Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Ta Lắng Nghe Ta.

Trong chuyên mục Hát mãi khúc quân hành (qsvn.net), bác @lexuantuong1972 kể lại:
“Nhân đây tôi kể lại câu chuyện này mà tôi đã chứng thực được nghe và được mục sở thị. Năm ấy là năm 1978 khi ấy bạn tôi là sonTH đang làm đồ án tốt nghiệp tại HN. Hồi ấy HN khó khăn lắm, đêm xuống mất điện liên miên. SonTH lúc ấy khi thì ở nhà chị gái ở Kim Liên, lúc thì ở khu tập thể Bộ Văn hóa ngay cạnh Nhạc viện HN. Anh trai của sonTH là nhà phê bình nghệ thuật tên tuổi TBV. Một buổi tối tôi đến chơi với sonTH tại nhà anh TBV, hôm đó nhà anh V có khách và lại mất điện. Tôi bước vào nhà, một gian nhà tập thể chật chội leo lét ánh nến, xung quanh là mấy người đàn ông có tuổi đang nhâm nhi chén rượu. Chị M vợ anh V ngồi ngay cửa tiếp mồi cho khách, 1 nồi trứng vịt lộn sôi sùng sục trên bếp dầu - ngày ấy trứng vịt lộn là một món sang trọng. Tôi ngồi phía ngoài cửa với sonTH và định thần nhìn những người khách đang rì rầm nói chuyện. Một khuôn mặt quá quen thuộc với chòm râu bạc và mái tóc dài hất ra sau đó là nhạc sĩ Văn Cao. Cạnh ông lại một khuôn mặt gầy với cặp kính trắng không lẫn vào đâu của Trịnh Công Sơn và người thứ ba trắng trẻo, khuôn mặt đầy đặn và qua câu chuyện của họ tôi biết ông ta là 1 nhà toán học Việt kiều đang ở Ca-na-đa. Họ nói nhiều chuyện lắm, tôi và sonTH ngồi nghe họ với lòng ngưỡng mộ. Chuyện về nghệ thuật, về công việc rất nhiều. Đã mấy chục năm trôi qua mặc dù chỉ là người hóng hớt nhưng tôi vô cùng cảm phục VC  khi nhà Toán học hỏi ông về dự định trở về VN làm việc, ông nói quyết định là ở em nhưng nếu như ở nước ngoài làm việc với những điều kiện đầy đủ hơn trong nước thì sẽ hiệu quả hơn mà vẫn đóng góp Tổ quốc một cách hiệu quả. Lúc đó TCS có một người bạn thân làm ca sĩ ở nước ngoài nhưng tham gia vào các nhạc hội chống VN, VC có nói với TCS em hãy viết thư cho cô ta không nên quay lưng lại với quê hương như thế. TCS cho biết người bạn gái đó không có nhận thức gì về chính trị mà chỉ bị lôi kéo mà thôi. Vào thời điểm đó đang có cuộc thi viết lại quốc ca, nhà toán học khâm phục bài Tiến quân ca của VC không bao giờ cũ vì luôn luôn là tiến mau ra sa trường. VC có tâm sự vào thời kỳ khó khăn nhất của VC khi có nhiều bạn bè đã xa lánh ông thậm chí có những kẻ có những biểu hiện của giậu đổ bìm leo, vào lúc ấy ông rất biết ơn người vợ của mình đã khảng khái trước những kẻ cơ hội đó: Chồng tôi tuy có tội thật nhưng mỗi khi bài hát của chồng tôi cất lên thì từ nguyên thủ cho đến người dân đều phải kính cẩn nghiêng mình. Rồi cuộc thi viết lại quốc ca bị lãng quên và bài Tiến quân ca bất hủ của VC cho đến bây giờ vẫn là quốc ca của hơn 80 triệu con dân đất Việt và là một trong những quốc ca nổi tiếng trên thế giới.
Đấy là những gì tôi đã nghe, đã thấy trong một cái đêm của thời điểm rất khó khăn của đất nước. Tôi vô cùng kính phục các vị khách đêm đó và 3 người trong số họ đã mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng: VC, TBV và TCS. Còn nhà toán học Việt kiều đó rất tiếc không biết quý danh của ông và ông có còn trên cõi đời này hay không?”.
(Ghi chú: VC = Văn Cao, TCS = Trịnh Công Sơn, còn TBV, có lẽ là cụ Thái Bá Vân chăng). 
Hơn một năm trước, khi đọc đoạn này tôi đã đăng ký tham gia diễn đàn qsvn.net để có thể trả lời câu hỏi này của bác lexuantuong@, tuy nhiên việc đăng ký gặp trục trặc nào đó nên không thực hiện được và rồi cũng quên bẵng. Nay nhớ lại và ghi ít dòng để khỏi quên mất. Ngoài ra, hy vọng bác lexuantuong@ hài lòng, nếu có đọc đến entry này.
Xin nói luôn nhà toán học Việt Kiều mà bác lexuantuong@ hỏi, chính là ông Ngô Văn Quế, hoặc Ngô Anh Quế. Ông Quế từng dạy Toán tại các trường đại học ở Pháp và Canada, nay đã về nước định cư, hiện ở Quận 1, Tp. HCM, chắc là vẫn khỏe mạnh vì vẫn thấy chơi blog.
Nhưng ông Giáo sư Toán này còn là một nhà thơ tài hoa, với bút danh (mà tôi biết mỗi bút danh này) là Ngô Văn Tao.

Như bác lexuantuong@ đã viết, ông Ngô Văn Tao từng gặp gỡ cụ Văn Cao...
“Dâng tặng Nhạc sĩ  Văn Cao
Anh Văn,
Khi được quen biết anh... thì tôi cũng đã sống gần trọn đời rồi…Thế mà tôi cứ mộng mơ trở lại cuộc đời để được  theo sát gót anh trên con đường dài lịch sử của đất nước…
Tôi biết với tài hoa, với những điệu nhạc và lời ca sâu xa lãng mạn, hăng say hùng tráng, anh đã đóng góp bao nhiêu cho sự quật khởi trưởng thành của dân tộc, trường kỳ chiến đấu trong gian khổ lẫn tủi nhục…
Rồi sau cũng có hạnh phúc được thân thuộc gần gũi anh nhiều năm nhiều tháng…Chúng ta đã đàm thoại khi sáng khi chiều trên gác Yết Kiêu quanh chén trà nóng quanh ly rượu mạnh. Anh giúp tôi biết nhìn đời lạc quan và hy vọng, và thêm rằng chỉ qua những nhầm lẫn chúng ta mới thật lớn lên. Anh đã nói cho tôi hay không có gì đẹp bằng cái ngây thơ hoài bão, chối bỏ chính trực của tuổi hai mươi (tuổi anh khi sáng tác bài Quốc Ca). Ôi ! Hãy cứ giữ mãi cho người lòng nhân ái và những ước mộng cao xa dẫu cuộc đời khó khăn không được hoàn mỹ như ta muốn.
Thưa anh! Những bông hoa non dại vẫn nở rạng rỡ cho đời trên những khoảng rừng bị thiêu cháy.
14.2.2001
Ngô Văn Tao”
Trước đó, ông Ngô Văn Tao đã chơi rất thân với hai bậc đại tài hoa khác là Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn. Bút danh Ngô Văn Tao cũng là do một trong hai, hoặc cả hai ông Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn đặt cho.
Bút danh ấy có ngầm ý tinh nghịch, vì hiểu theo nghĩa nửa nạc nửa mỡ nghĩa là: Tôi nghe ... Tao, (hai chữ Ngô văn, chữ Hán dịch ra là Tôi nghe).
Vậy mới biết các bậc cây đa cây đề cũng ưa ... tếu táo trong những chuyện mà lớp trẻ lại cho rằng cần phải nghiêm túc!
Tinh nghịch, nhưng lại không bất ngờ, nếu ta liên tưởng đến lời ca của Trịnh Công Sơn: “Đôi khi, ta lắng nghe ta..”.
Hoặc câu thơ của Bùi Giáng:
“Kể từ dâu biển thênh thênh
Bất ngờ tao ngộ còn nên nói gì?”
Ông Ngô Văn Tao, hồi gặp cụ Văn Cao thì còn đang định cư ở Canada, làm thơ chủ yếu bằng chữ Hán (và chữ Pháp), thơ chữ Hán của ông thường (?) làm theo thể Haiku (Nhật), phong vị Thiền môn. Như vậy, điều thú vị là mặc dù ông mang cái bút danh đặc “cá nhân chủ nghĩa” là Tao, nhưng thơ ông, lại đậm dấu “cộng đồng quốc tế”.

Tôi từng có một tập thơ mỏng có tên Hán tự Hài cú, do ông Ngô Văn Tao - "Ta Lắng Nghe Ta" là tác giả, đồng diễn cùng hai ông Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn, xuất bản ở Tp. HCM vào khoảng năm 1994.
Tập thơ này, tiếc thay, cách đây khoảng bảy, tám năm, một người bạn mượn và không trả lại. Hơn thế, lúc bấy giờ, tôi cũng có ý tặng luôn vì nghĩ rồi thì mình sẽ có thể mua lại ở hiệu sách.
Sở dĩ bây giờ mới “tiếc” là vì tập thơ này cực kỳ độc đáo cả về nội dung lẫn hình thức, mà chờ đến nay chưa thấy in lại.
Về loại giấy thì nó đã là đặc biệt vì được in trên giấy trắng tinh, trong khi hầu hết sách báo khác, hồi ấy in trên giấy thường, đen.
Nhưng, quý nhất là tập thơ được trình bày bằng chữ viết tay, mà lại do chính tay hai ngài Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn “thủ bút”. 
Nghĩa là “thơ Tao” – Haiku, nhưng được hai đại ca Bùi Giáng và/hoặc Trịnh Công Sơn "giáng" bút, dịch (phóng tác) thành hai câu, hai câu rưỡi, ba câu, bốn câu gì đó, thường theo thể lục bát. Có khi cả hai ông cùng dịch một bài của ông Tao.

Mỗi trang được trình bày như một bức tranh thủy mặc hoặc thư pháp. Mỗi bài đều có mỗi minh họa, có khi là Bùi, có khi là Trịnh vẽ, rất đẹp:
Một trang với thủ bút Trịnh Công Sơn

Kể lại có thể không chính xác vì thời gian đã quá lâu ...
Thiên biên cô phi hạc
Đại tự thiên thu thế hận thường
Kim dực mãn nguyệt quang
(Ngô Văn Tao, Hán tự )
Bên trời hạc lẻ loi bay
Thiên thu hận ấy mờ phai cõi người
Cánh vàng nặng ánh trăng soi
(Trịnh Công Sơn, dịch)

19 nhận xét:

  1. 1. Bài viết linh tinh, chả biết đặt tên gì, thôi thì mượn tạm tên ông nhà thơ liên xiên thành câu hát.

    2. Bên trời hạc lẻ loi bay
    Mối sầu cho mượn .... biết ngày nào vơi?

    Mượn ở đây là mượn sách.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế cụ đã vào được qsvn.net chưa? Chưa thì em chuyển bài hộ.

      Xóa
    2. Chưa, Khoằm ạ, mà bây giờ cũng thấy không cần thiết nữa. Nhưng K cứ chuyển bàii này, hy vọng bác lexuantuong có thêm niềm vui, là anh em mình vui theo.

      Xóa
    3. Đã xong rồi đấy cụ http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,22239.new.html#new

      Xóa
  2. Luôn tự hào là (một trong những) người đã động viên bác Thiên Lý viết blog. Nội công của bác thật là thâm hậu :-)

    Trả lờiXóa
  3. Khà khà khà!

    Cảm ơn:

    Bác Khoằm

    Bác Nặc

    Và bác Hòa Bình.

    Trả lờiXóa
  4. Đọc HÁN TỰ HÀI CÚ từ khá lâu,mà giờ mới biết cụ Ngô Văn Tao cụ thể như này. Cảm ơn "mụ" Lỳ!

    Trả lờiXóa
  5. Gớm, chào bác nặc, bác lại biết cả cái tên mụ Lỳ em nữa, thảo nào nhìn cái mặt bác hơi quen quen!

    Nếu bác đang sở hữu cuốn Hán tự hài cú như em mô tả ở trên, thì xin chúc mừng. Đó là tác phẩm độc nhất vô nhị vì cùng có sự tham gia của Bùi và Trịnh, vì thế rất là Trình và Bụi.


    Nhân đây tôi muốn nói thêm cho rõ: Thực ra hai chữ "ngô văn" khi đọc lên thì có thể hiểu là "tôi nghe", như một cách chơi chữ (đồng âm), chứ còn khi viết, thì Ngô Văn (họ, tên lót) thì vẩn là Ngô Văn không thể dịch là "tôi nghe".

    Tôi không biết chữ Hán, nhưng không sao, có một điều thú vị nữa là Trịnh Công Sơn cũng không biết chữ Hán, nhưng vẫn dịch Hán tự hài cú. Phần chữ Hán trong ảnh, có lẽ là thủ bút của Ngô Văn Tao.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thêm tý nữa,

      Sở dĩ phải dài dòng thêm là vì đọc bên bác Giao thấy chiết tự chữ Trì (trong Dương Khiết Trì) nghĩa là ống sáo, gồm chữ Hổ (dưới) và chữ Trúc (trên).

      Trong khi mình (không biết mặt chữ) thì chỉ biết Trì cái ao, hoặc sự chậm trễ ... chứ không thể biết sâu như bác Giao. Khen hóa ra thừa.

      Xóa
    2. Chính xác là tôi đang sở hữu cuốn Hán Tự Hài Cú.
      Trước đây đã từng mon men đến "haiku" nhưng "không thích nổi" vì kém hiểu biết gây hậu quả nghiêm trọng ..Là đã từng dịch bậy thơ Basho. Tuy nhiên hậu quả không "nghiêm" như kiểu Thái Bá Tân thợ thơ.
      Thế rồi..một ngày đẹp trời dạo chợ sách thanh lý lại gặp cuốn này. Buồn và cười là mới xuất bản mực chưa kịp khô mà đã ra chợ sách rẻ.
      Làm hai cuốn. Một giữ, một tặng ông bạn nhà thơ không cần dầu gội..( Đứa nào nhà thơ ít tóc đừng giật mình)
      Phần dịch thơ của 3 Đại Gia trong cuốn í mới là chuyện đáng bàn, "mụ" nhỉ?
      Làm cái topic về cái này đi mụ?

      Xóa
    3. Lại thêm tí nữa..
      Thế rồi, đọc hết, đọc lại ( lần 1...2...2'...) thì bỗng thấy thích haiku..( kể cả "hai kâu" tự phịa)
      Đâu như năm ngoái..chuyện ông Tân Thái Bá làm cái việc dịch thơ Haiku ..
      Nhớ lại, từng đọc kỹ HTHC của cụ "Tao"...thấy buồn và cười..

      Xóa
    4. Mụ bảo Trịnh Công Công à quên Sơn không biết chữ Hán thì e khó tin?
      Căn cứ vào mấy bài dịch của TCS trong HTHC thì tầm kha khá chứ đùa!

      Xóa
    5. Thật đấy, chính ông Ngô Văn Tao viết ra, tôi mới biêt.

      Không biết ở đây, nghĩa là không biết viêt chữ. Còn nghĩa thì đương nhiên chỉ cần học tam tự kinh hoặc ngũ thiên tự là có thể hiểu được Hài cú hán tự mà.
      Còn về ba người dịch thì nói vậy cũng được, vì chính ôngTao cũng có dịch vài bài của Baso sang hán tư (trong hán tự hài cú).

      Nói chung, hai ông Bùi và Trịnh dịch thoát, thoáng, không bám sát. Rất phóng khoáng, tài tình. Gọi là phóng tác thì cũng chuẩn.

      Xóa
  6. Mà mụ có công nhận rằng Giàng Búi ( tên cụ í viết trong HTHC) "chơi" với lục bát hay ho không? Thoát, thoải mái đến lạ lùng...
    Tôi muốn hỏi mụ, nhân đọc câu có chữ "quần phong nhuỵ..." tôi băn khoăn mãi cái cụm này. Mụ trích vài phút gõ vào đây cho tui nhờ. Ơn mụ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em về giữ áo mù sa.
      Trút quần phong nhuỵ cho tà huy bay.
      Thợ Guc có số, nhưng chưa có chỗ nào "giải" làm tui vừa ý.

      Xóa
    2. Em về rũ áo mù sa. Rũ, cởi bỏ chứ không phải giữ.

      Cũng vậy, trút quần (tụt quần) , phong (gói gém) nhuỵ (nhuỵ hoa, nhị hoa) ... Cho tà huy bay.

      Như thường lệ, mù sa còn có nghĩa là sà mu, có ý tục.

      Tôi chỉ hiểu đươc có thế. (viết trên ipad, lườ, lười là)

      Xóa
  7. À mà bác Lexuantuong viết các cụ gặp gỡ từ năm 1978, không biết có quá sơm không?

    Theo tôi, 1978 thì chuyện Việt kiều như ông Quế về nước là rất hiếm.

    Trả lờiXóa