Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Việt Nam: Chiến tranh vẫn chưa qua đi




Tác giả: Nhà báo Don North, cựu phóng viên truyền hình ABC. Ông cũng là tác giả bộ phim tài liệu nổi tiếng "Việt Nam - Cuộc chiến 10.000 ngày". Ông đã trở lại VN nhiều lần, gần đây nhất là vào dịp 30 /4/2015.
"Tôi tiếc rằng nhiều người Mỹ đã không nghiền ngẫm được những bài học lịch sử vì vậy họ đã lập lại những sai lầm trong quá khứ. Tuy nhiên, tôi cho rằng những tư liệu báo chí hữu hiệu có thể là một phương tiện để ngăn chặn nhiều dân tộc tránh lập lại những sai lầm trong quá khứ và tránh bớt những hành xử gay cấn trong tương lai".

Bài dưới đây được chép lại từ blog ngài Hiệp Sĩ cưỡi lừa, có bổ túc cái biếm họa cũ:
http://cunom.blogspot.com/2015/05/viet-nam-chien-tranh-van-chua-qua-i.html

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Diện nhọ liếm mãi chưa sạch



GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và phát triển, ĐHQG Hà Nội, một trong những người đầy tâm huyết và có những hiểu biết sâu sắc vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam bỗng đâu bị một vài kẻ vô lương tâm nhưng thừa gian giảo nhét vào mồm câu nói được coi là “khốn nạn nhất trong lịch sử đất nước” và vì thế, vừa rồi ông bị dư luận mạng “ném đá” bằng những ngôn từ bạo liệt nhất, có kẻ còn đòi "treo cổ" ông.
Trong mối quan hệ với GS Ngọc, anh Diện nhọ thú nhận là có “một số “thù oán””. Tuy vậy, điều đáng nể và đáng ngạc nhiên là người ta chưa thấy anh “lập hồ sơ” để trả thù như đã từng. Trái lại là đằng khác, trong một động thái bất thường, ngày 16/5, anh bỗng nhảy xổ ra "che chở" cho GS Ngọc một cách rất khảng khái và nhiệt tình với bài viết đăng trên Tễu blog “Chúng tôi khẳng định GS Nguyễn Quang Ngọc không nói vậy”. Chuyện cực lạ!

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Năm 1922, NG.A.Q khôi hài về “sở thích” của vua Khải Định


Marseille, 21/6/22, Hoàng đế Annam xuất hiện bên cạnh bộ trưởng Sarraut
(Nguồn do bác Khoằm cung cấp từ comment dưới)


Năm 1922, Chính phủ Pháp mở cuộc Đấu xảo thuộc địa tại Marseille  (Exposition coloniale de Marseille) và mời vua Annam lúc bấy giờ là Khải Định sang dự.
Tháng 6 năm ấy, vua Khải Định cập bến Marseille sau 1 tháng đi tàu biển từ Việt Nam. Đây là chuyến Tây du chính thức đầu tiên của một vị vua nước Việt.
Vốn là một người có “gu” ăn mặc khá lạ, không tuân theo truyền thống khăn áo của các “tiên đế”, Khải Định từng bị các nhà nho, nhà báo trong nước chế diễu.
Ngoài chuyện ăn mặc thì cách hành xử của Khải Định tại “Mẫu quốc” cũng có nhiều tai tiếng. Ở Paris, cụ Phan Chu Trinh viết một bức thư bằng chữ Hán đề ngày 14-7-1922, lời lẽ đanh thép vạch ra 7 tội của “hôn quân” Khải Định, (gọi là Thư Thất điều), đòi vua phải “tự thoái vị trước, đem chính quyền trả lại cho quốc dân”.  
Riêng Nguyễn Ái Quốc, nhân sự kiện này viết một loạt bài bằng tiếng Pháp, đầy tính chất châm biếm, trào lộng gồm:
1.     Vở kịch Con rồng tre (Le Dragon en bambou), công diễn tại CLB Faubourg 11-6-1922;
2.     Tiểu phẩm Lời than của bà Trưng Trắc (Les lamentations de Trung Trac), báo L’Humanité ngày 24-6-1922; 
3.     Tiểu phẩm “Sở thích đặc biệt” ("Le goût spécial"), báo Le Paria, số 05, ngày 1-8-1922;
4.     Thư gửi Khải Định, báo Le Journal du Peuple, ngày 9-8-1922;
5.     Tiểu phẩm Vi hành (In- cognito), báo L'Humanité, ngày 19-2-1923. 

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Một nhận xét của Nguyễn Ái Quốc về Gia Long, 1922


Tạp chí Xưa & Nay Số 409, tháng 8/2012, trong mục Trao đổi, đăng bài của Đào Hùng và Thủy Trường (Thủy Trường là một bút hiệu của cụ Đại tá Nguyễn Văn Khoan, tiến sĩ sử học), nhan đề "Sao lại tự tiện cắt bỏ một đoạn văn của Nguyễn Ái Quốc".
Toàn văn chép lại như sau, trong đó đoạn màu xanh là đoạn bị cắt. Hiện cũng chưa có phản hồi gì về việc ai cắt và vì sao lại cắt:

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Bảo Đại và Cụ Hồ, 1945



Tạp chí Xưa và Nay, số 456 tháng 2 năm 2015 có đăng cuộc phỏng vấn trực tiếp giữa nhà sử học trẻ Fédéric Mitterand (cháu cựu Tổng thống Pháp F. Mitterand) với cựu Hoàng đế Bảo Đại tại nhà riêng (tầng trệt cao ốc 29 Presnel, quận 16 – Paris). Băng ghi cuộc phỏng vấn này do công chúa Phương Thảo con của cựu hoàng Bảo Đại và thứ phi Mộng Điệp cung cấp cho ông Bùi Hữu Lân (kỹ sư, cựu sinh viên Đại học Bách khoa Pháp) và do nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân dịch sang Việt ngữ. 
Với mục đích “để bạn đọc tham khảo về những sự kiện cách nay 70 năm”, Chungta.com đã trích đăng nội dung cuộc phỏng vấn nói trên thành 2 kỳ “Cuộc phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời”. 
Nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới đây, locliec trích lại từ trang web nói trên phần nội dung có liên quan đến cụ Hồ.
Bạn đọc muốn đọc bản đầy đủ hơn có thể vào các địa chỉ:

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Sau 30/4 – Hòa giải và hòa hợp





Hòa giải và hòa hợp là đây chứ còn gì nữa?
Một tấm hình đầy ý nghĩa và màu sắc.
Anh cựu “cán binh Việt cộng” sư đoàn Sao Vàng 30-4 năm xưa rượt các cụ Cờ vàng Cali chạy tụt quần nay tươi cười ngồi bên bác Tổng thống cựu thù đen thui giữa tòa Nhà trắng, bàn chuyện “tự do báo chí”. Đài truyền hình đỏ nhất của Nhà nước Việt Nam hóng hớt và hưởng ứng hòa hợp hòa giải vượt chỉ tiêu bằng cách hòa tan, “chào buổi sáng” cùng anh “phởn động” Điếu Cày.
Công bằng mà nói, trong đám các nhà “bất đồng chính kiến” xứ Việt được người Mỹ “rước” về nuôi thì anh Cày là người có vẻ sạch sẽ nhất. Ít nhất, theo tôi, là anh còn có một chút lòng tự trọng. Vả lại anh cũng không có cái thói một tấc đến giời và tâm thần như những “nhà nọ nhà kia”. Thì cứ thử đặt anh cựu binh ít học này bên cạnh những danh hiệu lẫy lừng như luật sư Bùi Kim Thành, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ... mà xem?
Lão Obama khá đấy, “không phải dạng vừa đâu”.
Nhưng thôi, chuyện bên ngoài, chả nên bàn. Hãy nhìn thực tế sinh động, để biết người dân có cần phải đợi nhà nước ra chính sách rồi mới hòa giải hòa hợp hay không.
Dưới đây chỉ nói về hòa hợp mà không bàn đến chuyện hòa giải, vì nào có thù oán với ai đâu mà cần đến hòa giải.