Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Số phận đen NHƯ MỰC của “nhà ngoại cảm” vĩ đại Paul Octopus.


Một nhà ngoại cảm chân chính
Để tránh sự nhập nhằng giữa ngoại cảm thật và giả, trước hết tôi phải tuyên bố rằng, Paul Octopus là một nhà ngoại cảm chân chính cái đã.
Nhưng nếu nói Paul là “một nhà ngoại cảm chân chính” thì hẳn là chưa đủ, chính xác thì phải gọi anh là một nhà ngoại cảm có đến "tám lần chân chính".
Anh không phải là một công dân bình thường trong số hơn 7 tỷ người thuộc về nhân loại. Anh thậm chí còn không thuộc về nhân loại.
Paul mang quốc tịch Đức nhưng lại có nguồn gốc Anglo Saxon. Ấy là bởi dù mang “hộ khẩu thường trú” ở Oberhausen, Đức nhưng Paul lại được sinh ra ở Weymouth, một thị trấn nhỏ vùng Dorset, Anh quốc.
Paul chỉ mới chuyển đến khu Sea Life Oberhausen của Đức vào năm 2008 mà thôi.
Nhưng, “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”. Bởi quá xuất sắc trong nghề “ngoại cảm”, nên Paul có đến mấy lần bị cả trời lẫn người GATO, hăm he “mần thịt”. 
Vì thế, ngày 26/10/2010, Paul Octopus âm thầm ra đi vĩnh viễn trong một cơn đột quỵ ngay trong giấc ngủ, khi ấy anh mới chưa đầy ba tuổi và vẫn còn là “trai tân”.
Đó chưa hẳn là một ngày buồn của giới các nhà ngoại cảm, nhưng, đó lại là ngày u ám đối với hàng tỷ người trên hành tinh, vốn là những tín đồ nhiệt thành của môn Túc cầu giáo, tức là môn bóng đá.
Suốt cả tuần sau cái ngày Thứ Ba (26/10/2010) đen tối ấy, báo chí tây ta đồng loạt đăng các tin liên quan đến cái chết của Paul.
Ơ mà, cái chết của một nhà “ngoại cảm” cớ sao làm làm cho các fan bóng đá xôn xao, có mối quan hệ gì chăng? Vâng, chính thế, Paul Octopus vĩ đại thật sự là một nhà ngoại cảm lừng danh ở Giải vô địch bóng đá thế giới Wordl Cup lần thứ 19, diễn ra tại Cộng hòa Nam Phi, tháng 6/2010.
Được mệnh danh là "nhà tiên tri bậc thầy" từ năm 2008 trong giải Vô địch bóng đá Châu Âu (Euro 2008), Paul càng trở nên nổi tiếng khi dự đoán chính xác kết quả các trận đấu ở World Cup 2010. Tất cả các trận đấu của "đội nhà" Đức, kết quả thắng thua thế nào đều được "nhà ngoại cảm" chỉ ra trước trận đấu và khiến dân cá độ thế giới hoang mang và các bầu sô nhăn nhó.
Ngay cả trận chung kết, Paul cũng biết trước Tây Ban Nha sẽ đánh bại Hà Lan để lần đầu giành chiếc cúp vàng danh giá.
Điều đặc biệt khác với hầu hết các nhà "ngoại cảm" trên thế gian này là anh không hề sử dụng khả năng đặc biệt ấy để kiếm tiền, cho dù nếu đó chỉ là những đồng lương khiêm tốn, hoặc các khoản kếch xù do cá độ mang lại. Hầu hết thời gian của cuộc đời anh chỉ dành cho trẻ em.
Vậy, Paul Octopus - anh là ai?
Thưa, anh là Paul - Bạch tuộc, (bây giờ chúng ta có thể gọi anh như thế), thuộc bộ 8 chân, (vì thế tôi phải gọi anh là “nhà ngoại cảm tám lần chân chính”) lớp chân đầu, ngành thân mềm, giống Octopus, ở nước ta cũng có 12 loài thuộc giống này và ngư dân Việt đôi khi gọi chúng là những con “duốc biển” hoặc gọi chung là con "mực".
Chân dung anh đây, từ đại dương sâu thẳm và huyền bí, anh trồi lên, thật lộng lẫy, kiêu sa và đài các:

Tính đến thời kỳ World Cup 2010, Paul đã 2 tuổi rưỡi và vẫn chưa ngỏ lời thương đối với bất kỳ cô bạch tuộc cái nào, mặc dù anh sở hữu một tiềm năng yêu đương rất phong phú, với những ba trái tim, chín bộ não và tám cái chân linh hoạt.
Về thị giác, mắt anh tương đối lớn, cấu tạo giống mắt người, phân biệt được các màu  đỏ, vàng, da cam, xanh, đen..., đặc biệt số tế bào thị giác ở võng mạc rất lớn (105 nghìn tế bào/mm2, xấp xỉ mắt người).
Khả năng “ngoại cảm” xuất chúng:
Cách dự đoán của Paul - Bạch tuộc rất đơn giản. Nhân viên của công viên hải dương Sea Life (Đức) thả hai chiếc hộp đựng thức ăn có chứa cờ của 2 đội bóng khác nhau. Nếu anh mở chiếc hộp có cờ của đội tuyển nào thì có nghĩa là đội đó chiến thắng.
Không có chuyện nhập vong nhập viếc, thôi miên thôi miếc, hay khoa học khoa hiếc gì ở đây cả, chỉ có đồ măm và mọi thứ trong hộp cũng chẳng khác gì nhau, ngoại trừ hai chiếc cờ.
Tại Euro 2008, anh dự đoán 6 trận, hai sai, bốn đúng, tỷ lệ dự đoán chính xác cao ngang (hoặc hơn, tùy bạn) một nhà ngoại cảm nổi tiếng nhất ở ta, là 66,7%. Nhưng năm ấy, anh chỉ mới chập chững bước chân vào nghề.
Hai năm sau, tại Wordl Cup 2010, Paul đã trở thành “bậc thầy của các bậc thầy ngoại cảm” khi nâng tỷ lệ tiên đoán chính xác lên đến con số lý tưởng là 100%, trong đó anh đoán đúng cả 8/8 trận đấu: 7 trận của đội tuyển Đức gồm cả trận Đức thua Serbia ở vòng bảng, thua Tây Ban Nha ở bán kết và lần cuối là trận chung kết giữa Tây Ban Nha với Hà Lan.
Tổng cộng, trong 14 lần tiên đoán thì anh đã đoán trúng kết quả của 12 trận, xác suất chính xác là 86%, một tỷ lệ mà mọi “nhà ngoại cảm” trên thế gian này đều phải  ngưỡng vọng.
Vinh quang và cay đắng:
Vì mang quốc tịch Đức, nên ban đầu, Paul chỉ dự đoán cho các trận đấu có đội Đức tham gia.
Khi dự đoán đúng kết quả Đức sẽ thắng Anh và Ác-hen-ti-na, dân Đức coi Paul chẳng khác một vị "thánh sống" còn người hâm mộ đội bóng Argentina thì cay cú tìm cách ... làm thịt, nấu lẩu Paul, cứ như là tại anh mà ông trời đì Maradona và các học trò, thua mất mặt tới 4 bàn không gỡ.
Ảnh: Paul "bắt" Đức. Kết quả, vua Maradona vác sọt lên khán đài xơi nước
Nhưng sau đó trong trận bán kết Wordl Cup, mặc dù lòng yêu nước của anh không hề suy giảm, nhưng với bản tính trung thực, anh buộc phải bỏ qua "đội nhà" để tiên đoán Tây Ban Nha thắng Đức trong trận bán kết
Ảnh: Paul đoán Tây Ban Nha thắng Đức trong trận bán kết.
Và thế là thêm một lần nữa, nhà ngoại cảm Paul – Bạch tuộc lại trở thành chủ đề bàn tán khi dự đoán quá chính xác. Nhưng trong con mắt dân nghiện banh Đức, Paul đang từ vị trí “thần thánh” bỗng rơi tòm xuống hố sâu của sự “lừa đảo”.
Chỉ vì lòng trung thực, anh bỗng trở thành “tên phản quốc” đối với các cổ động viên chủ nhà, nhất là khi họ phải uống bia Đức nhắm xuông với nỗi căm hờn thua trận. Theo các tờ BildDer Westen, khi ấy những người hâm mộ Đức “đòi” làm thịt Paul và tệ hơn, đồng loại của Paul cũng bị ghét lây khi các món ăn liên quan đến bạch tuộc trở thành đề tài rất được quan tâm.  
Thậm chí bấy giờ các nhà quản lý Sea Life bắt đầu nghĩ tới việc lên phương án an ninh để bảo vệ cho “nhà tiên tri” trước sự GATO của kẻ thua cuộc và dân cá độ.
Ảnh: Paul chọn TBN vô địch World Cup 2010
Và sau cùng, cả thế giới đều ngóng về Sea Life  để xem "thánh phán" thế nào trước khi trái bóng lăn trong trận chung kết Wordl Cup 2010. Một lần nữa Paul lại chỉ trước cho thiên hạ thấy Tây Ban Nha sẽ đánh bại Hà Lan.

Kết quả Tây Ban Nha - Hà Lan là 1-0,  lần đầu tiên, các anh Tây Bán Nhà giành chiếc cúp vàng danh giá!
Với tài dự đoán chính xác 100% trong Wordl Cup 2010, “nhà ngoại cảm” Paul – Bạch tuộc đã được nhận phần thưởng là phiên bản chiếc Cúp vàng vô địch bóng đá thế giới, do tờ báo nổi tiếng của Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung trao tặng để bày tỏ lòng hâm mộ và khâm phục về tài năng "ngoại cảm" của anh.
Nhà tổ chức cá độ William Hill thì đau khổ công bố, những dự đoán của Paul đã làm họ thất thu 500 nghìn bảng mỗi trận đấu, huhuhu!.

Tất nhiên, lấp ló phía sau những "kẻ khóc" bao giờ cũng có một số "người cười", anh chàng trên ảnh chẳng hạn. Anh ta, theo cách nói của các "nhà ngoại cảm" ở ta gọi là được "thánh cho ăn lộc".

Về phía các cổ động viên Tây Ban Nha, chẳng biết có được "thánh cho ăn lộc" không, nhưng họ uống rượu ăn mừng nhảy múa suốt tháng sau đó, họ cũng không quên tặng cho anh một chiếc áo thi đấu in tên Paul cùng một bức tượng tạc chú bạch tuộc. Các thương gia Tây Ban Nha thề độc rằng, cho dẫu có phải bán nhà, họ cũng sẵn sàng trả 38.000USD nhằm được sở hữu "nhà tiên tri" vĩ đại. 

Nhưng nước Đức đã trả lời dứt khoát như một dấu chấm hết: Nein, auf keinen Fall! - Không bao giờ!./.
Thôi thì đành chịu vậy, bởi nước Anh là nơi chôn rau cắt rốn, nước Đức là nơi nuôi dưỡng Paul thành tài nên các anh Tây Bán Nhà đành chịu lép chút vế, họ công nhận Paul – Bạch tuộc là một công dân danh dự, thủ tướng Tây Bán Nhà Jose Luis Rodriguez Zapatero còn hóm hỉnh nói sẽ cho quân đội sang bảo vệ cho Paul "trung thực", đồng nghĩa là sẽ có chiến tranh với nước Đức, nếu ... 

Trong ánh hào quang đó, tuy hơi chậm chân một chút, nhưng có còn hơn không, báo chí Italia lập tức tuyên bố Paul phải là công dân nước họ mới đúng vì anh lần đầu được rửa tội ở ngoài khơi hòn đảo Elba nước Ý, khi đó anh có tên thánh là Phao Lồ (Paolo) nhé.
Thây kệ các tranh chấp mang tầm cỡ quốc tế, nơi quê hương Paul là Công viên hải dương Sea Life Oberhausen cứ việc tiếp tục hái ra tiền và nổi như cồn trong và sau World Cup 2010. Để tỏ lòng biết ơn các cống hiến của anh, các nhà khoa học ở đây cho biết họ sẽ làm mộ và một đền thờ nhỏ trong khuôn viên công viên cho Paul, khi anh qua đời.
Thế còn khi ấy, dân Việt ta, thì thế nào? Con gà tức nhau tiếng gáy, không lẽ lại thua kém các anh Tây về khoản biết ơn hoặc cay cú?
Đây, tôi xin trích dẫn lời “cảm ơn” Paul của một anh chàng tín đồ túc cầu giáo xứ Việt đăng trên bongda.com ngày 12/07/2010.
Bất hạnh thay cho “nhà ngoại cảm” vĩ đại của chúng ta, anh chàng viết những dòng này lại là người hâm mộ đội Hà Lan, cái đội mà đã bị Paul “bỏ rơi” trong trận chung kết.
"Nhưng cảm ơn bằng cách nào? Tôi chẳng biết nên tặng một con bạch tuộc quà gì? Chắc tôi sẽ phải nghĩ thêm, phải phân tích chút nữa. Và để nghĩ thêm tôi sẽ phải ăn thêm – tôi dậy sớm để viết bài này, chưa ăn sáng, đói quá! (Con người phải no bụng mới suy nghĩ tốt chứ !) Ăn gì nhỉ? Ăn món gì để có đủ sức nghĩ ra cách tốt nhất để cảm ơn Paul?
Các món nướng có mùi rất thơm, sẽ kích thích sự sáng tạo để tôi nghĩ ra được một cách cảm ơn ông Paul vừa hợp lý vừa nhiều cảm xúc.
À tôi quên, gần đây có dịch tả. Nếu dùng đồ nướng tôi sẽ phải nướng thật kỹ vào để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe của chính tôi (để chọn ra loại quà tuyệt vời nhất).
Chết, chết! Các cô gái thời tiết vừa bảo trời sắp mưa to, nướng đồ ngoài vườn nhà tôi là không được đâu (mà nướng đồ trong nhà nhiều khói quá). Hay tôi chọn món luộc thì phải? Việc chuẩn bị sẽ nhanh và việc rửa bát cũng nhanh – tôi sẽ có nhiều thời gian hơn để nghĩ về trận vừa rồi và sự biết ơn của tôi dành cho Paul.
Nhưng …xem nào. Rửa bát sẽ không thêm sáng tạo cho tôi đâu. Tốt nhất là vừa ăn vừa nghĩ, càng nhiều gia vị cạnh tranh trên lưỡi là càng nhiều ý tưởng cạnh tranh trong đầu. Một chút chanh, một chút cam, một chút hành, một chút…gì nhỉ?
À quên! Đồ ăn trên đĩa phải cứng và giòn, ý tưởng trong đầu mới đặc và sâu sắc. Phải có chút dầu nữa – xe máy cần dầu để chạy, đầu óc cần dầu để nghĩ!
Được đấy! Nếu bạn là fan của đội Hà Lan bạn hãy đến nhà tôi ăn sáng đi nhé, ăn xong chúng ta sẽ cùng nhau đi mua quà. Mà chắc ông Paul sẽ rất bất ngờ khi biết ở đất nước Việt Nam xa xôi lại có người quý ông đến thế”.
Ở xứ ta, rõ ràng món "ngoại cảm" dạo này cũng đang được đưa "lên đĩa". Tôi đồ rằng đó cũng là chuyện bình thường, vốn sinh ra từ vấn đề muôn thuở của loài người, là chuyện "miếng ăn" ấy mà.

Vấn đề là ai "được ăn", và "ăn" cái gì? Mà tôi lạc đề một chút, đố CACC, có bao giờ người ta "được ăn" và "ăn được" cái đề án không nhỉ?
Thôi chết, thôi chết, xí xóa, xí xóa, đúng là tôi ngố thật, phải nói là "được giao" mới chuẩn ngữ pháp, ví dụ người ta nói chị Thu Uyên và VTV "được giao" thực hiện "Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo", chứ chả ai lại nói chị Thu Uyên khéo miệng và hay nấc nghẹn "được ăn" cái đề án đó cả.
Không tin, CACC có thể đọc thêm blog Giao, ở đây: 
Bài này,  
Ô hô! Ngoại cảm Bạch tuộc tiên sinh ơi, số ngài thật đen như Mực!!!

8 nhận xét:

  1. Nói Paul "vĩ đại" cũng là nói quá lên cho vui, chứ thực ra, mỗi lần "đoán" Paul có xác xuất 50/50 giữa hai khả năng trúng và trật.

    Giả sử từ vòng tứ kết để 8 hộp thức ăn, mà Paul chỉ ra ngay được Tây Ban Nha vô địch thì mới nên gọi là "vĩ đại".

    "Ngoại cảm tìm mộ" khó hơn nhiều (như tìm kim đáy bể) do đó hay.... trật lấc, nhưng nếu trúng thì có thể gọi là ... tài!

    Trả lờiXóa
  2. case $(uname -m) in
    x86_64) mkdir -v /tools/lib && ln -sv lib /tools/lib64 ;;
    esac
    make install
    nhưng nếu trúng thì có thể gọi là ... tài!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trúng đấy chứ bác Khoằm, nhưng mà phải theo hướng dẫn của bác ở bên kia, chứ bác viết như ở đây thì em chịu.

      Xóa
  3. "Đề án", "dự án", GATO hay là ăn theo, bảo vệ bố vợ mình (trường hợp ông Giao) người ta không quan tâm. Nhưng có một điều cần phải lên án mạnh mẽ đó là trò bịp bợm của các nhà ngoại cảm.
    Ông Giao hoặc chủ nhà cố chưng minh rằng ngoại cảm là một ngành, nghề chân chính ở ta xem nào !!!

    Trả lờiXóa
  4. Tôi chịu thua, đề bài bác ra hóc búa quá!

    Có điều, thử để tôi nói theo kiểu cái còm của bác nhá:

    Ngoại cảm có là một ngành, nghề chân chính ở ta không người ta (tức là tôi) không quan tâm. Bác MH thử cố chứng minh rằng "Đề án", "dự án", GATO hay ăn theo, bảo vệ bố vợ mình là một điều cần phải lên án mạnh mẽ xem nào !!!

    Trả lờiXóa
  5. NGHỀ CHÂN CHÍNH HỎI THẦN ĐÔNG LA NGHỀ CHÂN PỤ HỎI MH.

    Trả lờiXóa
  6. Phải, tôi coi NC không phải là một nghề, cho nên không thể nói tiếp là nghề chân chính hay chân phụ được.

    Tôi coi đó là một hiện tượng có thật cần được khoa học nghiên cứu, lý giải, ở ta mới chỉ có Cụ thầy Nguyễn Hoàng Phương có nghiên cứu sâu, ông Giác Hải ban đầu cũng có nghiên cứu sau lại quá thiên về ứng dụng NC.

    Trả lờiXóa
  7. Chân chánh chân phụ, còn chân giữa.

    Trả lờiXóa