Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Tư liệu: Thêm một ông Tây cùng thời nữa, viết về Phan Thanh Giản



---------------

Tư liệu mà locliec giới thiệu sau đây do Ernest Potteaux viết khoảng một năm sau ngày Phan Thanh Giản uống thuốc phiện tự sát. Điều đặc biệt là ông Tây này viết bằng chữ "quốc ngữ", nên khỏi cần phải dịch. 
Ernest Potteaux là ai? Đó là viên “Thông ngôn hạng nhất thuộc Soái phủ Lại bộ thượng thơ Nam kì”, ông cũng chính là “Chánh tổng tài” (Chủ biên, tổng biên tập) đầu tiên của tờ Gia Định báo, tờ báo đầu tiên viết bằng “tiếng Annam thông thường”, phát hành số đầu ngày 15-4-1865 cho đến khi “bàn giao” lại cho Trương Vĩnh Ký vào ngày 16-9-1869. Năm 1872, Ernest Potteaux lại trở lại thay Trương, nắm giữ chức vụ “Chánh tổng tài” của Gia Định báo (theo Trần Nhật Vy – Hồ Sơ Gia Định báo).

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Các ông Tây cùng thời viết về Phan Thanh Giản



------
Nói về “công lao” của Phan Thanh Giản tưởng không có gì rõ ràng hơn tài liệu của những người Pháp cùng thời, nay vẫn còn lưu trữ trên giấy trắng mực đen. Dĩ nhiên, hai chữ “công lao” nói ở đây, phải hiểu là công lao của cụ Phan đối với người Pháp.
Đó là những thông tin xuất hiện cùng thời với sự kiện, thuộc về sự kiện mà giới nghiên cứu sử gọi là nguồn sử liệu trực tiếpSử liệu trực tiếp thường được coi là nguồn tư liệu gốc, có giá trị thông tin và độ tin cậy lớn hơn so với sử liệu gián tiếp (sử liệu gián tiếp là sử liệu phản ánh sự kiện lịch sử qua thông tin gián tiếp, với mục đích truyền đạt thông tin - qua quan điểm của tác giả sử liệu, ở đó, các sự kiện xảy ra không đồng thời với sử liệu, chẳng hạn như một cuốn hồi ký thì được coi là sử liệu gián tiếp).

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

Đánh giá về Phan Thanh Giản (3 - Kẻ bán nước được dựng bàn thờ)

Dẫn:
Locliec xin trân trọng giới thiệu bài viết về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản của bác Tiêu, một người con đất Vĩnh Long, cùng quê với hai ông họ Phan là Phan Thanh Giản và Võ Văn Kiệt (Phan Văn Hòa).
http://tieusaitaunhuthoi.blogspot.com/2016/09/Phanthanhgiankebannuocduocdungdentho.html

Bác Tiêu là chủ blog  http://tieusaitaunhuthoi.blogspot.com.
Trong các bài viết của mình, bác Tiêu thường dùng những từ miền Nam cũ, ngày nay ít người sử dụng, ví dụ "ngây" = "ngay"; "Ngươn" = "Nguyên"; v...v...

Bài viết dưới đây của bác Tiêu có một vài sai sót về thời điểm mà bạn Chí Trung Ngô đã chỉ ra ở comment bên dưới. Xin trân trọng cảm ơn bạn Chí Trung Ngô.

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

Đánh giá về Phan Thanh Giản (2c- BS Nguyễn Văn Thịnh: Xuyên tạc lịch sử là mang tội)


XUYÊN TẠC LỊCH SỬ LÀ MANG TỘI.
                   Nguyễn Văn Thịnh
    
   Báo Tuổi Trẻ thông tin: ngày 30/10 vừa qua, sân khấu cải lương Hà Nội ra mắt công chúng vở kịch “Nợ non sông” của soạn giả Phạm Quang Long. 

Nội dung vở diễn được giới thiệu như sau: “Vì lý do tế nhị nên các nhân vật chỉ được nêu danh tượng trưng như Phan Thượng thư, Hoàng thượng, Hoàng Thái hậu nhưng với người Việt Nam nào yêu sử khi cánh màn nhung vừa mở ra ai cũng biết ngay đó là những nhân vật lịch sử có thật như Thượng thư Phan Thanh Giản, vua Tự Đức, Hoàng Thái hậu Từ Dũ. Cuộc đời viên Thượng thư này gắn liền với câu chuyện lịch sử mất nước nổi tiếng: Năm 1862, Phan Thanh Giản đi sứ và ký vào hòa ước dâng ba tỉnh Nam kỳ cho người Pháp. “Nợ non sông” khai thác nỗi đau của Phan Thanh Giản trong tấn bi kịch ấy. Vừa đi sứ về, Phan Thanh Giản từ một trọng thần trở thành tội thần. Cả gia đình ông lâm vào cảnh khốn đốn. Mối tình con trẻ tan vỡ. Bọn quan tham thừa cơ chiếm đoạt ngôi vị. Phan Thanh Giản thì sống trong lao tùlao tù với nỗi đau đớn vì giờ đây người đời sao có thể hiểu hết được tấm lòng trong sáng luôn tận trung yêu nước thương dân của ông. Bi kịch bao trùm không khí vở diễn. Nhiều khán giả lặng lẽ lau nước mắt trước cảnh Phan gia tan tác, trước nỗi niềm của Phan phu nhân trách chồng: “Trước lúc đi sứ ông đã nói rằng nếu công vụ bất thành thì sẽ tử tiết để lưu danh muôn thuở. Vậy sao khi trở về ông lại mang cái tiếng Phan gia mãi quốc?!”. Để rồi ân hận khi được chồng trao cho bản mật chiếu cầu hòa của hoàng thượng thì bà mới vỡ lẽ ra sự thật. Dù phải sống trong tù ngục mà Phan Thượng thư không có một lời nào oán thán giãi bày vậy mà ta thấy được cả tấm lòng trong sáng của bậc tôi trung, hy sinh cả thể diện cá nhân mình để bảo toàn thể diện cho đấng quân vương. Đặc biệt cảnh Hoàng Thái hậu Từ Dũ nghiêm khắc dặn con đừng bạc tình bạc nghĩa với kẻ tôi trung và đau đớn quỳ xuống tạ tội với non sông càng tôn lên giá trị cho Phan Thanh Giản”.

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

2b - BS Nguyễn Văn Thịnh: Phan Thanh Giản là người thế nào?


-----------

Đôi nét về tác giả Nguyễn Văn Thịnh:
Nhà văn Nguyễn Văn Thịnh, quê Hà Nội, sinh năm 1940, tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1965. Là một bác sĩ trong quân đội, ông đã trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường đồng bằng sông Cửu Long (1965-1975) rồi sau đó là các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và phía Bắc. Năm 1988, ông chuyển sang ngành dân y. Ông có nhiều bài viết đặc sắc liên quan đến lịch sử, đăng trên Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh và trang sachhiem.net. Ngoài ra ông còn có nhiều truyện ngắn, truyện vừa, truyện ký, kịch nói đã được xuất bản và công diễn. Hai cuốn tiểu thuyết của ông là Phút thăng hoaThời bi tráng được đánh giá là “đậm chất sử thi về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trường kì cam go của dân tộc, thể hiện trải nghiệm, tư tưởng và tài năng của nhà văn hình thành trong suốt cuộc đời mình”.