Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Nghị Quốc và Nghị Nghĩa – từ đại ngu đến đại đểu?




-------------

Theo dõi các kỳ họp Quốc hội lâu nay, vẫn thấy một vài vị “đại biểu” luôn coi diễn đàn nơi Nghị trường như là một sân khấu để hồn nhiên phô diễn trước đại chúng cái gọi là “tâm tư” hay “phản biện” hoàn toàn không mang tính xây dựng.
Giống như những con nghiện lên đô, mỗi kỳ họp là một cơ hội để họ gia tăng ảo tưởng về “dấu ấn cá nhân” cùng với sự ve vuốt phỉnh phờ của đám lều báo. Khá nhiều lĩnh vực mà họ liều lĩnh tham gia ý kiến ý cò nhưng lại không chịu (hoặc không đủ khả năng) tìm hiểu một cách thấu đáo về lĩnh vực ấy.
Từ chỗ ảo tưởng và ham hố thể hiện “dấu ấn cá nhân” một cách thái quá, lại quên mất vai trò, trách nhiệm cao cả mà cử tri đã giao phó, họ thành ra vô tình - nhưng cũng không loại trừ việc cố ý - nối giáo cho đám giặc lề trái tuyên truyền xằng bậy về các chủ trương lớn của Nhà nước.

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

Nôm na về Đặc khu kinh tế


Bên kia sự thần kỳ của các đặc khu kinh tế là gì?
---------------


Special Economic Zones – (SEZs), nôm na là Đặc khu kinh tế, vốn có lịch sử hình thành cách nay nhiều trăm năm. Tiền thân xưa nhất của SEZs là cái “cảng tự do” tại Genoi (Ý) khai sinh năm 1547 và sau đó là các khu mậu dịch tự do ở Singapore (1819), Hồng Kông (1842) và Hamburg (Đức, 1888).
Rất nhiều đặc khu kinh tế đã thành công trên thế giới, đem lại sự thần kỳ trong phát triển kinh tế tại nhiều đất nước, nhưng tỷ lệ thất bại cũng chiếm đến 50%. Nói nôm na là “năm ăn năm thua”.