Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Chuyện cụ Diệm "trưng cầu dân ý" (2)



(Tiếp theo phần 1)

Vậy là, ngày 4-10-1955, một cuộc họp gồm đại diện của 15 đoàn thể chính trị, tôn giáo, thanh niên, lao động, phụ nữ, lập ra một ủy ban mang tên “Ủy ban Trưng cầu dân ý”, đưa kiến nghị đòi truất phế quốc trưởng Bảo Đại kèm suy tôn cụ Diệm. Hai ngày sau (6-10), cụ Diệm lạch bạch triệu tập một cuộc họp Hội đồng Chính phủ chấp thuận “nguyện vọng” của dân chúng và hai ngày sau nữa (8-10) thì bộ Nội vụ ra tuyên cáo, sẽ tổ chức “trưng cầu dân ý” vào ngày 23/10/1955.
Trong khi ấy thì quốc trưởng Bảo Đại vẫn còn đang mơ màng ở xứ Riviera nước Pháp và nếu chẳng mơ màng thì ngài cũng làm gì có đủ thời giờ và phương tiện để mà phản công cụ Diệm.

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Chuyện cụ Diệm "trưng cầu dân ý" (1)


Năm 1933, để cải cách triều đình, Hoàng đế Bảo Đại cách chức một loạt 5 ông Thượng thư các Bộ: Lại, Hình, Binh, Lễ, Công. Nguyên nhân? Vì các ông này vốn chỉ thông nho học, mà bây giờ lại là thời của những người Tây học. Thời ấy, cụ Diệm được Bảo Đại ưu ái giao cho chức Thượng thư bộ Lại.
Ngày 7-7-1954, cụ Diệm lại được quốc trưởng Bảo Đại chính thức bổ nhiệm chức thủ tướng Quốc Gia Việt Nam (Nam Việt Nam). Lần này thì chẳng còn thuần túy là “ưu ái” nữa mà là nhờ áp lực của người Mỹ đối với người Pháp và với cả quốc trưởng Bảo Đại. Đó là chưa kể bản thân cụ Diệm cũng có viết cho ông Bảo Đại một cái thư bốn năm trương (trang), nghĩa là lạy lục khú lụ không thể tưởng tượng được, để xin được làm thủ tướng ở trong ấy” (Hoàng Xuân Hãn – trả lời phỏng vấn của Thụy Khuê). “Cái thư ấy tôi có được đọc”- vẫn lời cụ Hoàng Xuân Hãn.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Một cuộc “trưng cầu dân ý” bất thành



Năm 2001, một người bạn tôi có con gái học lớp 8 tại trường trung học cơ sở khá nổi tiếng, thuộc một tỉnh miền Tây.
Hội trưởng hội phụ huynh của lớp vốn là một bà chủ tiệm vàng, cũng có con gái học lớp này. Trong các cuộc vận động đóng góp gây quỹ cho hội phụ huynh lớp và trường thì bà hội trưởng luôn là người năng nổ và có “thành tích cao”. Hàng năm, cứ vào dịp ngày khai trường và ngày 20-11, riêng bà này “tài trợ” các thầy cô bộ môn trong lớp ít nhất mỗi người một bộ quần áo. Các thầy thì nhận vải may quần dài và áo sơ mi, còn các cô thường được tặng một xấp vải lụa để may một bộ áo dài. Cô chủ nhiệm, dĩ nhiên bao giờ cũng có phần quà hậu hĩnh hơn cả.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

"Thảm họa" bình loạn - từ bóng đá đến nghị trường




Trận đấu giữa đội tuyển U23 Việt Nam – U23 Malaysia ngày 2/6 phát trên VTV6, do Bình luận viên Tạ Biên Cương bình luận.
Từ trước đến giờ, nhiều câu nói ngẫu hứng của Tạ Biên Cương khi bình luận bóng đá đã  được người yêu kẻ ghét tập hợp thành một bộ sưu tập có tên “Thảm họa bình luận viên Tạ Biên Cương”. Có người thích, có người chê. Có người chịu không nổi đến mức “phải chuyển kênh” nhưng có những người “nghe riết đâm nghiện”.

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

"Cám ngoại" -Thiên đường Tự do báo chí phương Tây




Tự do báo chí là một trong các quyền cơ bản của công dân được hiến pháp nhà nước công nhận và bảo đảm trong bất cứ một quốc gia dân chủ nào, trong đó có Việt Nam.
Tuy vậy, trong trào lưu “cuồng Mỹ” như hiện nay, dường như chỉ có cái gọi là “Tự do báo chí phương Tây” mới là nơi nhiều anh chị (cựu) nhà báo, nhà bờ lóc rân trủ như Ô sin hay Duy Lác... vẫn há mồm khoan khoái ngồi mơ. Anh chị nào cũng nổ như lân gặp pháo rằng, khác với bọn quốc doanh, các anh chị bây giờ không viết vì mục đích kiếm "xiền". 
Gớm, "xiền" thì các anh chị, rõ nhất là với hai anh thợ viết kể trên, đã hốt cả đống, ngay từ thời các anh còn là những ngôi sao trong nghề "văn nô". Nghĩa là các anh đã sở hữu tỷ này, tỷ nọ, ngay từ hồi các anh còn mần báo "quốc doanh". Không tin cứ ngắm cơ ngơi và xét cái đức tiêu xài của các anh là đủ biết. Thế nên bây giờ các anh không thiết tha với "xiền" nữa chăng? Các anh chị biết đủ, biết dừng, biết "tri túc nhi túc" chăng? Có thể lắm chứ! Nếu đúng vậy thì thật là đại phúc cho các anh và cho cả chúng tôi.

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Thiền sư Khánh Anh và vài câu đối thú vị ở chùa Phước Huệ



Thiền sư Khánh Anh (1895-1961)
Thiền sư Khánh Anh, thế danh Võ Hóa, sinh năm Ất Mùi (1895) quê tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Trước khi xuất gia đã là một người uyên thâm Nho học.
Ngài thọ giới năm 21 tuổi, chỉ vài năm sau đã trở thành một giảng sư có tiếng trong nhóm Khánh Hòa.