Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Thằng rải tờ rơi mần thơ và nhà thơ đi rải tờ rơi!




Cuối năm dương lịch 2014, có một chuyện quái lạ là nhà thơ, nhà phê bình có tiếng Trần Mạnh Hảo bỗng dưng chuyển nghề hay sao ấy, chả thấy mần văn mần thơ gì cả, lại đi vác “tờ rơi” rải trên các trang báo mạng.
Các fan rân trủ chuyên rải tờ rơi trên các blog thì nhiều lắm, nhưng rải tờ rơi theo kiểu đặc biệt là "mần thơ" thì đặc biệt có một còm sĩ thường xuyên của Locliec, là một bạn Nặc danh nhưng lại có tên là Cố Nhân. Vốn trước bạn này thường ký tên dưới các comment là Văn Mạnh – Tp. HCM, sau chẳng hiểu vì sao lại lấy tên là Cố Nhân. Mặc dù thơ chủ yếu là chửi tôi, nhưng có khi cuối bài lại còn mấy chữ “cuối thu 2014, Cố Nhân cẩn bút” làm tôi sướng sướng là, thế mới hài.
Khác với “trường phái Tân Con Cóc” (là chữ  mà thi sĩ Trần Mạnh Hảo dùng để "khen tặng" thi sĩ Nguyễn Quang Thiều), hẳn là bạn Cố nhân làm thơ theo “trường phái Cựu Con Cóc”.
Ví dụ? Thôi thì cứ chép "thơ" mới toanh của nhà "rải tờ rơi" Cố Nhân lên đây, để mọi người "thưởng lãm". Chủ yếu, là xem "Tân" hay "Cựu" mà thôi, chứ còn "Con Cóc" thì quá rõ rồi, nô tế bồ, tức là miễn bàn:

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Câu chuyện bên lề ...


Trước tiên, là một phút dành cho quảng cáo:
".... bà con ai có việc chi cần
Thời tìm đến những ông dân rắn giỏi.
Hoặc nhờ các ông bênh quyền lợi,
Hay tâu việc thỉnh cầu lên tới cửa quan
Biết rõ tài năng mà chọn mặt gửi vàng,
Việc công ích mới khỏi nhỡ nhàng luộm thuộm.
Chốn thôn quê, các nhà làm ruộng,
Việc cày bừa phải nhờ lượng ông Trâu..."
Quảng cáo về ông "Trâu" trên đây vốn là mấy câu trích trong một bài của cụ Tú Mỡ, in trên mục Dòng nước ngược của báo Phong Hóa, khoảng năm 1933. Toàn văn, ai thích thì có thể đọc lại  ở đây (phần phụ lục)

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Bài phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Cụ Phan Bội Châu (26-12-1997)


Ngày 22/12 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Mà Cụ Phan Bội Châu, lại cũng sinh vào tháng 12, (ngày 26/12/1867).
Với chủ trương chỉ có con đường vũ trang bạo động mới có thể đánh đổ được cường quyền, giải phóng được đất nước, từ tháng 5/1912, cụ Phan Bội Châu đã cùng với các đồng chí của mình thành lập ra Việt Nam Quang phục hội.
Tôn chỉ duy nhất của Hội là: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam”.
Về hình thức, Hội tương tự như một chính phủ lâm thời, có quy định về Quốc kì hình chữ nhật, nền vàng, 5 ngôi sao đỏ, (lưu ý là trước đó ta chỉ có cờ vua, chưa có quốc kỳ), có các chức vụ Hội trưởng (Kỳ ngoại hầu Cường Để) và Tổng Lý (Phan Bội Châu), dưới đó là các bộ: bộ Tổng vụ, bộ Bình nghị và bộ Chấp hành. Bộ Chấp hành lại có các nhân sự đặc trách về: Quân vụ, Kinh tế, Giao tế, Văn thư, Thứ vụ.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Một bài báo của Trần Đĩnh, viết năm 1950



Như đã chỉ ra trong bài viết Chân tướng Trần Đĩnh qua Đèn Cù (Kỳ 1), phương pháp “tác nghiệp” của “nhà báo lừng danh” Trần Đĩnh có thể tóm gọn trong mấy chữ do chính Trần Đĩnh thú nhận:
Đó là:
-         Bịa:“Không biết bầu cử cụ thể nào, tôi bịa. Nhưng bài báo đặc biệt sinh động, chân thực. Có cả cô gái Tày reo a lúi! trên đầu đẳng nhà sàn. Với tôi lúc ấy a lúi (ớ kìa) là thán ngữ đáng yêu nhất. Ai nói a lúi đều là con gái mặt hoa da ngọc”. (Chương 1 – Bài báo về bầu cử Hội đồng nhân dân xã)
-         Dựng: “Lại tôi. Tôi dựng ra một vùng chiêm trũng giáp vùng địch bị lụt, mùa màng ngập trắng, lúa sắp mọc mầm. Thì bộ đội về. Kỳ tích xuất hiện. Trắng đồng, sạch đồn”. (Chương 1 – Bài báo về tình quân dân)
-         “Pha phách thêm nếm”:  Thế là tôi viết bài khai hỏa cải cách ruộng đất theo sự pha phách thêm nếm khó lòng tránh khỏi của người cấp dưỡng đáng yêu của tổng bí thư".(Chương 5- Bài báo về Cải cách ruộng đất).
Thú thật, tôi vẫn không thể nhịn cười, khi đọc những dòng này: Không biết bầu cử cụ thể nào, tôi bịa. Nhưng bài báo đặc biệt sinh động, chân thực. Có cả cô gái Tày reo a lúi! trên đầu đẳng nhà sàn”.

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

LẬP QUÈ XIN ĐƯỢC KHOAN HỒNG

Tin từ G.Tienlang và BBC, hôm qua, 10/12/2014, tại cơ quan Công an, Lập phò đã công nhận các hành vi vi phạm pháp luật, xin khoan hồng đồng thời "cam kết từ bỏ hoạt động vi phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã hội."
Thực ra bây giờ, cho dù Lập phò có toàn tâm toàn ý "tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã hội". thì cũng sẽ chỉ cho ra những thứ vất đi mà thôi. Về mặt này anh ta đã là phế nhân, lâu rồi.

Dưới đây là một bài viết hay của Ong Bắp Cày đã đăng trên blog Tre làng, hôm qua, ngày 10/12/2014.
Nguồn: 
http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2014/12/lap-que-xin-uoc-khoan-hong.html.

Locliec trân trọng giới thiệu:

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Tiễn ... "Quê choa"

“Lập phò” thôi đã toi rồi,
Rót ly trà nóng ngậm ngùi lòng ta...
***
Nhớ cái lúc “quê choa” ngày trước,
Thời gian lao cùng các “Bạn văn”
Sum vầy chung cảnh khó khăn,
Mà sao cái nghĩa cái tình đầy vơi?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Xu hào reo róc rách túi quần;
Cùng nhau tầng gác ghếch chân,
Chén anh chén chú bội phần say sưa;

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Đèn Cù, lại thêm "một nhầm lẫn hữu ích" và “một sự bốc phét không còn chỉnh sửa nổi”


Như đã nói ở bài viết "Chân tướng Trần Đĩnh qua Đèn Cù - Kỳ 2", mặc dù Trần Đĩnh tự nhận là người từng “viết tiểu sử” cho Cụ Hồ (1960), viết hồi ký cho Tổng bí thư Trường Chinh, Phạm Hùng, Lê Văn Lương ... nhưng trong Đèn Cù, về mặt gắn kết giữa sự kiện và thời điểm thì "văn hào" Trần Đĩnh quả là “bậc thầy” của sự ba vạ, tức là bạ đâu quăng bom đó, liệt kê không hết...
Mới đây, trên blog Giao (nguồn) lại đề cập đến chi tiết “nhầm lẫn” của Trần Đĩnh liên quan đến năm sinh của Cụ Hồ:
“Nhầm lẫn lần này có độ dài 10 năm. Nói đơn giản thì: người anh trai ruột của Hồ Chủ tịch là Nguyễn Sinh Khiêm đã mất đầu thập niên 1950, nhưng trong Đèn cù thì cụ lại còn sống đến tận năm 1960.

Chắc cụ Khiêm đó là một người anh trai khác ? 

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Đồng cảm với anh Thăng

Trước, thấy bọn thối mồm, ĐCM chúng chửi anh hăng hái quá.
Anh ra công trường thì nó bảo anh phải làm tư lệnh ngành chứ không phải đốc công. Anh ngồi văn phòng máy lạnh thì chúng bảo anh quan cách, thiếu đi sâu đi sát. Anh cấm lính anh chơi gôn, trước hết hãy tập trung vào công việc cái đã thì nó bảo anh vô lý, bất nhân.
Thậm chí có thằng ngu còn hỏi đểu anh giữa nghị trường rằng anh chả có chuyên môn về giao thông thì anh mần răng. Trong khi cử tri cũng cóc biết nó nghề gì mà mần tới ông Nghị.

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Lai rai chuyện các ông Nghị chửi nhau!

Cách đây ít bữa, báo mạng và cả báo giấy om xòm chuyện các ông Nghị đấu nhau. Báo mạng thì bảo là ông nọ “chửi” ông kia, còn báo giấy, thì bảo họ “đả kích cá nhân” nhau. Tôi văn dốt vũ dát, thôi thì cứ gọi cmn là chửi cho nó gọn.
Người “chửi” là ông Nghị Phước.
Người “bị chửi”, trước là ông Nghị Cuốc và mới đây là ông Nghị Nghĩa.
Ông Phước, có vẻ độc lập hơn các ông kia, chí ít là ở chỗ, ông là một trong số rất ít người được dân lựa chọn, chọn direct. Còn các ông kia thì nói một cách không chính xác lắm, là đã được quảng bá bởi các nhà tiếp thị, trước khi đến tay người tiêu dùng.

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Đèn Cù “giải” cái gì? (2)

(Tiếp)


 “Khen ai khéo vẽ Đèn cù,
Giải thiêng thì ít, giải ngu thì nhiều”.
                        Tụng ca 5 – Thiên lý
               

Xem kỳ trước: Giải oan hay giải ngân?

... Đã là việc “giải ngân” của “các cụ” như Trần Đĩnh hay Tô Hải, thì tôi xin lăng xăng giúp một tay gõ phím. Thôi thì, xin các ông các bà các bác các cụ các anh các chị bớt chút bạc lẻ, rủ lòng thương cái thân mọt già của ông Trần Đĩnh vậy...
--------------
Giải thiêng?
Nhưng muốn các ông các bà các bác các cụ các anh các chị Cờ Vàng tòi ra được chút bạc lẻ thì “tác phẩm” của ông Trần Đĩnh phải có cái gì đó “hạ bệ thần tượng” cộng sản mới được. Tức là phải có “giải thiêng”, và nếu lại là “giải thiêng” Cụ Hồ thì “ăn tiền” nhất.
Đèn Cù “giải thiêng” Cụ Hồ ra sao?

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Đèn Cù “giải” cái gì? (1)


(Dài quá, đăng làm 2 lần)


 “Khen ai khéo vẽ Đèn cù,
Giải thiêng thì ít, giải ngu thì nhiều”.
                        Tụng ca 5 – Thiên lý
                ----------------

Giải oan hay giải ngân?

Cứ như lời ông Trần Đĩnh trần tình trên BBC, rằng “Đèn Cù là tiếng kêu đau của tôi thì có lẽ Đèn Cù được ông viết ra, trước hết nhằm mục đích “giải oan” cho ông thì phải.
Ông Đĩnh kêu “oan” với ai?
Chương 48: “Chắc thấy chúng tôi phản chiến là xót cho cả máu Mỹ - chứ không nghĩ chúng tôi là tay sai của Liên Xô, kẻ thù số một của Mỹ, một buổi sáng tháng chín gì đó năm 1998, một tham tán văn hoá đại sứ quán Mỹ - tức chính quyền Mỹ - đã lần đầu tiên thanh thiên bạch nhật tại trung tâm Hà Nội bất ngờ đến bắt tay một chàng xét lại Việt Nam - chàng ấy là tôi: “Chúng tôi biết ông là thế nào nhưng không tiện gặp, chắc ông hiểu…”. Sau đó giới thiệu nhà báo Mỹ gặp phỏng vấn”.
Hãy để ý những chỗ được Trần Đĩnh nhấn mạnh: "chính quyền Mỹ" hẳn hoi nhá - đã "lần đầu tiên" - lại còn giữa "thanh thiên bạch nhật" - bắt tay ông Trần Đĩnh cơ đấy! Ghê chưa? Là vì ông "xót cho cả máu Mỹ"!

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Chế độ Ngô Đình Diệm qua ngòi bút nhà văn Vũ Bằng.


Nhân ngày ông Diệm bị chính các tướng lĩnh của chính thể VNCH do ông lập ra thủ tiêu (2/11/1963), trích lại vài đoạn từ hồi ký "Bốn mươi năm nói láo" của Nhà văn Vũ Bằng, (viết trong những năm 1967 - 1969, tại Saigon, nhà XB Sống Mới), để có một cái nhìn chế độ Diệm từ góc độ báo chí VNCH thời đó.
-----------

 ... Như thường lệ, vào dịp hai mươi ba Tết năm ấy, trong mục “Thiên hạ sự”, tôi có viết một bài tếu nói về việc đốt vàng mã và nhân dịp có kể lại câu hát cũ:
Ba mươi tết, tết lại ba mươi,
Vợ thằng Ngô đốt vàng cho chú khách,
Một tay cầm cái dù rách
Một tay xách cái chăn bông
...
Ai ngờ chỉ có thế mà sanh ra to chuyện. Bộ Thông tin - hồi ấy do ông Trần Chánh Thành điều khiển – cho chữ “thằng Ngô” đó là nói sỏ (sic) ông Ngô Đình Diệm, nhờ Công An điều tra và làm lung tung lên một dạo, tưởng chừng như là sắp tận thế đến nơi.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Chân tướng Trần Đĩnh qua Đèn Cù (kỳ 4 - Tiếp và hết)


Kỳ 4: Những chiếc mặt nạ của Trần Đĩnh (phần 2 và hết)
1. “Con dê tế thần” hay con thú cưng (Pet)?
2. Trần Đĩnh “cộng sản đích thực, yêu hòa bình”?
---------
3. Thế còn “người phản chiến” Trần Đĩnh?
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mà chính ông là một thành viên tham gia trực tiếp với vai trò "phóng viên chiến tranh", Trần Đĩnh thừa biết, ở miền Bắc hoàn toàn không có phong trào cũng như không có cá nhân “phản chiến” - như ở Mỹ.
Xin nhắc lại: không có “phản chiến”. Chỉ có “đào ngũ”, tức là trốn chiến đấu, và cũng là trốn nhà luôn, vì về nhà cũng vẫn phải trốn, trước hết là vì xấu hổ. Xấu hổ lắm, với cha mẹ, với anh em, với hàng xóm và với chính mình...

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Chân tướng Trần Đĩnh qua Đèn Cù (Kỳ 4)

   
    Kỳ 4: Những chiếc mặt nạ của Trần Đĩnh (phần 1)

    "Đọc “Đèn cù” tôi thấy phần nào ấm lòng vì số người biết xót xa cho phận người dân khốn khổ, hẩm hiu như tác giả còn rất nhiều. Chỉ có điều, những người tốt thường không quyết liệt, mạnh mẽ như những người hiếu chiến. Có lẽ do đặc tính này mà loài người còn nhiều đau khổ chăng?
    "Với lượng thông tin phong phú chứa đựng trong 599 trang sách hẳn sẽ thỏa mãn nhiều mối quan tâm khác nhau của độc giả. Là một người tham gia tranh đấu cho quyền con người, đọc “Đèn cù” tôi thấy quyền tự do ngôn luận quí đến dường nào. Nếu ngày đó có tự do ngôn luận, hay có internet chắc chắn người dân miền Bắc sẽ không yêu nước đến cuồng nhiệt: lớp sống đói khổ, lớp chịu bom đạn, lớp đưa hàng triệu con em mình vào Nam chịu cảnh bi thảm: sinh Bắc tử Nam.
    "Tôi cũng thật bất ngờ khi biết rằng ở miền Bắc cũng có phe phản chiến như ở Mỹ, chỉ có điều họ bị bịt miệng quá nhanh chứ không được tự do nói như bên Mỹ".
     (Tụng ca 4 – Một nhà rân trủ)


    "Bỏ ra $25 USD để mua Đèn Cù Trần Đĩnh thà mua thức ăn nuôi chó mèo, nuôi thú cưng tốt hơn, hay tỉ như quyên góp từ thiện cho học khu cộng đồng còn được mang tiếng tốt, đem bố thí cho ăn xin hay người ốm đau còn được tiếng cám ơn. Có tay bác sĩ hải ngoại nọ chụp hình khoe trong nhà có 3 cuốn Đèn Cù, hóa ra ngu hơn người gấp ba lần".

    (Bỉ ca  – Một nhà rân trủ khác)

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Suýt quên, thơ Trần Đĩnh (Chân tướng Trần Đĩnh qua Đèn Cù - kỳ 3)



Kỳ 3. A lúi, còn có một “thi sĩ” Trần Đĩnh!

Trần Đĩnh vốn là một thi sĩ, loại người thích sáng tạo ngôn ngữ, bầy đặt, đùa rỡn, vui chơi với ngôn ngữ. Đẽo gọt, mài rũa, “như thiết như tha, như trác như ma,” rùng mình sảng khoái hay quằn quại đau khổ với ngôn ngữ". 
(Tụng ca 3 – Ngô Nhân Dụng)

Cụ bán cho con hai hào nước mắm,
Đệch mợ mày, có dzậy mà cụng mần thơ... ơ... ơ... ơ ”
(Thơ Nôm xứ Nghệ - Khuyết danh)
---------

Giờ là lúc giới thiệu gương mặt “nhà thơ tài năng” Trần Đĩnh, xuýt quên.
Toàn bộ Đèn Cù, Trần Đĩnh chỉ viết vài dòng về thơ của chính mình, ở một đoạn trong chương 6. Tuy rất ít, nhưng chắc là tác giả cũng đã có chọn lọc về mặt “chất lượng” để đưa vào “truyện Tôi”, xin trình ra đây để bạn đọc thưởng lãm:

Bài “Khen vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô”:

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Obama - Cơm Phở bình dân luận!

Nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, đệ tôi là anh Obama xin có đôi lời chào mừng các bà các cô và căn dặn các ông, các chú, các anh. Xin mời tất cả cùng nghe.


Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Gửi "các cụ" - (Rận không cần phải đọc, đọc xong khôn ra ráng chịu)

Em Lý, thương gửi đến 20 cụ cựu sĩ quan cao cấp và 61 cụ Đảng viên lão thành liều thuốc "giải độc" sau, của cô Tiên xứ Lãng. 

Chúc các các cụ KHỎE!

Bài đã đăng trên trang Google. Tienlang. TẠI ĐÂY



Thứ Năm, ngày 16 tháng 10 năm 2014


"BÍ MẬT HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ" LÀ TIN VỊT- LỜI THÚ NHẬN CỦA NGƯỜI TUNG TIN

Từ ngày 17/9/2014, Google.tienlang đã đăng bài LÃO THỢ CẠO VẠCH TRẦN VỤ "BÍ MẬT HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ", theo đó, Lão Thợ cạo đã chỉ rõ: Chả có cái "Bí mật" nào cả. Chuyện VN và TQ ký "Biên bản tuyệt mật" về thỏa thuận sẽ trở thành khu tự trị của TQ chẳng qua do tên Kami bịa ra. Chính anh ta đã thú nhận như vậy.
Những tưởng sau bài đó, những suy diễn bậy bạ về vụ này sẽ chấm dứt. Thế nhưng, mới đây, mấy anh chị zận trủ đứng đầu là Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tường Thụy còn rình rang dẫn hơn chục rận xĩ đến trụ sở Ban Dân nguyện của Quốc hội đời trao Kiến nghị "chúng tôi muốn biết" về bí mật Hội nghị Thành Đô. Tất nhiên, chả cơ quan nào thèm nhận cái kiến nghị này. Tuy vậy, mấy anh/chị phởn động có những cái loa phởn động cuốc tế như BBC, RFA... và những hình ảnh mấy nhà zận này lập tức được tung lên "truyền thông cuốc tế" cùng hàng loạt trang web, blog của các nhà zận chủ cuốc nội như quechoa, nguyenxuandien, basam, nguyentuongthuy với những lời bình loạn "nhân dân thủ đô" yêu cầu được biết Bí mật Hội nghị Thành Đô...

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Dân Hà Nội "hưởng ứng" lời kêu gọi của bà Lê Hiền Đức

Ngày 1/10/2014 bà Lê Hiền Đức "Chủ tịch ranh rự" Hội Dân oan ra một "tối hậu thư" kêu gọi dân chúng cả nước biểu tình, ngăn cản Thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa mừng 60 năm Giải phóng Thủ đô:
"Tôi, công dân chống tham nhũng Lê Hiền Đức chính thức kêu gọi toàn thể nhân dân xuống đường phản đối việc bắn pháo hoa này. Đến đúng ngày 10/10/2014, nếu chính quyền Hà Nội không huỷ bỏ ngay việc bắn pháo hoa vô cùng tốn kém, chúng ta hãy cùng nhau xuống đường diễu hành vòng quanh Bờ Hồ để phản đối việc này.
Nếu tôi gục ngã xuống, xin các bạn cứ tiến lên!"
Lời kêu gọi và cũng là tối hậu thư đối với chính quyền của bà Lê Hiền Đức đã được đông đảo "dân oan" "hưởng ứng nhiệt liệt" dưới nhiều hình thức, rất phong phú và sáng tạo, đặc biệt vào tối 10/10/2014, có khoảng hơn 50.000 dân đã "xuống đường biểu tình" tại 30 điểm trong thành phố Hà Nội.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Chân tướng Trần Đĩnh qua Đèn Cù (kỳ 2)


Kỳ 2: Thủ pháp “truyện Tôi” của Trần Đĩnh trong Đèn Cù

“Trần Đĩnh gọi cuốn sách này là  "truyện Tôi" … Truyện Tôi là một loại văn xuôi mới, do Trần Đĩnh tạo ra”.
(Tụng ca 2, của ai không nhớ)

“Cave kể chuyện
Thằng nghiện trình bày”
(Phong dao mới)
--------------

Trong chương 1, Trần Đĩnh kể chuyện Lê Văn Lương, Hoàng Quốc Việt bị ong đốt, khá sinh động, cứ như chính mình là người trong cuộc:
“Trong khi trên đường sang Bắc Sơn, nơi đã được Văn Cao cho sắc chàm pha màu gió, buồn tình, bọn Phan Kế An bắn súng cao su phá tổ ong rừng và cả đoàn của Thường vụ Trung ương chạy Tây liền bị ong rừng đuổi đánh. Lê Văn Lương - trưởng ban đảng vụ kiêm công việc như thường trực Ban bí thư bây giờ - chui đầu vào một bao tải thoát nạn phần nào. Hoàng Quốc Việt bị nặng nhất. Ông cứ vừa thúc ngựa tế vừa tế đứa nào mất dạy, vô kỷ luật… và ong theo luồng gió hút cứ nhè ông”.
Đọc thêm vài đoạn nữa, thì độc giả mới ngớ người ra, vì hóa ra, phải mấy năm sau, Trần Đĩnh, bây giờ mới biết mặt Hoàng Quốc Việt:

Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

Ném chuột đừng để mất dép, nhá!



Phọt _Phẹt: Đỵt mẹ mấy con chuột trốn đâu rồi?

Chuột: Dạ, bọn em ở trong bình ạ.

Phọt _Phẹt: Thằng bình đâu? Mày mới 84 tuổi, chưa quá trăm năm để được gọi là đồ cổ sao đã đổ đốn cho lũ chuột làm tổ trong đấy là thế nào?

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Chân tướng Trần Đĩnh qua "Đèn cù" (kỳ 1)


“Tài viết lách của ông dĩ nhiên là số dzách, nhưng tên ông thì ngày nay bỗng dưng người ta mới khám phá ra trong tác phẩm Đèn Cù. 

Trần Đĩnh vẫn giữ nguyên cái đức của người viết báo, là nói sự thật, kể những chuyện thật. Đọc tới đâu người ta cũng cảm thấy: Đây là những chuyện thật, sự thật được bày ra, sự thật ròng, như thịt xương còn sống, tàu lá còn xanh, như gỗ mộc không sơn phết. Những suy tư, thao thức của tác giả được trình bày riêng, bên ngoài lời kể các sự kiện. Người viết không thêm thắt tình cảm, suy tư, phê phán, như thêm mắm muối, tiêu, hành, vào cho món ăn thêm mùi vị. ”.
(Tụng ca 1, Ngô Nhân Dụng)

"Tố tiếc gì chẳng ra cái đếch
Chuyện đầu cua tai ếch khó nghe
Thôi cho giải tán, đi về!".

(Nhà thơ Tú Mỡ bình luận)

-------------
Lần đầu, tôi đã đọc một mạch Đèn Cù qua bản PDF lưu hành miễn phí qua internet và đã thấy, thật sự Không cần thiết phải nhiều lời về "tác phẩm" này.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

“Mợ Ba” em đấu tố!


“Mợ Ba” vừa tung lên mạng bức “thư kiến nghị”, nội dung dài dằng dặc tới 15 trang. À quên, còn thêm một trang nữa, dành riêng cho cái chữ ký nguệch ngoạc của “mợ”.
“Mợ”, tự nhận là “mợ Ba”, có nghĩa (tự nhận) là vợ hai của "dượng Ba", chả biết đúng hay không, thôi chuyện thật giả cứ để đấy tính sau.

"Mợ" Ba, hẳn là thấy "cậu" Trần Đũng ăn khoai, nên cũng vác mai đi đào. Số là "cậu" Trần Đũng, bao năm nay chả ai biết tên biết tuổi nay bỗng đột nhiên thành "ngôi sao rân trủ", nổi tiếng với cái khoản già đầu mà còn .... 

Trong khi đó, thực tế "mợ Ba" hơn hẳn "cậu" dăm năm về cái sự già, lẽ nào lại chịu kém miếng về cái khoản ... "nổi tiếng" kia.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Động kỡn, động đực và động kinh.

Nguyên hôm trước, Lý tôi mạo muội phê phán chuyện các nhà làm công tác Zăn hóa nước ta đang loay hoay tìm cách "thoát Tàu", bằng việc mở chiến dịch bài trừ những con "sư tử đá" (mời đọc lại). Phải nói là, tôi thực sự không thông, khi các nhà Zăn hóa gọi chúng, những con sư tử đá vô tri vô giác, là những "linh vật ngoại lai". Theo tôi, đã gọi là "linh vật", chí ít phải có thuộc tính "linh", mà muốn là "linh" thì phải được tôn thờ hoặc được ca tụng cái đã.

Trong quá trình tìm hiểu linh tinh về "linh vật ngoại lai", thú thật, tôi không hề tốn nhiều công sức và thời gian. Giờ đây, chẳng những tôi đã hiểu rõ, "linh vật ngoại lai" là gì mà còn hiểu một cách sâu sắc, trực quan và cụ tỉ. 

Hơn thế nữa, tôi còn tìm được ngay câu trả lời về nguồn gốc của "nó". 

Đó chính là:

ĐỘNG KỠN, CACC ạ! 

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Đấu tố thời @



Dẫn: Nhân chuyện triển lãm CCRĐ vừa mở cửa vài ngày đã đóng, nhớ đến vụ đấu tố quái lạ xảy ra vào tháng 11 năm ngoái ở xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội. 

Sai lầm của đấu tố xưa, là đã giao cho các ông bà bần cố nông thiếu học giữ cả vai công tố lẫn quan tòa, cho nên mục đích thì đúng đắn nhưng hậu quả thì lắm oan sai. Riêng trong vụ đấu tố Chàng Sơn ngày nay thì lực lượng công tố, quan tòa còn có thêm cả bọn lắm chữ, là đám Lá ngón tham gia.
---------
1. Tham gia tố tụng:
Nguyên đơn: Chi Hội phụ nữ sồn sồn và các mầm non 7 thôn thuộc xã Chàng Sơn
Nhân chứng: Như trên
Cơ quan điều tra: Vẫn như trên
Cơ quan đại diện quyền công tố: Vẫn vậy
Hội thẩm nhân dân: Cũng vẫn thế
Tòa án: Tái bản, có bổ sung tập đoàn Lá ngón Annam
Bị đơn: Không hộ khẩu, không CMND, chưa xác minh được nhân thân, tạm gọi là Ngài

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Thoát Tàu là Thoát sư tử đá?

Khoảng hơn một tháng trước, khi thấy các “nhơn xỹ” ầm ĩ hội thảo bàn chuyện “thoát Tàu”, tôi còn đang phân vân lắm, vì chưa hiểu rõ, thoát Tàu là thoát cái gì.
Các “nhơn xỹ” thì nói như đinh đóng cột, rằng thoát Tàu, tức là thoát về “ý thức hệ”, nhưng “ý thức hệ” cuả Tàu, nó là cái gì? Bản chất có giống “ý thức hệ” của Ta không? Và nếu có giống nhau thật, thì tại sao các “nhơn xỹ” không kiến nghị để Tàu nó phải thoát Ta, mà lại cứ khăng khăng đòi Ta phải “thoát Tàu”? Lưu ý là nếu xét đến yếu tố “bản quyền”, thì “ý thức hệ” của Ta sinh ra trước Tàu vài năm, vậy Tàu nó phải “thoát Ta” thì mới là phải đạo.
Trong khi quan hệ Ta – Tàu từ trước đến nay, thì điều quan trọng nhất vẫn có đó:
Xưa, Tàu cho không, biếu không Ta đủ thứ (có lúc Tàu định “biếu” cả người, nhưng Ta không nhận) mà còn đách cấm được Ta chơi với Nga Xô,  rồi "uýnh" cho Mỹ cút, "uýnh" Ngụy nhào, "uýnh" Khờ me đỏ, sau lại "uýnh" luôn cả Tàu.

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Độc lập từ trên trời rơi xuống ?

Gần đây, một vài nhà "rân trủ" bỗng nảy ra cái ý muốn ăn Tết mừng Độc lập vào ngày 11/3 chứ không đợi đến ngày 2/9 hàng năm nữa. Lý do, là với họ, ngày 11/3/1945 mới đích thực là ngày nước ta "thực sự độc lập", sau hơn 80 năm dưới ách thực dân Pháp.

Đành nhắc lại một chút các sự kiện lịch sử.

Số là, trong Thế chiến II, người Nhật tiến vào Đông Dương năm 1940 và họ buộc người Pháp phải ký các hiệp định cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, tiền bạc phục vụ chiến tranh cho nước Nhật suốt 5 năm cho đến mãi đến đầu năm 1945.

Tất nhiên, khi Nhật đè đầu Pháp, thì họ vẫn dung dưỡng để Pháp cưỡi lên cổ dân An Nam, tức là những thứ phải nộp theo hiệp định thì Pháp lại bắt dân Đông Dương cung cấp, vì thế mới có chuyện "nhổ lúa trồng đay" và sau ta hay nói "một cổ hai tròng" là vì thế.

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Cụ Hồ, nhà tiên tri

Mùa xuân năm 1942, tại căn cứ địa Việt Bắc, Cụ Hồ soạn diễn ca “Lịch sử nước ta” gồm 236 câu lục bát, thực chất là chuyển thể từ văn xuôi (khó nhớ) sang văn vần (dễ nhớ), mục đích, như Cụ nói ngay trong câu mở đầu, là để “dân ta phải biết sử ta”. 
Diễn ca kết thúc bằng mấy câu tiên đoán:

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Sặc mùi tiền!

Đề án 123 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về trang bị máy tính bảng cho hơn 300.000 học sinh tiểu học, mặc dù mới đang ở giai đoạn hội thảo để lấy ý kiến, nhưng đã bị dư luận ném đá tới tấp, những rằng đây là một dự án “sặc mùi tiền”, “thiếu tình người” và “vô nhân đạo”.
Thậm chí mấy anh chị lá cải giỏi đánh hơi không những đã ngửi ngay thấy “sặc mùi tiền” mà còn vớ ngay lấy cái ảnh con iPad Đài Loan giá 900.000đ, mặt sau có chữ AIC Group Smart Education của một anh bá vơ trên Fb để làm bằng chứng kết án công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế “đứng sau” “xúi giục” và “trục lợi”.

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Thiên Lý "phởn"


Dẫn:
Anh chị em ơi!
Ba mươi năm đời ta ... hãi vợ
Hôm nay, bưng bát bún riêu, đâm nhớ mợ Bùi Hằng....
Ấy, chả phải thơ thẩn gì đâu, các cụ ạ, lại càng cóc phải thơ tình. 
Khắm lắm, khắm lắm các cụ ạ! Thật, không phải thơ đâu! Đó là do tôi ngửi mùi mắm tôm mà sinh ra nhớ chị Bùi Hằng đấy thôi.
Nay đang lúc nông nhàn (nói toẹt ra là thất nghiệp), lại chỉ vài ngày nữa, thì tòa Đồng Tháp đưa chị Bùi Hằng ra xử, mà chẳng thấy các "nhơn xĩ" ý kiến ý cò gì cả. Thật là thê lương hiu quạnh, khác hẳn hồi các cụ om xòm khua chuông gõ kẻng trong vụ "bé Phương Uyên mần thơ chống Tàu" (đấy là các cụ bảo "nghe đâu trên mạng nó nói thế").

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Còn cái đuôi đi sau rốt



Tôi xin kể nốt,
Câu chuyện “oan tình”…
Thực ra thì chuyện các Văn nghệ sĩ nhà ta “bôi trâu trát gió” vào mặt nhau là thường, có điều không được thẳng thắn và lịch sự, cho và nhận thoải mái như các sĩ bựa, ví dụ ở blog anh Phọt Phẹt hay anh Bín Nghé. (Đấy là tôi nói thật, không phải khen nịnh, tiên sư hai anh, đừng có mà được thể).
Chẳng thế mà thời chúng tôi còn là sinh viên, cách đây khoảng hơn 30 năm, lưu truyền một câu chuyện tiếu lâm về việc thiết kế một nhà cao tầng hoàn toàn không có khu vệ sinh, trong đó có một tầng dành cho giới văn nghệ sĩ. Lý do bỏ khu WC đơn giản là bởi “làm gì còn cứt, chúng nó ỉa mồm nhau còn chả đủ”.
Câu chuyện tai ác có thể làm nhiều văn nghệ sĩ phiền lòng, nhưng với hiện tượng cô Chí tưởng cũng chẳng có gì là ngoa ngoắt, hãy xem thêm vài mẩu chuyện  có tính minh họa, cứ coi như là cái đuôi bé nhỏ của con voi:

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Trả đi ... ông ơi!


Trả ai? Trả cái gì?

Cứ tà tà, hãy nghe bài hát "Chảy đi sông ơi" của nhạc sĩ Phó Đức Phương do cố danh ca Ngọc Tân trình bày cái đã.



Còn dưới đây là lời bài hát “Trả đi ... ông ơi”, ai lẩm nhẩm theo, người ấy có chách nhậm với "em nó", hehe.

Còn chả cái gì, chả cho ai, ngộ cũng léo có piết!