Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Kền kền Dân trí giật tít kiểu gì?




 -------------------------
Dân trí là một tờ báo điện tử trực thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt Nam. Theo Wikipedia, báo Dân trí đứng thứ 2 tại Việt Nam về lượng truy cập cả từ máy tính lẫn thiết bị di động.
Thống kê của Google cho biết, mỗi tháng Dân trí có đến 900 triệu pageviews và địa chỉ của tờ báo này xếp thứ 9 trong top 10 từ khóa có tốc độ “tăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu”.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Wilkileaks vạch mặt 38 nhà báo “nhận lương” từ Hillary Clinton



Video phong thần 38 nhà báo nằm ở tốp đầu trong danh sách “nhận lương” từ Hillary Clinton

------------


Wikileaks một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế chuyên đăng tải các tài liệu mật rò rỉ từ nhiều quốc gia, đồng thời vẫn bảo vệ được danh tính của nguồn cung cấp.
Chỉ sau hơn 10 năm xuất hiện (từ năm 2006), với những thông tin được công bố, Wikileaks đã trở thành kẻ thù của nhiều chính phủ, tổ chức và cá nhân trên thế giới. Việc này đã khiến cho người sáng lập Wikileaks, là ông Julian Assange phải tị nạn tại Đại sứ quán Ecuador ở thủ đô London, Anh từ hơn 4 năm qua ( tháng 6-2012).

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Giang hồ hiểm ác



---------

Sáng hôm qua (21-2-2017) trên blog Han Times, blogger Sông Hàn đăng một bài viết liên quan đến “Một clip được cho là miệng cổng xả thải của nhà máy thép Formosa Vũng Áng nhanh chóng loang truyền trên mạng xã hội, khiến dư luận phẫn nộ. Nhà chức trách đã phải vào cuộc tìm kiếm và kiểm tra hệ thống xả thải tại Formosa.”
Theo bài viết của Han Times, thì:

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Vụ nước xả thải Formosa: Bên Ta hay bên Tàu? Bài đăng trên Hantimes


Bài chép lại từ nguồn Sông Hàn http://hantimesblog.blogspot.com/2017/02/vu-nuoc-xa-thai-formosa-ben-ta-hay-ben.html
-----

Vụ nước xả thải Formosa: Bên Ta hay bên Tàu?

Thứ Ba, 21 tháng 2, 20170 nhận xét

Một clip được cho là miệng cổng xả thải của nhà máy thép Formosa Vũng Áng nhanh chóng loang truyền trên mạng xã hội, khiến dư luận phẫn nộ. Nhà chức trách đã phải vào cuộc tìm kiếm và kiểm tra hệ thống xả thải tại Formosa. 
nước xả thải được cho là từ Formosa - Hình ảnh cắt từ clip
Ông Nguyễn Văn Toàn, chuyên viên quan trắc, Viện Công nghệ môi trường cho biết: Từ trước Tết đã xuất hiện vệt màu đỏ ở biển, Viện đã lấy 3 lần mẫu nước để kiểm tra, xét nghiệm. Lần gần đây nhất là ngày 18/2.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Nói nốt, chuyện "áo dài váy đụp"



Ghi chú bổ sung cho entry trước: Chuyện “mốt áo dài váy đụp”
Pantalon: Ta gọi là quần phăng là do chữ “pan” này, cũng có khi gọi là quần Tây hoặc quần Âu để phân biệt với quần ta.
Chemise : Áo, giờ vẫn gọi theo tiếng Tây là sơ-mi.
Maillot : Áo may-ô.
Jean: Quần gin, quần bò
Ceinture : Bây giờ thường dùng chữ dây lưng hơn.
Thongs : Tiếng Anh dùng để chỉ dép tông Lào, tông Thái.
Slips: Đích thị là cái xì-líp còn gọi là sịp
Corset: Nịt ngực, dùng để ép, bó cho nhỏ bầu vú đi.
Soutien: Nâng ngực, làm tôn cao bầu vú.
Bên ta, xu-chiêng và cooc-xê hay bị dùng lẫn lộn mặc dù chức năng của chúng là trái ngược nhau. Tuy nhiên giờ người ta dùng chữ “áo ngực” là ổn thỏa.
Caleçon : Chính là cái quần xà lỏn của Tây. 

-----------
Giờ nói tiếp, chuyện áo dài váy đụp.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Chuyện mốt "áo dài váy đụp"



Thời trang dậy sóng của chị em năm Đinh Dậu: Áo dài váy đụp

------------

Cụ Lý rất ngạc nhiên khi thấy vào đầu năm Đinh Dậu, việc chị em diện mốt mới du Xuân (gọi là mốt “áo dài váy đụp”) bỗng trở thành sự kiện gây xôn xao dư luận và cũng là đề tài bàn tán nóng hổi của cư dân mạng.
Những chiếc áo dài vạt được cắt ngắn trên đầu gối, diện cùng chiếc váy bồng bềnh xếp ly xinh xắn làm nảy sinh nhiều quan điểm và tranh luận trái chiều.

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

Đầu Xuân Đinh Dậu, cùng thưởng ngoạn tranh gà Đông Hồ




--------
Làng Đông Hồ, còn gọi là làng Mái, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một địa danh nổi tiếng với dòng tranh khắc gỗ dân gian in trên giấy điệp có màu sắc óng ánh.
Tranh Đông Hồ phát triển thịnh vượng nhất vào thế kỷ 17 và 18, còn nghề khắc ván ở ta xuất hiện vào thế kỷ 11 hoặc 12, trong khi người Việt đã làm ra giấy từ thế kỷ thứ 3.
Để tạo ra giấy điệp, người ta dùng vỏ con điệp (một loại sò) đã được nghiền nát trộn với hồ nếp rồi dùng chổi lá thông quét phủ lên giấy dó.
Dòng tranh dân gian Đông Hồ thường thể hiện các đề tài bình dị thân quen trong đời sống thường ngày và sử dụng các màu sắc tự nhiên, không pha trộn, do đó có sắc thái rực rỡ, vui tươi, rất phù hợp để trưng trong dịp Tết Nguyên Đán. Chính vì thế, nhà thơ Hoàng Cầm đã viết: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/ Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.