Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Những kẻ tòng phạm với Khmer đỏ liệu có phải ra toà?






-----------
Hôm 16/11/2018, Tòa án quốc tế xét xử tội ác Khmer đỏ tại Campuchia (ECCC), với sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, phán quyết rằng chính quyền Khmer đỏ đã phạm tội diệt chủng tại Kampuchea trong giai đoạn từ năm 1975-1979.
Hai trong số các thành viên cốt cán của Khmer đỏ là Nuon Chea và Khieu Samphan bị tuyên là đã phạm nhiều tội ác chống lại loài người - bao gồm giết người, nô lệ và tra tấn - và các vi phạm trong các Công ước Geneva. Trùm thủ lĩnh Pol Pot, kẻ chủ mưu, cùng các “đồ tể” như Ta Mok hay Ieng Sary đã… kịp chết trước khi tòa nghị án.
“Phán quyết lịch sử” này được các thẩm phán đưa ra sau tròn 4 thập kỷ và tiêu tốn hết 318,9 triệu USD
Dẫu có muộn, phiên tòa này vẫn là sự thừa nhận chính thức đầu tiên rằng chế độ Khmer đỏ đã thực hiện một sự diệt chủng như đã được luật pháp quốc tế định nghĩa.
Bản án lần này của ECCC cũng là minh chứng rõ nét việc Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Kampuchea phải được coi là quyền tự vệ chính đáng đồng thời còn là sự can thiệp nhân đạo kịp thời, giúp nhân dân Kampuchia thoát khỏi họa diệt chủng.
Nhưng nếu công lý quốc tế không phải là một tấn tuồng hài, thì ECCC sẽ phải tiếp tục lôi cổ những kẻ tòng phạm với Khmer đỏ ra trước tòa.

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Tư liệu: “Tuyên cáo độc lập” của Bảo Đại được ký như thế nào?




----------


Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, Triều đình Huế công bố bản “Tuyên cáo Độc Lập” do vua Bảo Đại cùng 6 vị Thượng thư thuộc Viện Cơ mật triều đình Huế ký ngày 11/3/1945.
Văn bản này do ai viết? Tâm thế và tư thế của những người tham gia ký văn bản này ra sao?

Để góp phần giải đáp các câu hỏi này, xin giới thiệu bài viết của nhà báo Nguyễn KỲ-NAM đăng trên báo Tin Điển số 75 (Năm Thứ nhứt) ra ngày 7/5/1946, in tại Sài Gòn.
Nhà báo Nguyễn Kỳ Nam tên thật là Nguyễn Thế Phương, bút danh phổ biến khác là Nam Đình.
Ông sinh năm 1906 tại Sài Gòn, từng làm phóng viên của nhiều tờ báo. Những năm 30, ông chủ trương tờ Đuốc công lý, rồi làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút nhật báo Thần chung.
Sau khi Triều đình Huế công bố bản “Tuyên cáo Độc Lập”, ông tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim với vai trò là Đổng lý văn phòng của Bộ Tư pháp và làm báo Tin Điển. Việc trò chuyện với cụ Phạm Quỳnh (như bài viết ghi lại dưới đây) hẳn phải diễn ra quanh thời điểm này.
Dưới thời Ngô Đình Diệm, Nguyễn Kỳ Nam (Nam Đình) vẫn tiếp tục làm báo. Tờ báo của ông đã nhiều lần bị nhà cầm quyền đàn áp vì “khác chủ trương”.  Năm 1963, sau khi Diệm bị phe đảo chính giết chết, Nam Đình lại tiếp tục cộng tác với báo Đuốc nhà Nam, Dân chủ mới...
Ông mất tại Pháp năm 1978.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Ai là là người “tiếc máu Mỹ” nhất?




Câu hỏi này được đặt ra nhân đọc lại tài liệu về Phong trào phản chiến ở Mỹ, và chợt nhớ ra Trần Đĩnh, tác giả cuốn Đèn cù, cũng bảo rằng y “tiếc cho cả máu Mỹ”.
Ăn theo và ăn bẩn đến thế là cùng.

 ---------

Tiến hành cuộc chiến xâm lược tại Việt Nam kéo dài suốt 5 đời Tổng thống - nước Mỹ đã phải trả giá bằng rất, rất nhiều máu Mỹ.
Tổng số thương vong của binh lính Hoa Kỳ ở Việt Nam là 365.157, trong đó có 58.168 người chết trong lúc giao tranh (kill in action) và 1.875 người mất tích. Con số này vượt quá số thương vong của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh Triều Tiên.
Trong số 58.168 người Mỹ chết trận, thì có 7.878 sĩ quan, trong đó có 426 tư lệnh và sĩ quan chỉ huy, trong số này lại có 37 người mang quân hàm cấp tướng.
Trong số 303.704 lính Mỹ bị thương, có 153.329 người bị thương nặng phải nằm bệnh viện dài ngày. Ngoài ra, có khoảng 20.000 lính Mỹ cũng phải điều trị lâu dài vì nhiễm chất da cam do chính Mỹ rải ở Việt Nam.
Lại có khoảng 200 ngàn lính Mỹ sa vào nghiện ngập ma túy và hàng trăm ngàn lính Mỹ khi về nước đã mắc chứng rối loạn tâm thần, dân Mỹ gọi là Hội chứng Việt Nam.
Nào, giờ thì hãy bình chọn ai là người “tiếc máu Mỹ” nhất?

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Sự nguy hiểm của ông Lưu Bình Nhưỡng



Kết quả hình ảnh cho Lưu Bình Nhưỡng
-------------------
Chẳng biết từ lúc nào, dân chơi trên mạng đã sáng tạo ra câu thành ngữ: “Đã ngu lại còn nguy hiểm”. Xin nói trước, chuyện ông Lưu Bình Nhưỡng ngu hay khôn tôi không dám bàn loạn vì cái bằng Tiến sĩ Luật của ông tự nó đã là một bằng chứng chứng tỏ ông rất khôn. Trong bài viết này tôi chỉ nói về sự nguy hiểm của ông Lưu Bình Nhưỡng thể hiện qua các phiên chất vấn tại Quốc hội trong ngày 31/10 và 01/11/2018 vừa rồi. Tại đó, các số liệu và nhận định “vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp” do ông Lưu Bình Nhưỡng nêu ra đã làm “dậy sóng” nghị trường.

Cụ thể, ông Lưu Bình Nhưỡng tố rằng: “Vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp. Không thụ lý tin tố giác 94%, chậm gửi quyết định cho Viện kiểm sát 86%, xử lý tin tố giác quá hạn 99,76%, vi phạm trong tống đạt 100%... Tôi thấy đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng”.
Đại khái, cách tính của ông Nhưỡng như sau:

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Vài bài thơ về “cụ Ngô”, in tại Sài Gòn, 1969






------------
Chín năm nắm quyền Việt Nam cọng hành đệ I của “chí sĩ Ngô Đình Diệm” mang lại cho gia đình và dòng họ “cụ” một số lượng kha khá những bài thơ “khen”, được lưu truyền trong dân Nam bộ.
Dưới đây chép lại một số bài đã được in trong tập Thi ca châm biếm và trào lộng Việt Nam do Nhà sách Khai trí xuất bản năm 1969, tại Sài Gòn.
Xin cung cấp cho mấy nhà rân trủ làm hành trang tưởng niệm “cụ Ngô” trong dịp 1-11 này.