Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Cái ơn con ... tự (2)






(Vài chuyện về chữ quốc ngữ)
------------------------
Chuyện dựng bia đúc tượng cụ cố Rốt 
Nhớ lại hồi tháng 6-2009, báo Tuổi Trẻ đăng tin, nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng có gửi chính quyền Thành phố Hà Nội và Hội Khoa học lịch sử mà ông Dương Trung Quốc là Tổng thư ký một bức thư, gợi ý tặng tác phẩm điêu khắc cố đạo Alexandre de Rhodes do ông Hạng thực hiện, để đặt tại thủ đô Hà Nội.
Trong thư, ông Hạng cũng cho biết ý tưởng về việc “dựng tượng đài tri ân ông cố đạo này ngay tại thủ đô của nước Việt Nam được chính cố thủ tướng Võ Văn Kiệt trăn trở nhiều năm sau khi ông rời chính trường nghỉ hưu, và chính ông khởi xướng, đôn đốc thực hiện”.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Cái ơn con ... tự (1)





(Vài chuyện về chữ "quốc ngữ")

---------
"Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ", đó là lời ca tụng công ơn của chữ “quốc ngữ” và người được coi là “cha đẻ” của nó đối với nước Việt, được viết trên tạp chí MISSI, số tháng 5-1961. Bản thánh ca nói trên dĩ nhiên là do các cha cố Dòng Tên người Pháp (Les Jésuites), một dòng tu đầy tai tiếng và là những "hậu duệ" thuộc Hội thừa sai Paris do Rhodes thành lập, soạn ra từ hơn 50 năm trước, nhưng thực tế là đến nay, có không ít những người mang danh "đổi mới lịch sử", cộng thêm một vài nhà "rân trủ" nước ta ... tham gia hợp xướng. Bè cao trộn bè trầm, giọng kim pha giọng thổ, giọng hì, giọng hả, giọng hi ha...

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

"Minh oan" cho Hoàng Cao Khải




(Một bài viết (hàn lâm), bổ túc cùng Đù me "công tích" (chém gió) cho đủ món Việt gian 3 miền thời Tây gồm Trần Bá Lộc, Nguyển Thân và Hoàng Cao Khải)

---------------
“MINH OAN” CHO HOÀNG CAO KHẢI

NGUYỄN THỊ ĐÔNG THÁI
(Hà Tĩnh)




Hoàng Cao Khải
“Muốn viết sử, phải biết phương pháp sử học, và trước hết, phải là người trung thực, chứ không phải là tên cơ hội”.

GS. HÀ VĂN TẤN
(Lịch sử, Sự thật & Sử học1999, tr. 15)


  

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Đù me “công tích” (3)





Đời nào bánh đúc có xương?
---------------

Paul Doumer trở thành tổng thống thứ 14 của Cộng hòa Pháp 

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Đông La: Tương Lai và sự phục thù giai cấp




Thêm một bài viết hay của bác Đông La về "Ráo xư" Tương Lai, link: http://donglasg.blogspot.com/2015/12/tuong-lai-va-su-phuc-thu-giai-cap.html

-------------------




ĐÔNG LA
TƯƠNG LAI VÀ SỰ PHỤC THÙ GIAI CẤP!

Đất nước chúng ta hiện không tốt như ý những người tô hồng cũng không xấu như ý những người bôi đen. Tổng thể vẫn ổn định và phát triển, cuộc sống người dân nói chung hơn trước rất nhiều. Nhiều công trình ngày xưa trong mơ cũng không tưởng tượng ra nổi:
(Đại lộ Thăng Long)
Nhưng vẫn luôn có những sai trái, tệ nạn, yếu kém, nếu không  “chỉnh đốn”, sẽ đẩy đất nước chúng ta đến “nguy cơ tồn vong” như lời TBT Nguyễn Phú Trọng nói. Như tôi đã viết nhiều, cái chính là phải chẩn bệnh đúng và đưa ra toa thuốc phù hợp để trị bệnh cho xã hội, trong đó quan trọng nhất là tạo ra được một cơ chế giám sát thế nào đó để các hoạt động trong mọi lĩnh vực đời sống được thực hiện công minh; song song đó việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh để xét xử những vụ việc không công minh. Nhưng nói thì dễ làm mới khó bởi nó phụ thuộc vào trình độ, đạo đức của những người có trọng trách và trình độ mọi mặt của toàn xã hội.

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Đù me “công tích” (2)






Mấy đời bánh đúc có xương?
------
Tem in hình Đông Dương Tổng thống toàn quyền Đại thần Pau Doumer do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ
Entry trước kể chuyện trong 5 năm, từ 1897 đến 1902, quan thực dân Paul Doumer (Pôn Đù me), với vai trò Toàn quyền cai trị xứ Đông Dương đã để lại những “công tích” nhất định, đó là những cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội, văn hóa, mà phần lớn trong số đó, cho đến nay vẫn hữu ích với người Việt.
Paul Doumer cũng là một trong số hiếm hoi người Pháp thực dân có nhận xét tốt đẹp về người Việt. Ông đánh giá người Annam thông minh, cần mẫn và can đảm, hơn hẳn các dân tộc lân bang như Lào, Miên và Thái, kể cả Ấn Độ. Và ông cho rằng chỉ có người Nhật mới có thể có những đức tính tương đương với người Annam.

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Đù me “công tích” (1)





Mấy đời bánh đúc có xương?
----------

Toàn quyền Đông dương Paul Doumer (1897 - 1902)
Thời Pháp thuộc, ba nước Việt, Miên và Lào nằm trong Liên bang Đông Dương  do người Pháp lập ra. Riêng nước ta bị chia thành ba kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau, trong đó Nam kỳ là xứ trực trị, Trung kỳ và Bắc kỳ là xứ bảo hộ.
Đứng đầu Liên bang Đông Dương là một viên chức Pháp, được gọi là Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur Général de l'Indochine). Tuy trên danh nghĩa ba nước còn có ba ông vua ngồi đó, nhưng quyền uy quan Toàn quyền còn lớn gấp ba lần ba vua cộng lại.
Trong số các Toàn quyền Đông dương thì Paul Doumer (giữ chức vụ từ 1897 đến 1902) để lại nhiều dấu ấn hơn cả. Dân ta gọi theo đúng giọng Parisiens là ông Đù me đại nhân.

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Bong váng một thời





Chả biết thời còn Ủy ban Kế hoạch nhà nước thế nào, chứ sau này, với cơ chế xin – cho, bộ Hoạch thành ra cái nơi mà các tỉnh đều phải cầu cạnh. Ai chả muốn mang về cho địa phương mình các dự án lớn, gọi là dự án trọng điểm.
Tỉnh bạn có nhà máy đường có tượng đài thì tỉnh ta cũng có đài có đường lại phải hơn cái cảng. Mấy bác Kontum, Daklac chả biết đường xin, chứ khéo xin thì có khi cũng được bộ Hoạch “phân bổ” cho cái cảng biển, hehe.
Mình vào bộ Hoạch vài lần, mon men làm việc với cấp vụ chứ cỡ mình không có cửa thấy mặt cụ Thượng. Lãnh đạo mình là anh D. thì gặp cụ nhiều lần. Một hôm, lai rai chờ tiếp ông Phó H. bên Tổng Dầu khí, anh bảo, cụ Thượng hoàn toàn xứng đáng được dân Cà Mau dựng bia đá tượng đồng. Mình ngưỡng mộ lắm, xuýt khóc. Cứ nghèn nghẹn nơi ngực.
Nhớ một lần có việc đến bộ Hoạch, được một anh tướng rủ ra Hồ Tây nhậu.