Như đã nói ở kỳ
trước, “công đầu” của cụ cố Rốt là truyền cái đạo Ki tô vào nước ta
chứ không phải là làm ra cái chữ quốc ngữ để rồi sau này các ông
Đông Kinh nghĩa thục dùng nó để chống Tây. Kẻ hưởng lợi đầu tiên là siêu đế quốc Vatican và thứ đến là nước Pháp thực dân, như học giả người Pháp là
Georges Taboulet xác nhận: “Cha
Alexandre de Rhodes đưa Kitô giáo và nước Pháp vào Việt Nam” (Trong La geste française en
Indochine: Histoire par les textes de la présence de la France
en Indochine des orgines à 1914).
Tuy vậy, ban đầu khi
cụ cố Rốt lò dò đến xứ Đại Nam thì nước Pháp cũng chưa được nhờ
hồng ân của cụ. Là vì Giáo hoàng Alexandre VI, vào tháng 5-1493 đã ban
một sắc lệnh chia thế giới “các vùng đất mới” (tức là những châu lục ngoài châu Âu) làm hai, một nửa thuộc Tây Ban Nha và phần còn lại
thuộc Bồ Đào Nha (trong mắt “vua của các vua”, tức Giáo hoàng, thì
nước Pháp khi đó chưa là cái đinh rỉ gì). Hai đế quốc này có “toàn quyền xâm lăng, chinh phục,
chiến đấu và khuất phục tất cả dân ngoại và kẻ thù của giáo hội…được toàn quyền
chiếm cứ tất cả các vương quốc, các lãnh địa, vương hầu, đô hộ đất và tài sản
của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt
tất cả chúng làm nô lệ vĩnh viễn” (Linh
mục Trần Tam Tỉnh: Thập giá và lưỡi gươm Nxb Trẻ 1988). Lý luận “hùng hồn” của giáo hội bấy giờ là: “Thế giới là do Chúa tạo ra,
vì vậy bất kỳ vùng đất nào cũng phải thuộc về dân Chúa”!
Bởi vậy, các giáo sĩ
luôn luôn là người tiên phong, đồng hành cùng các tàu buôn và tàu chiến
đến từ phương Tây. Không ngoại lệ, năm 1927, cụ cố Rốt đặt chân lên
Đàng Ngoài (Tonkin – Đông Kinh) với danh nghĩa một thầy tu Dòng Tên và
là thần dân nước Bồ Đào Nha (chứ không phải Pháp).
Truyền đạo được vài
chục năm, năm 1650, cụ Rốt về Rome (La Mã) “báo cáo thành tích”
khống, rằng đã “cải đạo” được cho 300.000 người bản xứ (khoảng hai
mươi năm sau, con số này được các đồng
nghiệp của cụ báo “tụt”
xuống còn ...60.000 người) và đề xuất Giáo hội cử thêm cho 300 “linh
mục” để giúp việc Chúa tại phương Đông. Đế quốc Bồ Đào Nha của cụ
bấy giờ đã suy yếu và không đủ nhân sự để đáp ứng yêu cầu này, còn
Tòa thánh nghe cụ nổ văng miểng đâm ra nghi ngờ và thậm chí đã
đòi hỏi một cuộc điều tra. (theo Philipe Devillers - Người Pháp
và người Annam – Bạn hay thù?).
Chán đời, cụ cố Rốt
giận lẫy với Tòa Thánh, nghỉ chơi với Bồ (Đào) và quay sang ve vãn
nước Pháp. Tháng 1 năm 1653, cố Rốt đến Paris để nhờ nước Pháp “cung cấp cho nhiều chiến sĩ”.
Sự kiện này được cụ Rốt ghi lại trong cuốn sách Các cuộc
hành trình và truyền giáo (Divers voyages et missions) như sau:
“Tôi nghĩ nước
Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều
chiến sĩ (nguyên văn: plusieurs
soldats - binh lính) đi
chinh phục toàn cõi Đông Phương đưa về quy phục chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm
được các giám mục, cha chúng tôi và thày chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý
đó, tôi rời bỏ Roma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi hôn chân Đức Giáo hoàng.”
Mấy chữ plusieurs soldats cũng có người đòi hiểu thành “nhiều linh mục” thay vì bám sát nghĩa đen là “nhiều binh lính”. Có thể
lắm chứ, nếu xét theo ngữ cảnh toàn đoạn văn. Có điều xưa và nay
người Việt vẫn còn dùng mấy chữ “lính Sơn đá” để chỉ lính Tây và
làm sao xóa được gốc tích hai chữ “sơn đá” tiếng Việt chính là phiên âm từ “soldat” tiếng Tây mà ra. Vả lại, lịch sử Giáo hội La Mã
từng chứng kiến biết bao nhiêu sự kiện, trong đó thay vì mang theo
Thánh giá và lòng bác ái của Thiên Chúa đi rao giảng Tin Mừng thì các
cố toàn vác dàn thiêu, súng, gươm, thuốc độc... đi khắp thế gian để "chinh phục" những
dân “vô thần”, “ngoại đạo” và nào ai đã dám loại trừ chuyện các cố
“rao giảng” lẫn nhau cũng bằng những thứ đó. Nên nếu có chuyện các cố đang
từ ông “linh mục” mà đùng một cái bỗng biến thành “lính tráng” thì
cũng là chuyện quá đỗi bình thường.
Từ đó, cùng với nước
Pháp, cụ cố Rốt lập ra Hội Thừa sai Paris (M.E.P: Missions étrangères de
Paris) để sau này Pháp có cớ đặt chân vào xứ Đại Nam và
“hậu duệ” của cụ, tức là các cha thuộc Hội Thừa sai Paris, đến ba thế
kỷ sau vẫn còn cai trị các giáo phận tại Việt Nam, mãi đến năm 1950
mới chuyển giao cho các đồng nghiệp người Việt. Chính Bonifacy, một
sử gia người Pháp, trong cuốn “Les
Debuts du Christianisme en Annam” xuất
bản tại Hà Nội năm 1930, đã viết: “Vai
trò của Alexandre de Rhodes trong việc thành lập hội Thừa Sai Paris đã đưa giáo
hội Công giáo Đàng Trong và Đàng Ngoài ra khỏi vòng kiểm soát của người Bồ Đào
Nha, đã đem lại cho người Pháp vai trò quan trọng nhất ở bán đảo Đông Dương”.
Cho nên không có cụ
Rốt đưa lối dẫn đường thuở ban sơ, thì nước Đại Pháp còn lâu (thậm chí là chẳng bao giờ) mới được đến xứ Annam để khai thác thuộc địa, đó là cái “công” thứ hai của cụ và vì thế, người
Pháp thực dân tri ân cụ Rốt là đương nhiên. Nhưng người Việt và cả
những người Pháp lương thiện thì không có lý do gì để “tri cái ân” thứ hai này được, chẳng những thế, trong cuốn Người
Pháp và người Annam – Bạn hay thù, tác giả Philipe Devillrs, nhà sử học người Pháp còn gọi đích danh đó là “sự tiêm nhiễm con vi trùng
Thiên chúa giáo”.
Bây giờ đến cái "công" thứ ba: Cha đẻ chữ quốc
ngữ, nếu đúng thì cũng chẳng tiếc gì mà không tạc bia đá tượng
đồng cụ cố. Nhưng thật vậy không? Chuyện này đã tốn khá nhiều giấy
mực và cả các cuộc hội thảo.
Thực ra, ngay từ thời
Pháp thuộc, các học giả người Tây và cả người ta, đều thừa biết
chữ “quốc ngữ” hình thành là do công tập thể của nhiều cụ cố người
Bồ Đào Nha, và cả người Annam, chứ cụ cố Rốt có nằm mơ cũng không
nghĩ ra có ngày mình được “độc quyền” vinh danh “công tích” phát minh
ra chữ Việt.
Bởi ngay lúc còn
sống, chính cụ Rốt cũng thú nhận rằng mình đã sử dụng “công khó”
của hai cụ cố khác, hai cụ này đã làm sẵn hai cuốn từ điển Việt – Bồ và Bồ –
Việt, để cụ Rốt thêm phần La Tinh vào nữa là thành ra cuốn từ điển
Việt-Bồ-La (Dictionarium
Annamiticum Lusitanum et Latinum) lừng
danh mang tên riêng cụ. Đây là “lời khai” của cụ, in tại lời tựa trong cuốn Từ điển
Việt-Bồ-La:
"Tuy nhiên trong công cuộc này, ngoài
những điều mà tôi đã học được
nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm, thời gian mà tôi lưu
trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh, thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người
Bồ Đào, thuộc Hội Dòng Tên rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất
trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết
bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của
nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha
Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông
trước bắt đầu bằng tiếng An Nam (tức
là từ điển Việt-Bồ), ông sau bằng tiếng Bồ-Đào (tức là từ điển Bồ-Việt),
nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm
tiếng La Tinh theo
lệnh các Hồng y rất đáng tôn...".
|
Nhà văn, nhà báo Đào Trinh Nhất (1900-1951) |
Và từ những năm 1932, ngay trong khi chính quyền thực dân vẫn đang khăng khăng "nổ" rằng "Cố đạo người Pháp, cha Đắc Lộ là ông tổ của chữ quốc ngữ" thì nhà báo Đào Trinh Nhất (*), trên báo Phụ Nữ
Tân Văn, số 118 ra ngày 4-2-1932 đã viết huỵch tẹt:
“Tuy trong các sách đạo đời trước để lại,
hình như không có cuốn nào nói rỏ gốc-tích chữ quốc-ngữ từ đâu mà ra, hay là
có sách ấy mà riêng tôi chưa được thấy không chừng, nhưng có một đều chắc rằng ông A. de
Rhodes không phải là người đặt ra chữ quốc-ngữ. Có lẽ lúc ông qua
giãng đạo ở nước ta, thì chữ quổc-ngữ đã có rồi, nhưng còn lôi-thôi, cho nên ông ra tay sửa sang lại và
lợi-dụng nó làm thứ chữ in kinh giảng đạo cho tiện. Bởi vậy, trong ít
nhiều cuốn sách tôi đọc, thẫy mỗi khi nhắc tới ông A. de Rhodes, thì đều nói
rằng ông có công sửa lại chữ quốc-ngữ, đề truyền dịch tiếng Annam ra, lại làm
một cuốn tự điển và một cuốn mẹo tiếng Annam, để lại về sau cho các cố đạo
qua truyền-giáo ở đây học tiếng bổn-xứ. Thứ nhứt là ông có soạn ra một cuổn
sách giảng (catéchisme), một bên chữ Latinh, một bên chữ quốc-ngữ ; khi bị
đuổi ở nước Nam về, ông in sách ấy ở kinh-thành La-mã, rồi truyền sang ta,
làm cuốn sách rất hữu ích và rất cần dùng cho các thầy giảng đạo. Tẩm hình in
theo bài này chính là một trương sách đó vậy. Xem như trên đây, thì thật ông
A. đe Rhodes không phải là người đặt ra chữ quốc-ngữ đã chắc rồi. Vậy thì ai đặt ? Cái đó hình như không
sách nào nói, cũng không ai biết. Trên kia tôi đã nhắc lại rằng có ít nhiều bạn
quen, rành việc đạo đời xưa ở nườc ta lắm, nói với tôi rằng : Chữ quốc-ngữ có lẽ do mấy thày
giảng người mình ở miệt Nghệ-an, Hà-tĩnh đặt ra, mà có các ông cố đạo Langsa,
Y-pha-nho, cùng là ngườỉ Bồ-đào-nha giúp sức vào nữa. Mấy thầy giảng ngưòi mình
đó tên gì? Là ai? Thi không ai biết được. Có đều nói rằng người Bồ-đào-nha
(Portugal) giúp sức vào thì có lý lắm. Là vì người ta thấy chữ đ ở quốc-ngữ ta
với chữ đ của chữ Bồ-đào-nha giống nhau, nghĩa là cũng có cái gạch ngang trên
đầu, chỗ ấy là chỗ có quan-hệ mật-thiết với nhau, khiến cho người ta có thể
tưởng rằng hay là một ông cố đạo người Bồ-đào-nha đã đặt ra hoặc giúp sức vảo
việc đặt ra quổc-ngữ vậy.
Ai là tổ chữ quốc-ngữ ? Cái dấu hỏi ấy ta hãy
để dành cho các nhà sử-học và các nhà khảo- cổ, có lẻ một ngày kia họ
trả lời cho ta được”.
Thực ra nhà báo Đào Trinh Nhất đặt ra câu hỏi nhưng chính ông đã
phần nào trả lời câu hỏi đó. Rằng đó có thể là một ông cố đạo
người Bồ Đào Nha và cả những người Việt nào đó nhưng dứt khoát không phải là ông cố
Rốt. Thêm nữa, tác giả bài
báo còn vạch ra rằng ông cố Rốt vốn là người xứ Y Pha Nho (Tây Ban
Nha), chứ có phải là người Pháp đâu mà người Pháp “kể công”. (Chi
tiết này sẽ được nói kỹ hơn ở phần sau).
Cho đến gần đây, thì
cái dấu hỏi của nhà báo Đào Trinh Nhất năm xưa lại được một ông Linh
mục người Pháp tiếp tục trả lời một cách cặn kẽ...
(còn tiếp)
-----------------------------
(*) Đôi nét về Nhà
văn, nhà báo Đào Trinh Nhất
Đào Trinh Nhất
(1900-1951) từng là chủ bút hoặc bỉnh bút của nhiều tờ báo như Hữu Thanh
tạp chí, Thực nghiệp dân báo, Trung Hoà nhật báo, Đông Pháp , Phụ nữ
tân văn, Thần trung, Công luận, Đuốc nhà Nam, Mai, Trung Bắc tân văn, Trung Bắc
chủ nhật, Sài Gòn mới, Ánh sáng, Tri tân, Tiểu thuyết thứ bảy, Nước Nam, Việt thanh,
Cải tạo. Thời gian du học ở Pháp (1926-1928), ông còn viết trên báo
Việt Nam hồn.
Ngoài các khảo cứu
về vần đề Duy tân, ông Đào Trinh Nhất còn là tác giả của một số
cuốn sách viết về cuộc xâm lăng của thực dân Pháp và các phong trào yêu nước, các anh
hùng chống Pháp như Phan Đình Phùng -Nhà lãnh đạo 10 năm kháng chiến
(1884 - 1895) ở Nghệ Tĩnh (NXB Cao Xuân Hữu - 1937), Đời cách mệnh Phan Bội Châu
(dịch Ngục trung thư, NXB Mai Lĩnh - 1938), Lương Ngọc Quyến và cuộc khởi nghĩa
Thái Nguyên năm 1917 (NXB Quốc dân thư xã - 1946).
Ông là con trai trưởng
của cụ Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ, một trong những người sáng lập và
đặt tên trường Đông Kinh nghĩa thục. Cụ Phổ lại là người làm báo đầu tiên của
miền Bắc từ 1905 (Đại Nam đồng văn nhật báo và Đại Việt tân báo). Phong trào
Đông Kinh nghĩa thục chỉ tồn tại được 9 tháng (3/1907-12/1907) thì bị người
Pháp giải tán. Năm sau, nhân xảy ra vụ Hà thành đầu độc, cụ Đào Nguyên Phổ bị
Pháp lùng bắt ráo riết và cụ đã buộc phải quyên sinh, khi đó ông Nhất
mới 8 tuổi.
Thời ông Nhất làm chủ
bút, Báo Phụ nữ Tân Văn từng bị cấm phát hành tại Bắc Kỳ (10-1931
đến 8-1933) và đình bản nhiều lần. Tác phẩm Đông Kinh nghĩa
thục (Mai Lĩnh, Hà Nội -1937) của ông Đào Trinh Nhất đã bị nhà cầm
quyền Pháp bấy giờ cấm lưu hành. Bản thân ông Nhất cũng bị chính quyền
thực dân trục xuất về Bắc năm 1939.
Thi sĩ Đông Hồ Lâm Tấn
Phác có câu đối viếng:
Đàn Tân văn nổi tiếng tài
danh, ra Bắc vào Nam, giọt máu còn nơi dòng Nghĩa thục.
Làng hãn mặc nhiều duyên
tri kỷ, vàng rơi ngọc xót, nửa đời giờ tỉnh giấc Liêu trai.
Ngày nay tên ông được
cho một số con đường ở Tp. HCM và Bình Dương.