--------------------
Chả biết tại sao cùng một ngày, hai nhà
“bất đồng chính kiến”, cùng cựu Đại tá quân đội, cùng năm sinh 1927 bỗng rủ
nhau lăn ra chết.
Thật là:
Trông
xem đủ mặt một nhà
Làng
chơi đã trở về già hết duyên
Tình
cờ chẳng hẹn mà nên
Mạt
cưa mướp đắng đôi bên một ngày
Bùi Tín vốn là con cụ Bùi Bằng Đoàn nguyên Thượng Thư bộ Hình của Triều đình nhà Nguyễn và Chánh tòa Thượng thẩm Hà Nội, từng xử án kết tội nhiều người yêu nước thời Pháp thuộc. Bảo Đại thoái vị, cụ Bùi thành thất nghiệp, đáng lẽ “cứ theo tội trạng mà suy” thì phải đi “học tập cải tạo” vài năm, nhưng cụ Bùi lại được Cụ Hồ mời tham gia chính phủ Việt Minh.
Tại sao?
Khoan hẵng ca ngợi tài năng
đức độ cụ Bùi vội, cần phải biết cái Đức hiếu sinh của Cụ Hồ nó lớn như biển
rộng sông dài. Chẳng hạn, Cụ Hồ không những đã mời cụ Bùi Bằng Đoàn ra làm việc, mà còn
rước cả nhà tổng đốc Vi Văn Định từ Lạng Sơn về Hà Nội. Vi Văn Định còn có biệt
danh là “Cụ Chày” vì có cái lối “khai thác thông tin” (tức là tra tấn, nói theo
kiểu Lập phò) đối với tù chính trị bằng cách bắt trẻ em (con em họ) thả vào cối
giã gạo để “quết”.
Cụ Hồ rước các “cục nợ” này về, trước
hết và cơ bản là để họ an toàn cái đã, tránh được sự báo oán, trả thù bột phát có
thể mang tính riêng tư của quần chúng mà lại nhân danh chính quyền cách mạng,
thứ đến, là để họ không còn là đối tượng ve vãn mua chuộc của người Pháp nữa (như trường hợp
đáng tiếc của cụ Phạm Quỳnh). Bảo Đại và Ngô Đình Diệm được mời tham gia chính
phủ cũng vậy thôi, tài năng đức độ mẹ gì.
Nhưng cụ Bùi quả thật cũng có chút
tài về thơ chữ Hán (cụ Bùi thi đỗ cử nhân Hán học, nhưng quan lộ hanh thông đến bậc Thượng thư thời ấy lại bắt nguồn từ việc làm thông ngôn cho người Pháp. Nhiều người còn nhớ chuyện tại phiên
tòa xử cụ Phan Bội Châu ở Hà Nội năm 1925, Bùi Cử nhân thông ngôn xấc xược hỏi
Phan Giải nguyên bị cáo: “Mày tên gì?”).
Vì có tài về thơ chữ Hán, cho nên lúc ở chiến khu Việt Bắc, Cụ
Hồ thi thoảng cũng làm thơ chữ Hán, mà bạn xướng họa chính là cụ Bùi.
Thơ Cụ Hồ tặng cụ Bùi (Tặng Bùi Công)
thế này:
Khán thư sơn điểu thê song
hãn
Phê trát xuân hoa chiếu nghiễn
trì
Tiệp báo tần lai lao dịch mã
Tư công tức cảnh tặng tân
thi.
|
Xem sách chim rừng vào cửa đậu
Phê văn hoa núi chiếu nghiên
soi
Tin vui thắng trận dồn chân
ngựa
Nhớ cụ thơ xuân tặng một bài.
|
“Tân thi” có nghĩa là bài thơ mới, hai chữ này cho thấy trước
đó hai cụ đã từng xướng họa với nhau.
Cụ Bùi họa lại:
Thiết thạch nhất tâm phù chủng
tộc
Giang sơn vạn lý thủ thành
trì
Tri công quốc sự vô dư hạ
Thao bút nhưng thành thoái lỗ
thi.
|
Sắt đá một lòng vì chủng tộc
Non sông muôn dặm giữ cơ đồ
Biết Người việc nước không hề
rảnh
Vung bút thành thơ đuổi giặc
thù.
|
Xem thế thì biết Bùi Tín đáng lẽ phải coi cụ Hồ như cha, vì
cái ơn cứu tử của Cụ Hồ, vậy mà sau này Tín trở mặt nói xấu Cụ Hồ rồi khi bị
chất vấn, thì dường như cũng còn biết ngượng.
Tín có lẽ có cái định mệnh gắn liền với nghề làm báo, ngay từ
cái tên, vì chữ Tín, ngoài cái nghĩa tin tưởng, tin cậy cũng còn có nghĩa là
tin tức. Quả thật, Bùi Tín với bút danh Thành Tín là một nhà báo lão luyện
trong nghề. Người viết bài này không quên những ngày tháng Chạp năm 1972, khi
đài Tiếng nói Việt Nam phải sơ tán bom B52 của Mỹ, sóng yếu, các radio ở xa
không bắt được, thì trên trang đầu của báo Quân đội nhân dân, hàng ngày, luôn
có những bài xã luận đanh thép do Thành Tín viết mang lại niềm tin, sức mạnh động
viên quân dân cả nước. Ngoài xã luận, Thành Tín còn là người viết ký sự rất đặc sắc,
đặc biệt là loạt bài đăng nhiều kỳ trên trang 3, báo QĐND, mà đề tài là lũ giặc
lái Mỹ ở Khách sạn Hilton – Hà Nội (Hỏa Lò).
Bước ngoặt đến với cuộc đời Bùi Tín
gắn liền với những biến động chính trị ở Đông Âu bắt đầu từ năm 1989 trên đất
nước Ba Lan rồi nhanh chóng lan ra các nước Hunggary, Đông Đức, Bungary, Tiệp Khắc
và Romania. Sau đó, năm 1991, Liên bang Xô viết chấm dứt sự tồn tại trong gần bẩy
thập kỷ khi bị chia tách thành nước Nga và 14 nước cộng hòa khác. Vốn là người nắm thông tin và “nhạy
cảm” với các sự kiện chính trị, Bùi Tín dự đoán con tàu Việt Nam cộng sản nhỏ
bé sẽ không thể tồn tại trong guồng xoáy của cơn bão kinh hoàng này. Tín nhanh
chân chạy trước, có lẽ chỉ vậy thôi, còn chuyện có ý đồ “mưu bá đồ vương” hay
không thì cỡ Bùi Tín còn lâu mới đủ “tầm” để nghĩ đến việc này.
Tháng 9 năm 1990, Tín được cử sang Pháp
dự Hội nghị thường niên của báo Nhân đạo, ban đầu xin ở lại chữa bệnh, sau xoay
sang xin người Pháp cho “tỵ nạn chính trị”. Đó chính là nước cờ lạc của Tín:
Kể từ
lạc bước bước ra
Một là thất
hiếu, hai là thất trung
Hiếu với Trung đã không còn, thì Tín được với ai nữa, cuộc đời ăn mày của ngài bắt đầu từ đấy.
Muốn được hưởng quy chế tỵ nạn, Tín buộc
phải trở thành “Nhà bất đồng chính kiến”, bằng cách viết bài, viết sách với
những cách nhìn nhận, bình luận sai lạc, thậm chí là xuyên tạc về chế độ trong
nước, trước là để lấy cái đút vào mồm (Tín đã phải vay mượn tiền của nhiều
người để sinh sống), sau là để “mua lòng tin” của đám cờ vàng hải ngoại.
Khổ một nỗi, người trong nước ghét bỏ tên đào ngũ Bùi Tín thì cũng chỉ vừa vừa mức độ, vì dẫu sao,
Dù khi
sóng gió bất bình
Rằng tài
nên trọng mà tình nên thương
Và đó cũng là quan điểm của người viết bài này, khi hay tin Bùi Tín đã chết.
Chứ còn cái sự khinh bỉ của đám
cờ vàng hải ngoại dành cho tên “Đại tá
văn nô CS” Bùi Tín kéo dài đằng đẵng mới thật sự là khủng bố và khủng khiếp, lại rất… kiên định.
Trong con mắt đầy thù hận và thiển
cận của họ, thì Bùi Tín mãi mãi vẫn là một “con quạ”, mặc dù đã gần ba chục năm nay, “con quạ” ấy đã nhiều lần... nhem nhuốc bôi
bôi nhuộm nhuộm bộ lông cho giống với màu cờ ba que.
Bùi Tín chết trong cô quạnh, tại
bệnh viện Andre Gregoire ở Montreuil, ngoại ô Paris, Pháp vào lúc 1 giờ 25 phút
sáng ngày 11/8.
Tổng quan, đời và nghiệp của ngài có thể tóm lược bằng mấy câu Kiều sau, (có đủ các món, nào là mực, là in và rồi cả hình nữa nhé):
Đêm ngày giữ mực giấu
quanh
Ngẫm ra cho kỹ in hình
con buôn
Trăm năm tính cuộc vuông
tròn
Sống nhờ đất khách thác
chôn quê người.
-----------------
những tên phản động nên đọc bài này nhé
Trả lờiXóa