Bộ phim “Ukraina: Mặt nạ cuộc cách mạng” , (nguyên văn Ukraine. Les masques de la revolution) do nhà làm phim tài liệu nổi tiếng người Pháp Paul Moreira thực hiện .
“Ukraina: Mặt nạ cuộc cách mạng”, như tên gọi của nó, kể về sự thật diễn ra phía sau cái gọi là "Cách mạng Maidan" tháng 2 năm 2014, từ vụ biểu tình lật đổ Tổng thống hợp hiến Yanukovych đến vụ thảm sát thiêu sống 45 người phản đối chính quyền mới tại Odessa – sự kiện đã bị chính quyền Kiev và Ủy ban Châu Âu cho chìm xuồng.
Bộ phim được phát trên kênh truyền hình Canal+ của Pháp lần đầu ngày 1/02/2016, gây xôn xao dư luận và nhận được nhiều phản ứng tích cực từ công chúng.
Ngày 4 /02/2016, trên trang cá nhân của mình, Paul Moreira nói rõ thêm về quá trình thực hiện bộ phim này thông qua việc trả lời một bức thư ngỏ từ các nhà báo Pháp đang tác nghiệp ở Ukraine.
Ngày nay, xem lại bộ phim này để có thể hiểu những diễn biến hiện tại trong quan hệ Nga - Ukaine
Xin trân trọng giới thiệu bộ phim này cùng bản tạm dịch bài viết nói trên của tác giả.
Nguồn: teleobs.nouvelobs.com/actualites/20160204.OBS4059/ukraine-les-masques-de-la-revolution-la-reponse-de-paul-moreira.html
"Ukraine : les masques de la révolution" : la réponse de Paul Moreira
"Ukraine: mặt nạ cuộc cách mạng": lời ngỏ từ Paul Moreira
Khi tôi bắt đầu cuộc điều tra này về Ukraine, tôi kinh ngạc phát hiện ra rằng vụ thảm sát ở Odessa vào tháng 5 năm 2014 đã biến mất khỏi ký ức của công chúng Pháp nói chung. Thực tế, đó thậm chí còn là một sự kiện chưa được ai biết đến ... Một thông tin chấn động : 45 người bị thiêu sống trong một vụ cháy tại trung tâm một thành phố lớn ở châu Âu, ngay giữa thế kỷ 21, mà lại không để lại dấu vết trong đầu ai đó? Các nạn nhân là người Ukraine gốc Nga đã chết thảm trong vụ cháy, bởi đám dân quân dân tộc chủ nghĩa Ukraine nghiện cocktail Molotov (tiếng lóng, chỉ bom xăng).
Sau khi kiểm tra nhanh, tôi phát hiện ra rằng vụ thảm sát vẫn chưa được ai xem xét. Nó đã được tiếp cận, gợi mở, nhưng chưa bao giờ thực sự được điều tra. Khi ấy, sự kiện này như thể tự biết xấu hổ, bất chấp hàng giờ tìm kiếm, các hình ảnh vẫn cứ lẩn trốn trên You Tube. Chính sự vắng mặt gây tò mò này đã thúc đẩy tôi thực hiện bộ phim tài liệu này.
Hôm nay, trong một bức thư ngỏ gửi cho tôi, Các phóng viên Pháp tại Ukraine cho rằng họ đã "tường thuật, nghiên cứu, ghi lại" vụ thảm sát vào thời điểm đó. Có thể, nhưng trong suốt vài tuần nghiên cứu, tôi không tìm thấy dấu vết của một cuộc điều tra kỹ lưỡng và chắc chắn về những trách nhiệm trong vụ giết người. Dẫu rằng có một cuộc điều tra tư pháp Ukraine đã được mở nhưng sau đó lại bị Hội đồng Châu Âu dẹp bỏ vào tháng 10 năm 2015. Vụ thảm sát Odessa được họ xếp vào loại các sự kiện "không rõ ràng" hoặc "rắc rối", do đó không tồn tại.
Theo tôi, đó không phải lỗi của những người làm báo. Đối với các nhà báo để nói về những cái chết này, nền dân chủ của chúng ta chí ít cũng phải thể hiện sự quan tâm một cách chính thức, nghiêm trọng. Chẳng hạn, phản ứng mạnh mẽ từ các nguyên thủ, hay thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao. Nhưng, sau "Cuộc xâm lược của Nga vào Crimea", các cộng đồng nói tiếng Nga, trong cuộc xung đột này, bỗng trở thành vai phản diện. Chiến tranh cũng là (và có lẽ trên hết) là cuộc chiến của nhận thức (từ truyền thông).
Điều gì đã xảy ra vào ngày 2 tháng 5 năm 2014, ở bán đảo Krym? Tôi phát hiện ra nó sau khi xem hàng giờ hình ảnh, phỏng vấn hàng chục nhân chứng, tìm kiếm nạn nhân và thủ phạm, tham chiếu chéo các tài khoản cho đến khi tôi nhận ra sự thật có ý nghĩa về cơn cuồng sát này. Xin nói rõ thêm, điều quan trọng là: Tôi chỉ phỏng vấn trực tiếp từ những nhân chứng của sự thật, những người tôi nhìn thấy trong các bức ảnh nghiệp dư, điều này cho phép tôi lọc bớt một chút những lời phóng đại hay dối trá luôn nảy sinh, từ phía những kẻ tấn công cũng như nạn nhân. Kết quả của công việc tỉ mỉ này chính là việc bộ phim được phát sóng vào tối thứ Hai (ngày 1/2/2016) bởi kênh Canal +.
Trong quá trình điều tra về vụ thảm sát chìm xuồng này, tôi đã thấy tầm quan trọng của các lực lượng dân quân theo chủ nghĩa dân tộc. Họ đã từng ở tuyến đầu trong các trận chiến trên đường phố ở Maidan, sau đó tập hợp thành các tiểu đoàn để chiến đấu với quân Nga ở phía Đông. Nhưng các tiểu đoàn này vẫn chưa giải thể (để trở thành quân đội). Bản thân họ không hề có một kỷ luật chung. Có thể họ đóng vai trò như những người hỗ trợ cho chính phủ. Hoặc như một tổ chức cảnh sát tự nguyện. Họ, thậm chí còn tham gia cả vào lực lượng vũ trang nổi dậy đe dọa chính phủ mới ở Kiev. Và, quả thật, trong hàng ngũ của họ, những dấu hiệu của một hệ tư tưởng tân Quốc xã đã lộ rõ.
Trong lá thư của mình, các phóng viên ở Ukraine nói rõ rằng họ không bị sốc trước luận điểm của bộ phim - "mối nguy hiểm cho tương lai của đất nước bởi các nhóm cực hữu" - vì họ đã tự chứng minh điều đó "trong một thời gian dài" Họ đã "liên tục đề cập đến vấn đề này trong việc đưa tin về các sự kiện ở Ukraine."
Do đó, chúng tôi chia sẻ cùng một kết luận. Đây không phải là trường hợp của các mạng lưới chiến binh mà từ diễn đàn đến blog đã liên tục tấn công bộ phim của tôi nhằm làm giảm tầm quan trọng và mối nguy hiểm do các nhóm tân Quốc xã này gây ra.
Trên một diễn đàn khác, tôi bị cáo buộc là một phần của âm mưu của phe cánh tả chống toàn cầu hóa do Putin cầm đầu. Tôi đã quá quen với những kiểu buộc tội này. Bộ phim nào của tôi cũng đều khơi dậy điều đó mà. Thành thử tôi phải cố gắng để tự cân bằng vây.
Tôi biết chắc mình sẽ gặp những phản đối gay gắt. Nhưng không ngờ lại gặp phải những phản ứng phủ nhận, đôi khi hoang mang như vậy. Trên một trang web của Ukraine, tôi được mô tả là "kẻ khủng bố" lĩnh lương từ các cơ quan mật vụ Nga. Rằng, chúng tôi phải ngừng phát hành bộ phim. Ngay cả đại sứ Ukraine cũng gây áp lực lên kênh truyền hình Canal+. Đây là điều khiến tôi ngạc nhiên nhất vì trong bộ phim, tôi chưa bao giờ gắn chính phủ Ukraine với các băng đảng bán quân sự kia, ngược lại tôi vẫn luôn phản đối bạo lực và phản đối cả việc tấn công vào quốc hội của họ.
Chúng ta hãy đến với những lời chỉ trích chi tiết từ lá thư của các phóng viên. Các đồng nghiệp của tôi cáo buộc tôi tạo ra “thông tin chưa được kiểm tra”, “lỗi thực tế”, “thao tác chỉnh sửa”. Và họ trích dẫn hai ví dụ. Cả hai đều sai.
Ví dụ thứ nhất: Tôi bị chỉ trích vì sử dụng hình ảnh các cuộc diễu hành của các tiểu đoàn tân Quốc xã sau sự kiện Maidan. Những hình ảnh thuộc về chủ nghĩa lỗi thời này được đặt ra ở phần mở đầu của bộ phim. Họ minh họa bằng một bài bình luận thông báo những gì sẽ tiếp theo trong bộ phim tài liệu. Và đây không phải là cuộc điều tra về những gì đã xảy ra vào tháng 2 năm 2014.
Tôi xin giải thích cho người xem những gì bộ phim sẽ khám phá, đó là ba thành phần của các nhóm bán quân sự cực hữu Ukraine:
Những người đeo mặt nạ này là ai? ...Chuyện gì đã xảy ra với họ khi máy quay đã rời khỏi Ukraine? ...Câu chuyện đã thực sự kết thúc?Toàn bộ cuộc điều tra là một phần của thời kỳ hậu Maïdan. Tôi không nghĩ rằng tôi đang mơ ngủ.
Ví dụ thứ hai, họ nói về "tính gần đúng của các đảng phái của các nhân vật chủ chốt" trong phim. Nhưng họ không gọi ra bất kỳ cái tên nào. Chúng ta đang nói về ai? Trong ba nhân vật chủ chốt của phim? Biletsky sẽ không phải là lãnh đạo của Azov sao? Moissichuk không phải là thành viên của Đảng Cấp tiến của Oleg Liashko sao? Gordienko không phải là thành viên của lực lượng dân quân Ukraine từ Odessa đó sao?
Cuối cùng, tôi bị chỉ trích về hiệu ứng phần trăm biên tập. Như thể họ không biết rằng trong 52 phút bạn không thể nói hết mọi thứ.
Tôi sẽ không bao giờ, hay đúng hơn là không thể, nói đủ về tính cách dân chủ của cuộc cách mạng Maidan, nhưng tôi mở đầu phim chính xác về điều đó, theo yêu cầu chính đáng của quân nổi dậy (Tôi chưa nói rằng họ đã lật đổ một tổng thống được bầu chọn một cách dân chủ nhưng sự đơn giản hóa này dường như cũng chả làm họ bận tâm).
Tôi sẽ "di tản" Chiến tranh ra khỏi Donbass. Hoặc ít nhất, tôi sẽ không bố trí thời lượng đủ lâu và quá nhiều ở giữa phim. Thật ra, tôi giải thích trong một đoạn dài (rất dài cho đoạn tường thuật tài liệu) về sự hiện diện của người Nga, sự tuyên truyền của Putin, sự yếu kém của quân đội Ukraine, việc các nhóm bán quân sự trở thành tiểu đoàn và tình hình căng thẳng trong nước. Vì vậy, tôi không "lảng tránh" bất cứ điều gì.