Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Vài nhân vật quanh chuyện sáng tác bản Tiến quân ca




-------------
Nguyễn Đình Thi - người đầu tiên hát Tiến quân ca:
Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân đồng bào họp ở Tân Trào bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời ). Cũng trong Đại hội này, lần đầu tiên vấn đề Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tương lai đã được đặt ra. Ba ca khúc được “tiến cử” gồm “Tiến quân ca”, “Chiến sĩ Việt Minh” (đều của Văn Cao) và “Diệt phát xít” ( Nguyễn Đình Thi).
Sáng sớm ngày 16-8-1945, đích thân Cụ Hồ nghe tổng duyệt ba bài hát. Người trình bày là một ca sĩ "bất đắc dĩ": nhà văn, nhà thơ kiêm nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, bấy giờ là một thành viên trong Hội Văn Hóa Cứu quốc.

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Thiếu tướng Lê Kiên Trung nói về cố TBT Lê Duẩn


Thiếu tướng Lê Kiên Trung


Bài phỏng vấn của nhà báoTô Lan Hương (Chuyên đề An ninh thế giới)

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

BOB KERREY - KẺ PHÁ HOẠI CỘNG ĐỒNG





Trở lại câu chuyện sát thủ Bob Kerrey nhăm nhe giữ chức Chủ tịch Hội đồng tín thác đại học Fulbright Việt Nam (FUV), Locliec xin trân trọng giới thiệu quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Kiều Dung, bài viết đăng trên trang Googletienlang2014.blogspot.com


------------

Thứ Năm, ngày 18 tháng 8 năm 2016


BOB KERREY - KẺ PHÁ HOẠI CỘNG ĐỒNG

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Thuế của dân



Bài viết của tác giả Chung Nguyên, đăng trên blog Tre Làng

---------

Thuế của dân

Người dân luôn nói về thuế của dân, tức là thuế họ đóng. Mỗi khi chính quyền chi tiêu vào việc gì đó để cải thiện tình hình đất nước, họ lại gào lên, ơ kìa đừng phung phí thuế của dân. Dân ở đây, đương nhiên chỉ bao gồm bọn trung liu, nghèo và cận nghèo, những đối tượng đang ăn bám vào ngân sách cuốc gia mà nguồn đóng góp chủ iếu, là từ người giàu.
Thậm chí chúng thắc mắc cả những khoản không liên quan đến ngân sách, như hồi VTV – một đơn vị sự nghiệp tự cân đối thu chi thậm chí nộp tiền về cho nhà nước gần nghìn tỉ mỗi năm, muốn xây tháp truyền hình với sự góp vốn của vài nhà đầu tư nước ngoài để cho thuê kiếm tiền, chúng cũng phản đối. Theo não trạng tật nguyền của chúng, chỉ cần chúng không thích, thì một doanh nghiệp bất kỳ nào đó, sẽ không có quyền mở rộng kinh doanh?

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Ông Phạm Văn Chi và vụ từ chối nhà máy thép tại Vân Phong



-----
Đã viết về ông Võ Kim Cự thì cũng nên viết về ông Phạm Văn Chi. 
Sau vụ Formosa xả thải độc ra biển, nếu ông Cự, người đặt bút ký cho Formosa thuê đất trong thời hạn 70 năm bỗng trở thành một “tội đồ” thì ông Chi, nguyên Chủ tịch Khánh Hòa nhiệm kỳ 1999-2004 lại trở thành một bậc “thánh nhân” dưới con mắt của giới truyền thông.
Ông Phạm Văn Chi đã mần chi?
Giờ người ta “nhớ đến ông Chi bởi ông là người đã quyết liệt, kiên trì đấu tranh loại dự án nhà máy thép có công suất, vốn đầu tư “khủng” ra khỏi khu vực Đầm Môn, vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) cách đây chín năm với các nguy cơ môi trường có thể dẫn đến từ nó. Lúc đó, ông Chi đã rời cương vị chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, nhưng là người có tiếng nói mạnh mẽ nhất phản đối dự án nhà máy thép của Posco (Hàn Quốc)”.

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Ông Võ Kim Cự và vụ cho Formosa thuê đất 70 năm



--------
Tỉnh Hà Tĩnh - ông Cự cấp phép:
Khu kinh tế Vũng Áng được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 có diện tích 22.781ha với mục tiêu đầu tư xây dựng, phát triển đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm số một là phát triển các ngành công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu; các ngành công nghiệp gắn với khai thác cảng biển, công nghiệp thép, trung tâm nhiệt điện và lọc hóa dầu.
Ngày 21-5-2008, Formosa nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư và ngày 12-6-2008, Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng do ông Võ Kim Cự là Trưởng Ban cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 282023000001 cho Công ty này với thời hạn hoạt động của dự án là 70 năm.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Triển lãm “kiệt tác” râu Thành Chương cắm cằm Tạ Tỵ




 ------

Ngày 10-7-2016, những người yêu mỹ thuật Việt háo hức đón chào bộ sưu tập “Những bức tranh trở về từ châu Âu” lần đầu tiên được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Tp. HCM. Triển lãm sẽ gồm 17 bức tranh được quảng bá là những tác phẩm của các các họa sĩ tên tuổi xuất thân từ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, trong đó có sự góp mặt của bộ tứ lừng danh Sáng, Nghiêm, Liên, Phái. Những bức tranh “lưu lạc từ châu Âu” này thuộc sở hữu của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung (chủ một cửa hàng đồ cổ ở đường Lê Công Kiều, Tp. HCM) mua qua nhà đấu giá Christie’s (Hong Kong) và đã được chuyên gia cao cấp Jean Francois Hubert (Pháp) “đóng dấu” thẩm định.