy đủ các cơ quan chức năng của thành phố để được được chặt hạ, thay thế theo đúng quy định.
Theo kế hoạch năm 2015, công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội sẽ thay thế, cắt, tỉa, chặt hạ, dự kiến 4.340 cây trên 63 tuyến phố. Những cây sẽ không nằm trong dự án thay thế 6.700 cây của thành phố.
Nhận xét : Cụ Diệm mà tái sinh thì cũng lạy các bác ở Hà nội ngàn lạy, vì các bác ấy sáng tạo cực. Chả cần hao tâm tổn trí mà vẫn đạt được kết quả mong muốn.
CHUYỆN NHÀ TRẦN TRƯNG CẦU DÂN Ý
Trả lờiXóaNăm 1284, Thượng hoàng Trần Thánh Hoàng tổ chức Hội nghị Diên Hồng, triệu họp các phụ lão trong cả nước để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Việt Nam lần thứ 2.
NẶC 15:13
Hội nghị này được tổ chức trước thềm điện Diên Hồng vào tháng chạp năm Giáp Thân 1284. Hội nghị không bàn đến chiến lược, chiến thuật quân sự mà chỉ bàn: nên đánh hay nên hoà.
Hội nghị Diên Hồng được xem như cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các phụ lão có thể coi là những đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của chính quyền nhà Trần đến người dân.