Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

“Mợ Ba” em đấu tố!


“Mợ Ba” vừa tung lên mạng bức “thư kiến nghị”, nội dung dài dằng dặc tới 15 trang. À quên, còn thêm một trang nữa, dành riêng cho cái chữ ký nguệch ngoạc của “mợ”.
“Mợ”, tự nhận là “mợ Ba”, có nghĩa (tự nhận) là vợ hai của "dượng Ba", chả biết đúng hay không, thôi chuyện thật giả cứ để đấy tính sau.

"Mợ" Ba, hẳn là thấy "cậu" Trần Đũng ăn khoai, nên cũng vác mai đi đào. Số là "cậu" Trần Đũng, bao năm nay chả ai biết tên biết tuổi nay bỗng đột nhiên thành "ngôi sao rân trủ", nổi tiếng với cái khoản già đầu mà còn .... 

Trong khi đó, thực tế "mợ Ba" hơn hẳn "cậu" dăm năm về cái sự già, lẽ nào lại chịu kém miếng về cái khoản ... "nổi tiếng" kia.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Động kỡn, động đực và động kinh.

Nguyên hôm trước, Lý tôi mạo muội phê phán chuyện các nhà làm công tác Zăn hóa nước ta đang loay hoay tìm cách "thoát Tàu", bằng việc mở chiến dịch bài trừ những con "sư tử đá" (mời đọc lại). Phải nói là, tôi thực sự không thông, khi các nhà Zăn hóa gọi chúng, những con sư tử đá vô tri vô giác, là những "linh vật ngoại lai". Theo tôi, đã gọi là "linh vật", chí ít phải có thuộc tính "linh", mà muốn là "linh" thì phải được tôn thờ hoặc được ca tụng cái đã.

Trong quá trình tìm hiểu linh tinh về "linh vật ngoại lai", thú thật, tôi không hề tốn nhiều công sức và thời gian. Giờ đây, chẳng những tôi đã hiểu rõ, "linh vật ngoại lai" là gì mà còn hiểu một cách sâu sắc, trực quan và cụ tỉ. 

Hơn thế nữa, tôi còn tìm được ngay câu trả lời về nguồn gốc của "nó". 

Đó chính là:

ĐỘNG KỠN, CACC ạ! 

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Đấu tố thời @



Dẫn: Nhân chuyện triển lãm CCRĐ vừa mở cửa vài ngày đã đóng, nhớ đến vụ đấu tố quái lạ xảy ra vào tháng 11 năm ngoái ở xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội. 

Sai lầm của đấu tố xưa, là đã giao cho các ông bà bần cố nông thiếu học giữ cả vai công tố lẫn quan tòa, cho nên mục đích thì đúng đắn nhưng hậu quả thì lắm oan sai. Riêng trong vụ đấu tố Chàng Sơn ngày nay thì lực lượng công tố, quan tòa còn có thêm cả bọn lắm chữ, là đám Lá ngón tham gia.
---------
1. Tham gia tố tụng:
Nguyên đơn: Chi Hội phụ nữ sồn sồn và các mầm non 7 thôn thuộc xã Chàng Sơn
Nhân chứng: Như trên
Cơ quan điều tra: Vẫn như trên
Cơ quan đại diện quyền công tố: Vẫn vậy
Hội thẩm nhân dân: Cũng vẫn thế
Tòa án: Tái bản, có bổ sung tập đoàn Lá ngón Annam
Bị đơn: Không hộ khẩu, không CMND, chưa xác minh được nhân thân, tạm gọi là Ngài

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Thoát Tàu là Thoát sư tử đá?

Khoảng hơn một tháng trước, khi thấy các “nhơn xỹ” ầm ĩ hội thảo bàn chuyện “thoát Tàu”, tôi còn đang phân vân lắm, vì chưa hiểu rõ, thoát Tàu là thoát cái gì.
Các “nhơn xỹ” thì nói như đinh đóng cột, rằng thoát Tàu, tức là thoát về “ý thức hệ”, nhưng “ý thức hệ” cuả Tàu, nó là cái gì? Bản chất có giống “ý thức hệ” của Ta không? Và nếu có giống nhau thật, thì tại sao các “nhơn xỹ” không kiến nghị để Tàu nó phải thoát Ta, mà lại cứ khăng khăng đòi Ta phải “thoát Tàu”? Lưu ý là nếu xét đến yếu tố “bản quyền”, thì “ý thức hệ” của Ta sinh ra trước Tàu vài năm, vậy Tàu nó phải “thoát Ta” thì mới là phải đạo.
Trong khi quan hệ Ta – Tàu từ trước đến nay, thì điều quan trọng nhất vẫn có đó:
Xưa, Tàu cho không, biếu không Ta đủ thứ (có lúc Tàu định “biếu” cả người, nhưng Ta không nhận) mà còn đách cấm được Ta chơi với Nga Xô,  rồi "uýnh" cho Mỹ cút, "uýnh" Ngụy nhào, "uýnh" Khờ me đỏ, sau lại "uýnh" luôn cả Tàu.

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Độc lập từ trên trời rơi xuống ?

Gần đây, một vài nhà "rân trủ" bỗng nảy ra cái ý muốn ăn Tết mừng Độc lập vào ngày 11/3 chứ không đợi đến ngày 2/9 hàng năm nữa. Lý do, là với họ, ngày 11/3/1945 mới đích thực là ngày nước ta "thực sự độc lập", sau hơn 80 năm dưới ách thực dân Pháp.

Đành nhắc lại một chút các sự kiện lịch sử.

Số là, trong Thế chiến II, người Nhật tiến vào Đông Dương năm 1940 và họ buộc người Pháp phải ký các hiệp định cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, tiền bạc phục vụ chiến tranh cho nước Nhật suốt 5 năm cho đến mãi đến đầu năm 1945.

Tất nhiên, khi Nhật đè đầu Pháp, thì họ vẫn dung dưỡng để Pháp cưỡi lên cổ dân An Nam, tức là những thứ phải nộp theo hiệp định thì Pháp lại bắt dân Đông Dương cung cấp, vì thế mới có chuyện "nhổ lúa trồng đay" và sau ta hay nói "một cổ hai tròng" là vì thế.

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Cụ Hồ, nhà tiên tri

Mùa xuân năm 1942, tại căn cứ địa Việt Bắc, Cụ Hồ soạn diễn ca “Lịch sử nước ta” gồm 236 câu lục bát, thực chất là chuyển thể từ văn xuôi (khó nhớ) sang văn vần (dễ nhớ), mục đích, như Cụ nói ngay trong câu mở đầu, là để “dân ta phải biết sử ta”. 
Diễn ca kết thúc bằng mấy câu tiên đoán: