Chuyện ưu tiên
cộng điểm thi vào đại học đã được thực hiện nhiều năm trước, nhưng
hầu như không ai thắc mắc. Tại sao năm nay nhiều người lại dị ứng với
chính sách “ưu tiên” như vậy?
Nguyên nhân là
thế này, mọi năm thi tốt nghiệp và thi đại học tách thành hai kỳ. Năm
nay thí điểm, bộ Dục nhập chung vào một.
Vì thi đại học
và tốt nghiệp PTTH được gộp chung, nên đề thi năm nay, bộ Dục phải
soạn sao cho phù hợp với trình độ của số đông, để học sinh nào cũng
có thể làm được khoảng 60% -70%, mục đích là giữ cho tỷ lệ tốt nghiệp
không thấp quá so với các năm trước. Và như thế cũng là để đảm bảo
tính công bằng giữa các thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm nay so với các
năm trước.
Như vậy, với
3 môn thi có tổng điểm tối đa là 30 điểm, thì một bạn học sinh trung
bình hơi kha khá có thể đạt (70% x 30 điểm) = 21 điểm.
Một học sinh tầm
tầm đã như thế, thì loại khá và giỏi đạt 23 – 24 điểm là chuyện phổ
biến. Điều đó cũng có nghĩa là năm nay, các thí sinh thi đại học đạt
điểm cao từ 23 trở lên “đông như quân Nguyên”.
Chết là ở
chỗ đó, lắm điểm cao quá!
Điểm mình đã
cao, điểm người còn cao hơn. Trường nào cũng tuyển sinh từ cao hơn đến
cao hơn nữa, e không đến lượt mình. Trượt đại học là nguy cơ sờ sờ
trước mắt, vì thế mới có sự ấm ức, rằng sao mình điểm cao hai mấy mà cũng trượt? Chẳng phải là do các
thí sinh được hưởng “ưu tiên” chiếm mất chỗ hay sao? Mà “thằng ấy” thì vừa đi
bộ đội về được cộng hai điểm hoặc “thằng kia” là người vùng sâu
vùng xa thêm điểm rưỡi thì làm sao đảm bảo có “tố chất”, có “năng
lực học tập”, có “trình độ” bằng mình? Rồi mới phán
rằng:
“Công bằng không phải là cào bằng. Ưu tiên cho một vài đối
tượng bằng cách tước đi cơ hội của những người xứng đáng hơn sẽ vô hình trung
làm hại cả hai. Với tố chất kém hơn thì khi nhập học, những người được ưu tiên
sẽ khó mà bắt kịp trình độ với nhóm còn lại, mặc cảm, cô lập sẽ nảy sinh khi
khoảng cách ngày càng lớn. Sau năm nhất, năm hai, sự chểnh mảng và chán chường
lên đến đỉnh điểm có thể trở thành tai họa. Nhẹ thì bỏ học hoặc vật vã không ra
được trường, nặng thì vướng vào tệ nạn xã hội, hay xui xẻo hơn thì có khi chỉ
còn lại đôi tổ ong bên thành cầu Long Biên sau mùa bóng”. (Chungnguyen - Bài trên Thanh niên)
Có thể đúng là như vậy thật. Hãy xét trường hợp giả định. giả định thôi nhé vì thực tế thì ở Thủ Đô thì cũng vẫn có người nghèo rớt mùng tơi (nhờ nghiện chẳng hạn) và ở Mù Căng Chải thì cũng sẽ vẫn có người giàu (nhờ trồng cây 138 chẳng hạn).
Bạn A Đam học
trường Ams thi được 25 điểm và bạn A Pó, quê ở Mù Căng Chải thi được
23,5 điểm, cộng điểm ưu tiên khu vực thì bạn Pó cũng được 25 điểm.
Để hai bạn khỏi tị nạnh, cứ
cho là hai bạn đều đủ điểm nhập học vào cùng một trường Đại học.
Phải chăng “tố
chất” hay “năng lực học tập” bạn Pó kém so với bạn Đam?
Muốt biết, ta phải đặt lên
bàn cân, cân thử:
Trường Ams mà
bạn A Đam học vốn rất nổi tiếng vì có cậu học sinh lớp 8 đã đòi làm
Bộ trưởng mới đây và lại có anh tiến sĩ gì đó học Tây về mà thi vào làm
giáo viên lại rớt. Bạn Đam lại được lừng danh Giáo sư toán Cương Như Văn đưa vào lò luyện cấp tốc và cô Bò Cạp phụ đạo tiếng Anh (giả thiết).
Dạy toán bạn A Pó là cô Lò Thị Mít, là tên tôi đặt cho có, chứ còn cô thì vô danh, vẫn. Về ngoại ngữ, ông ké bạn A Pó giỏi cái tiếng Mán nhiều lắm đấy ồ à.
Bạn Đam đi
học bằng xe máy, qua ba quán phở, bảy tiệm internet và hai quán bia hơi Hải
Xồm. Bố bạn đi họp phụ huynh bằng xế hộp.
Bạn A Pó đi
học bằng chân (và cả tay), qua hai ngọn đồi, ba con suối, một cánh rừng. Bố mế nhà A Pó chưa bao giờ phải cưỡi trâu đi họp, vì nhà
trường không mời, mà có mời thì họ cũng không thèm đọc.
Để mở rộng
kiến thức, bạn A Đam đến mãi năm học lớp Tám mới được làm quen với
internet. Còn A Pó, từ năm lớp Năm đã là thầy của các loại giáo sư
Trâu và Nghé.
Ngoài việc
học và học, bạn A Đam còn phải tranh thủ chút thời gian hạn hẹp cho
việc đá bóng, chơi games, lướt facebook và thi thoảng đi mừng sinh nhật
mấy đứa bạn gái. Tội nghiệp lắm lớ!
A Pó, ngoài giờ học, thì quanh năm chỉ phải lo nhõn một việc, là ăn. Sướng chưa!
Quanh năm, A Pó chỉ phải lo mỗi chuyện ...ăn. |
Đã được ông Giàng “ưu
đãi” như thế, mà thi đại học, bạn A Pó lại kém người ta những 1, 5
điểm, để rồi nhà nước lại phải “ưu tiên” bù điểm cho bạn. Tại sao? Bất công?
Thua thầy một
vạn không bằng thua bạn một ly, A Pó và A Đam ạ.
Thực ra, để đánh giá một thí sinh có "tố chất” hay“tiềm năng” hay không thì không thể chỉ căn cứ vào mỗi cái kết quả thi. Mà nên xét cả cái quá trình.
Này bạn A Pó ở Mù Căng Chải!
Này bạn A Pó ở Mù Căng Chải!
Với đầy đủ “điều kiện thuận lợi” như thế mà bạn “chỉ được” có 23,5 điểm là sao. “Tố
chất” bạn để đâu, “năng lực học tập” của bạn có hay không?
Thử hỏi nếu ông Giàng cắc cớ đày bạn vào trong “hoàn cảnh khốn khổ” của bạn Đam ở trường Ams thì
điểm thi đại học của bạn sẽ tăng hay giảm?
Có cần phải
nhắc lại không vớ, bạn sẽ phải đi học bằng xe máy, qua ba quán phở, bảy
tiệm internet và hai quán bia Hải Xồm...
Bạn sẽ phải học toán nơi thầy Cương Như Văn và tiếng Anh nơi cô Bò Cạp...
Tăng hay giảm? Hử?
Và đây là trường Ams, nơi A Pó sẽ bị "đày", nếu có ông Giàng... |
"Thực ra, để đánh giá một thí sinh có "tố chất” hay“tiềm năng” hay không thì không thể chỉ căn cứ vào mỗi cái kết quả thi. Mà phải xét cả bối cảnh sinh ra kết quả đó."
Trả lờiXóaÔi, con cá kèo Ánh Viên của nước Việt ơi ! Em đừng buồn vì 2 cái HC đồng của em. Vì nếu xét đế cái bối cảnh của em thì đáng nhẽ em đã được cộng thêm vài giây (chứ không cần 1 phút 30 giây). Và như thế, đáng nhẽ trên cổ em đã lấp lánh hai HCV cho bơi lội xứ mình !
Và bộ Dục ơi ! Năm sau, bộ nên đề nghị tất cả các thí sinh torng hồ sơ phải nêu rõ bối cảnh của mình, đừng dựa vào cái hộ khẩu thí sinh.Vì ở thủ đô vẫn có người nghèo rớt mồng tơi, còn ở Mù Căng Chải vẫn có kẻ giàu đổ vách.
Vậy nhé !
Chuyện xảy ra đâu đó ở Saigon
Trả lờiXóa.... Mụ sỗ sàng đẩy gã khỏi người mụ.
- Kém quá. Chả bù với ngày xưa.... !
- Bà phải xem xét cái bối cảnh chứ. Cách đây cũng gần hai chục mùa rồi !
- Bối cảnh cái đầu ông đấy ! Kém thì nhận đi, còn xảo !
Gã lóp ngóp bò dậy, đi ra.
Trong phòng, mụ lấy cái tượng mà gã mới tặng mụ. Thôi thì xài tạm vậy, bối cảnh này thì phải vậy thôi.
Còn gã, lúi cúi cặm cụi lau... cờ.
Vốn gã là người xứ cờ lau !
Ưu tiên có chọn lọc đối với các dân tộc vùng cao. Càng quan tâm sát sao càng nắm bắt được những đối tương nào xứng đáng được ưu tiên. Điều đó đảm bảo công bằng hơn đối với các bạn
Trả lờiXóa