|
Marseille, 21/6/22, Hoàng đế Annam xuất hiện bên cạnh bộ trưởng Sarraut (Nguồn do bác Khoằm cung cấp từ comment dưới) |
Năm 1922, Chính phủ Pháp mở cuộc Đấu xảo
thuộc địa tại Marseille (Exposition
coloniale de Marseille) và mời vua Annam lúc
bấy giờ là Khải Định sang dự.
Tháng 6 năm ấy, vua Khải Định cập bến Marseille sau 1 tháng đi
tàu biển từ Việt Nam. Đây là chuyến Tây du chính thức đầu tiên của một vị vua
nước Việt.
Vốn là một người có “gu” ăn mặc khá lạ, không
tuân theo truyền thống khăn áo của các “tiên đế”, Khải Định từng bị các nhà nho,
nhà báo trong nước chế diễu.
Ngoài chuyện ăn mặc thì cách hành xử của
Khải Định tại “Mẫu quốc” cũng có nhiều tai tiếng. Ở Paris, cụ Phan
Chu Trinh viết một bức thư bằng chữ Hán đề ngày 14-7-1922, lời lẽ đanh
thép vạch ra 7 tội của “hôn quân” Khải Định, (gọi là Thư Thất điều),
đòi vua phải “tự thoái vị trước, đem
chính quyền trả lại cho quốc dân”.
Riêng Nguyễn Ái Quốc, nhân sự kiện này
viết một loạt bài bằng tiếng Pháp, đầy tính chất châm biếm, trào
lộng gồm:
1. Vở kịch Con rồng tre (Le
Dragon en bambou), công diễn tại CLB Faubourg 11-6-1922;
2. Tiểu phẩm Lời than
của bà Trưng Trắc (Les lamentations de Trung Trac), báo L’Humanité ngày 24-6-1922;
3. Tiểu phẩm “Sở thích đặc
biệt” ("Le goût spécial"), báo Le Paria, số 05, ngày 1-8-1922;
4. Thư gửi Khải Định, báo
Le Journal du Peuple, ngày 9-8-1922;
5. Tiểu phẩm Vi hành (In-
cognito), báo L'Humanité, ngày 19-2-1923.