Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Tiễn anh Thăng





------------


Bác Thăng nay đã thăng rồi,
Ôn câu chuyện cũ ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ cái thuở Sông Đà ngày nọ,
Cán bộ Đoàn tuy khổ mà vui;
Ra sân một lũ đen thui,
Quần đùi áo rách ai cười mặc ai
Cũng có lúc trổ tài ca nhạc
Xách đàn lên quang quác tình ca;
Có khi tầng gác Ka ra
Không ôm thì đã chẳng là Ô kê;

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

“Cải cách” chữ Việt là sự nghiệp của “quần chúng”!



------------------


Như entry trước đã viết, trong lịch sử gần 400 năm của chữ Việt, đã có vài chục lần các bậc  “tiền bối”, cả Tây lẫn ta, đề xuất ý tưởng “cải cách”, riêng chỉ có ông PGS. TS Bùi Hiền là bị “đám quần chúng không hiểu gì cứ ào ào vào ném đá” (lời của TS Đoàn Hương). 
Trong bài viết “Chữ quốc ngữ”, trên tờ Đông Dương tạp chí, số 33, năm  1913, ông Nguyễn Văn Vĩnh từng than: “Mấy năm nay có người bàn cách sửa đổi chữ quốc ngữ cho phải lẽ nhưng chẳng lý nào bằng thói quen của người ta, cho nên tuy đã có nghị định y lối Kuốk-ngữ tân-thứk, mà không ai chịu theo, tân thứk lại mang tiếng oan rằng khéo vẽ vời cho nhiễu sự”.

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Làm thế nào để “quần chúng” bớt ném đá?



---------------------

Chữ “quần chúng”, nguyên là của bà TS. Đoàn Hương, khi nhận xét về hiện tượng dân mạng ào ào ném đá cái “đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt” của PGS.TS Bùi Hiền. Nguyên văn, bà Hương nói thế này: “một công trình khoa học (cho nên) phải có các nhà khoa học định đoạt chứ không phải là đám quần chúng không hiểu gì cứ ào ào vào ném đá…”.  
Khốn nạn thay, ngay sau khi lên tiếng, thì đến lượt bà Đoàn Hương lại nhận thêm những trận mưa gạch từ những người nhân danh “quần chúng”.
Bà Hương nói đúng hay sai, chưa biết. Nhưng không ít người cho rằng phát biểu của bà Hương là xách mé và “xúc phạm” đến “quần chúng”.
Cái “dại” của bà Hương là ở chỗ bà đã cả gan gọi “quần chúng” là “đám”, đã vậy, lại còn thêm mấy chữ “không hiểu gì” bổ nghĩa cho “quần chúng”, nên bị ném đá là phải.

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Cải cách chữ quốc ngữ, chuyện không có gì phải ầm ĩ



---------------
Đề xuất của PGS TS Bùi Hiền về việc cải cách chữ quốc ngữ đang làm dậy sóng dư luận hoàn toàn không phải là câu chuyện mới và lạ. Để có cái chữ như ta hiện đang viết và đọc hẳn phải có nhiều lần cải cách
Vì, thuở ban sơ, ngài Igesico Văn Tín viết như thế này, bây giờ đố ai đọc hiểu:

Dòng cuối lá thư đề ngày “mươy hay thánh chính D.C.J. ra đờy một nghìn sáu tram nam muoy chinh”, nghĩa là ngày viết thư là ngày “12-9-1659, (sau khi) Đức Chúa Jesu ra đời” .
Như vậy, sau hơn ba thế kỉ, chữ Việt dần được định hình như hiện tại dĩ nhiên phải nhờ vào rất nhiều sự cải tiến và cả cải lùi, và hình như việc ấy không chỉ là việc riêng của các vị giáo sư.
Locliec xin điểm lại các lần “cải cách” đã được ghi nhận trong lịch sử chữ quốc ngữ:

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Obama “bình dân”?


-----------
Ngày 10-11 tới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tới Đà Nẵng dự Hội nghị hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Hôm sau, Trump sẽ thăm chính thức Hà Nội. 
Chưa rõ Trump có phong thái “bình dân” như người tiền nhiệm là Obama hay không?
Thời còn là Tổng thống Hoa kì, trong những chuyến công cán, người ta thấy Obama thường la cà vào các nơi quán xá bình dân.

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Tư liệu: Thêm một ông Tây cùng thời nữa, viết về Phan Thanh Giản



---------------

Tư liệu mà locliec giới thiệu sau đây do Ernest Potteaux viết khoảng một năm sau ngày Phan Thanh Giản uống thuốc phiện tự sát. Điều đặc biệt là ông Tây này viết bằng chữ "quốc ngữ", nên khỏi cần phải dịch. 
Ernest Potteaux là ai? Đó là viên “Thông ngôn hạng nhất thuộc Soái phủ Lại bộ thượng thơ Nam kì”, ông cũng chính là “Chánh tổng tài” (Chủ biên, tổng biên tập) đầu tiên của tờ Gia Định báo, tờ báo đầu tiên viết bằng “tiếng Annam thông thường”, phát hành số đầu ngày 15-4-1865 cho đến khi “bàn giao” lại cho Trương Vĩnh Ký vào ngày 16-9-1869. Năm 1872, Ernest Potteaux lại trở lại thay Trương, nắm giữ chức vụ “Chánh tổng tài” của Gia Định báo (theo Trần Nhật Vy – Hồ Sơ Gia Định báo).

Thứ Hai, 16 tháng 10, 2017

Các ông Tây cùng thời viết về Phan Thanh Giản



------
Nói về “công lao” của Phan Thanh Giản tưởng không có gì rõ ràng hơn tài liệu của những người Pháp cùng thời, nay vẫn còn lưu trữ trên giấy trắng mực đen. Dĩ nhiên, hai chữ “công lao” nói ở đây, phải hiểu là công lao của cụ Phan đối với người Pháp.
Đó là những thông tin xuất hiện cùng thời với sự kiện, thuộc về sự kiện mà giới nghiên cứu sử gọi là nguồn sử liệu trực tiếpSử liệu trực tiếp thường được coi là nguồn tư liệu gốc, có giá trị thông tin và độ tin cậy lớn hơn so với sử liệu gián tiếp (sử liệu gián tiếp là sử liệu phản ánh sự kiện lịch sử qua thông tin gián tiếp, với mục đích truyền đạt thông tin - qua quan điểm của tác giả sử liệu, ở đó, các sự kiện xảy ra không đồng thời với sử liệu, chẳng hạn như một cuốn hồi ký thì được coi là sử liệu gián tiếp).

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

Đánh giá về Phan Thanh Giản (3 - Kẻ bán nước được dựng bàn thờ)

Dẫn:
Locliec xin trân trọng giới thiệu bài viết về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản của bác Tiêu, một người con đất Vĩnh Long, cùng quê với hai ông họ Phan là Phan Thanh Giản và Võ Văn Kiệt (Phan Văn Hòa).
http://tieusaitaunhuthoi.blogspot.com/2016/09/Phanthanhgiankebannuocduocdungdentho.html

Bác Tiêu là chủ blog  http://tieusaitaunhuthoi.blogspot.com.
Trong các bài viết của mình, bác Tiêu thường dùng những từ miền Nam cũ, ngày nay ít người sử dụng, ví dụ "ngây" = "ngay"; "Ngươn" = "Nguyên"; v...v...

Bài viết dưới đây của bác Tiêu có một vài sai sót về thời điểm mà bạn Chí Trung Ngô đã chỉ ra ở comment bên dưới. Xin trân trọng cảm ơn bạn Chí Trung Ngô.

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

Đánh giá về Phan Thanh Giản (2c- BS Nguyễn Văn Thịnh: Xuyên tạc lịch sử là mang tội)


XUYÊN TẠC LỊCH SỬ LÀ MANG TỘI.
                   Nguyễn Văn Thịnh
    
   Báo Tuổi Trẻ thông tin: ngày 30/10 vừa qua, sân khấu cải lương Hà Nội ra mắt công chúng vở kịch “Nợ non sông” của soạn giả Phạm Quang Long. 

Nội dung vở diễn được giới thiệu như sau: “Vì lý do tế nhị nên các nhân vật chỉ được nêu danh tượng trưng như Phan Thượng thư, Hoàng thượng, Hoàng Thái hậu nhưng với người Việt Nam nào yêu sử khi cánh màn nhung vừa mở ra ai cũng biết ngay đó là những nhân vật lịch sử có thật như Thượng thư Phan Thanh Giản, vua Tự Đức, Hoàng Thái hậu Từ Dũ. Cuộc đời viên Thượng thư này gắn liền với câu chuyện lịch sử mất nước nổi tiếng: Năm 1862, Phan Thanh Giản đi sứ và ký vào hòa ước dâng ba tỉnh Nam kỳ cho người Pháp. “Nợ non sông” khai thác nỗi đau của Phan Thanh Giản trong tấn bi kịch ấy. Vừa đi sứ về, Phan Thanh Giản từ một trọng thần trở thành tội thần. Cả gia đình ông lâm vào cảnh khốn đốn. Mối tình con trẻ tan vỡ. Bọn quan tham thừa cơ chiếm đoạt ngôi vị. Phan Thanh Giản thì sống trong lao tùlao tù với nỗi đau đớn vì giờ đây người đời sao có thể hiểu hết được tấm lòng trong sáng luôn tận trung yêu nước thương dân của ông. Bi kịch bao trùm không khí vở diễn. Nhiều khán giả lặng lẽ lau nước mắt trước cảnh Phan gia tan tác, trước nỗi niềm của Phan phu nhân trách chồng: “Trước lúc đi sứ ông đã nói rằng nếu công vụ bất thành thì sẽ tử tiết để lưu danh muôn thuở. Vậy sao khi trở về ông lại mang cái tiếng Phan gia mãi quốc?!”. Để rồi ân hận khi được chồng trao cho bản mật chiếu cầu hòa của hoàng thượng thì bà mới vỡ lẽ ra sự thật. Dù phải sống trong tù ngục mà Phan Thượng thư không có một lời nào oán thán giãi bày vậy mà ta thấy được cả tấm lòng trong sáng của bậc tôi trung, hy sinh cả thể diện cá nhân mình để bảo toàn thể diện cho đấng quân vương. Đặc biệt cảnh Hoàng Thái hậu Từ Dũ nghiêm khắc dặn con đừng bạc tình bạc nghĩa với kẻ tôi trung và đau đớn quỳ xuống tạ tội với non sông càng tôn lên giá trị cho Phan Thanh Giản”.

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

2b - BS Nguyễn Văn Thịnh: Phan Thanh Giản là người thế nào?


-----------

Đôi nét về tác giả Nguyễn Văn Thịnh:
Nhà văn Nguyễn Văn Thịnh, quê Hà Nội, sinh năm 1940, tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1965. Là một bác sĩ trong quân đội, ông đã trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường đồng bằng sông Cửu Long (1965-1975) rồi sau đó là các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và phía Bắc. Năm 1988, ông chuyển sang ngành dân y. Ông có nhiều bài viết đặc sắc liên quan đến lịch sử, đăng trên Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh và trang sachhiem.net. Ngoài ra ông còn có nhiều truyện ngắn, truyện vừa, truyện ký, kịch nói đã được xuất bản và công diễn. Hai cuốn tiểu thuyết của ông là Phút thăng hoaThời bi tráng được đánh giá là “đậm chất sử thi về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trường kì cam go của dân tộc, thể hiện trải nghiệm, tư tưởng và tài năng của nhà văn hình thành trong suốt cuộc đời mình”.

Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

Những đánh giá về Phan Thanh Giản (2.a – BS Nguyễn Văn Thịnh)



Dẫn:
Những người chủ trương “rửa oan” cho cụ Phan Thanh Giản thường “bấu víu” vào mấy bài thơ, văn của cụ Nguyễn Đình Chiểu mà họ cho rằng, những bài đó ca ngợi Phan Thanh Giản.
Ông Phan Huy Lê, (trong bài viết tổng kết hội thảo “Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản”?) dĩ nhiên không quên điều đó và đã trích dẫn Cụ Đồ Chiểu ngay trong phần dẫn nhập:

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Những đánh giá về Phan Thanh Giản (1 – GS Phan Huy Lê)




Dẫn: Như đã nói ở entry trước, cuộc hội thảo “Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản” tổ chức vào tháng 8-2003, (dưới cái bóng của các ông họ Phan khác) đã “thành công tốt đẹp”. Với kết quả từ cuộc tọa đàm này, Phan Thanh Giản đã được “minh oan”. Hội thảo đã “trân trọng ghi nhận những cống hiến tích cực của ông trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp, đánh giá cao nhân cách và phẩm chất cao quý của ông”.
Locliec sẽ chép lại một số bài viết có trên mạng, nội dung liên quan đến nhân vật Phan Thanh Giản.
Trước tiên, là toàn văn, bản tổng kết hội thảo của ông Phan Huy Lê, theo nguồn: http://namkyluctinh.com/a-lichsu/phanhuyle-phanthanhgian.htm

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Ai chống lưng cho xu hướng “lật sử”?




--------
Xu hướng xét lại lịch sử (“lật sử”) không phải bây giờ (khi phát hành bộ sử 15 tập, bỏ không dùng mấy chữ “ngụy quân, ngụy quyền”) mới có.
Sau khi rời công việc Thủ tướng, ông Võ Văn Kiệt chính là người bảo trợ (kể cả về mặt tài chính) cho các cuộc tọa đàm, hội thảo nhằm “minh oan” cho Phan Thanh Giản, xét lại công lao triều Nguyễn hay dựng tượng cố đạo Alexandre de Rhodes.
Đơn vị đứng ra tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo nhằm xét lại lịch sử này là tạp chí Xưa & Nay của ông Dương Trung Quốc và Hội Khoa Học Lịch Sử VN của ông Phan Huy Lê.
Phát súng bắn vào quá khứ đầu tiên có lẽ là cuộc tọa đàm “Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản” tổ chức vào tháng 8-2003. Với kết quả từ cuộc tọa đàm này, Phan Thanh Giản đã được “minh oan”, thậm chí được đánh giá như một người có nhiều công lao với đất nước.

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

CẶP BÀI TRÙNG BÙI BẤT TÍN VÀ TƯƠNG LAI THỤT LÙI


Bài viết của  nhà văn Đông La, nguồn: http://donglasg.blogspot.com/2017/09/cap-bai-trung-bui-bat-tin-va-tuong-lai.html



ĐÔNG LA
CẶP BÀI TRÙNG BÙI BẤT TÍN VÀ
TƯƠNG LAI THỤT LÙI

Có những người tính cách của họ hoàn toàn ngược với cái tên của họ, như tên là Hảo thì bất hảo, với Bùi Tín và Tương Lai cũng y như vậy, Bùi Tín thì bất tín, Tương Lai thì thụt lùi!
Vừa rồi khi thấy ông Tương Lai tuyên bố “ra khỏi Đảng của ông Nguyễn Phú Trọng”, Bùi Tín cùng một nòi phản trắc nhưng vẫn giở giọng đàn anh viết bài “Một quyết định nửa vời đáng tiếc” vừa ca ngợi vừa phê phán đàn em chưa tuyệt giao như mình.

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Công nhận "Việt Nam cọng hành"? Đâu? Ai công nhận?




-------------
Sáng 18-8, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức giới thiệu và phát hành bộ Lịch sử Việt Nam (15 tập) trong đó dùng các chữ “quân đội Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn” thay cho “ngụy quân” ngụy quyền” như trước.
Báo Tuổi Trẻ Online đùng đùng giật tít “Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng”, báo hại các cụ cờ vàng hải ngoại và các nhà rân trủ giàu trí tưởng bở, được dịp hí hửng hoan ca, cho rằng đây là dịp để họ “tổng phục dựng” cái thây ma thối hoắc, đã ngỏm củ tỏi cách đây hơn bốn chục năm.  
Đài RFA không bỏ lỡ cơ hội, vội vã phỏng vấn ông Trần Đức Cường PGS-TS, Viện trưởng Viện Sử học, cơ quan biên soạn bộ sử này.

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Ngụy sử 2: Ngụy nói về ngụy



---------------

"Ngụy" không chỉ đơn giản là "giả", như cái nghĩa tra trong từ điển.

Nói đến “ngụy quân, ngụy quyền” thì có nghĩa là nói đến quân đội tay sai, chính quyền tay sai, được ngoại bang trả tiền để làm cái việc phản lại dân tộc mình. Ngụy - "Việt Nam cộng hòa" cũng biết rõ điều ấy.
Họ nói về họ như thế nào, xin mời xem “lưu bút” của một số nhân vật chính trong cái gọi là “thực thể Việt Nam Cộng hòa”:

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

Ngụy sử 1: Lí lịch “Việt Nam Cộng hòa cuốc”



 ------------

Bộ sách Lịch sử Việt Nam 15 tập (Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và xã hội chủ biên) mới được công bố phát hành đã bị dư luận phê phán tơi bời.
Một trong những chi tiết gây tranh cãi là ở chỗ bộ sách này cho rằng: “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm”, do đó những người biên tập đã “không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn”.
Lí do?
Một trong các nhà “dziết sử”, ông Viện trưởng Viện sử học, chủ tịch Hội khoa học lịch sử VN, giải thích rằng “Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận.

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017

Bút ... mắm (phấn II)



--------------------

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, cuối Thu năm Bính Thân (Tây lịch 2016), có người phú thương tên là Mã Sơn (Masan), nửa đêm cưỡi con Rolls-Royce Phantom, động cơ V12, sức kéo tương đương 453 con ngựa Xích Thố, đưa danh thiếp xin gặp Khắm, bảo là có việc hệ trọng. Nguyên Mã Sơn là một thương gia có tài kinh bang tế thế, nhờ buôn mì tôm và tương ớt xuyên lục địa mà trở thành phú gia địch quốc. Nay y mới sáng chế ra công thức trộn nước lã với hóa chất thành một thứ nước chấm, gọi là nước mắm Ngất Ngư, muốn cậy báo Thanh Liên khuynh loát thị phần trên thị trường nội địa. Khắm liếc thấy Mã Sơn mang theo mấy bao tải kim ngân thì tỉnh hết cả rượu, múa tay lên giời cười khành khạch, đuổi hết cave ra ngoài rồi thỉnh Mã Sơn vào tận nhà trong cùng bàn định mưu mô. Mã Sơn bày tỏ chí hướng, ngã giá xong xuôi, Khắm liền rút trong tay áo ra một cuốn cẩm nang, kê cứu một hồi rồi hạ giọng bảo Mã Sơn đầu tiên hẵng tạm thi hành khổ nhục kế, còn mọi việc sau đó… như thế… như thế…. cứ để Khắm Khủng Khiếp này đảm trách. Chuyện mưu sự cụ tỉ thế nào, đây không nói nữa.

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Bút… mắm. (phần I)




-----------

Vũ Khắm, tên khai sinh là Khối, người miệt Trúc Giang, nay gọi là Bến Tre, thuộc Cửu long châu thổ. Nguyên dòng họ phát tích ở miền duyên hải Nghệ Tĩnh, lưu lạc vào Nam Trung bộ lập nghiệp, kể đến đời Khối đã là năm sáu đời. Khối cất tiếng khóc chào đời tại nhà hộ sinh thị xã Phan Thiết, lúc sinh ra có điềm lạ là mùi nước mắm tỏa hương ngào ngạt quanh năm.
Năm Khối vừa tròn tuổi thôi nôi, gia đình tổ chức tiệc đầy năm. Nhân muốn dự định tương lai mà đặt Khối ngồi giữa chiếu rồi bày ra một mớ các vật dụng xung quanh để xem thằng bé chọn món gì. Khối bất ngờ quơ nhoằng một cái, mọi người chưa kịp định thần, thì đã thấy tay trái Khối quơ được cây bút, tay phải thủ được con dao đem giấu sau lưng. Lại gần hơn thì càng ngạc nhiên, vì không biết tự lúc nào Khối đã kịp vơ vào lòng mấy cái bánh, mà trên đầu thì đã cài được cả cái kẹp tóc. Ai cũng cho là lạ, cha mẹ hãi quá bèn đổi tên con thành Khắm để cho quỷ ma khỏi để ý.

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Chuyện đám “Elite” nhà bà Âu



-----------
Mảnh đất cong cong đầu xóm Dương Đông, ngay ngã ba, là đất thừa tự nhà bà Âu.
Chả biết dòng họ nhà bà Âu ở đây đã bao đời, chỉ thấy bà nổi tiếng là người hiền lành chất phác, quanh năm đầu tắt mặt tối, tảo tần một nắng hai sương trồng khoai cấy lúa, nuôi một đàn con. Nếp nhà thanh bạch, nên bà Âu vẫn phải giật gấu vá vai, tùng tiệm lắm mới lo được cho con cái ăn học thành tài. Ngọc thành nhà văn, Duy làm thơ, San làm báo còn Vũ là tiến sĩ Luật, kể cũng gọi là công thành danh toại.

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Bài trên Mõ làng: Báo chí Đức, không còn gì để bình luận thêm

* Báo chí Đức, không còn gì để bình luận thêm

Tác giả: Nam Nguyễn viết lúc 06/08/2017 | 6.8.17

Kính Chiếu Yêu

Clip bằng chứng "tình báo Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" đăng trên Truyền hình quốc gia Đức lấy từ clip đã được CCTV đăng cách đây 1 năm!

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Tại sao dân làng ta lại có một tinh thần bài Luật?



------------

Hôm trước viết entry Dân làng ta có một tinh thần “bài Luật”, lĩnh nhuận bút được ba củ su hào. Bèn cưa đôi, ra bưu điện gửi trả tác giả trẻ Đình Kễnh một củ rưỡi, còn lại đem luộc tất tần tật, cả lá cả cọng, nhắm gụ ngon ra phết. Tối hôm ấy say, mắc võng trước hiên nhà nằm ngủ mơ màng. Chợt thấy một cụ già râu tóc lưa thưa, mặt mũi in như cụ Kềnh, xách ca táp bước tới bắt tay hỏi tổ sư, đây có phải nhà anh Lý? Đáp thưa phải. Cụ già nhăn mặt quát, anh bêu xấu dân làng chúng tôi thật quá thể, bây giờ muốn sống thì phải rút bài xuống ngay? Rồi lại hạ giọng thều thào, bảo chi phí bao nhiêu chúng tôi xin gửi. Bèn cười khà mà nói lại với ông cụ, tưởng cụ cho mớ rau sạch thì nhận chứ tiền thì nhà con không thiếu, cụ cho xin số tài khoản để tí con gửi biếu cụ vài chục tỷ ăn bát phở.

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Hí họa rân trủ (4) - Nấm, nà nấm nào ấy nhỉ?




-----------
Nghe cả họ nhà rân trủ Việt, (có cả loại đi ngoài ra nước) hân hoan hỉ hả loan tin, bảo rằng mợ Ken, chủ nhà cuộc Hội nghị G20 vừa qua, vùng vằng em chã, em chã…, rồi nồng hậu với người này mà lạnh nhạt với người khác. Dĩ nhiên, nếu cái người bị lạnh nhạt chẳng phải là người Việt mình, thì họ nhà rận đã chẳng phát cuồng lên như vậy.
Xưa nay, thiên hạ chẳng ai còn lạ cái thói tung tin lưu manh của giới rân trủ Việt. Sự thật thế nào, ai muốn tìm hiểu nữa thì xin đọc chính báo chí của nước chủ nhà.
Điều lạ là ở chỗ, các nhà rân trủ bảo rằng, nguồn cơn dẫn đến việc mợ Ken hờn dỗi, em chã, em chã… lại bắt đầu từ một cái nấm xứ mình.

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Nghề thầy cãi thời mạt vận!





------------
Nói thầy cãi, thầy cò hay thầy kiện là nói theo kiểu quê mùa, nôm na. Còn gọi một cách nho nhã, thì đó là các ông Trạng sư, Luật sư, Luật gia hay nhà Tư vấn pháp luật.
Nhưng xứ ta, dân gian xưa nay vẫn lưu truyền “Vô phúc đáo tụng đình”. Cứ theo đó mà suy, thì dân ta ghét và sợ cái bản mặt bọn thầy cãi tương đương với dịch hạch.
Chu choa, nếu như người nước nào cũng có tâm lý “kị Luật sư” như người nước mình, thì hàng chục triệu ông thầy cãi trên thế giới, đều đói thối mồm, chỉ có nước bốc cám ăn vã.

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Dân làng ta có một tinh thần « bài Luật » !





------------
Dân ta có một tinh thần « bài Luật » rất rõ nét. Đó là truyền thống bất khả cải tạo của dân làng ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi có những tranh chấp cho dù là lớn hay nhỏ, trước nguy cơ quyền lợi cá nhân hoặc dòng họ sắp bị ảnh hưởng, thì tinh thần ấy lại càng mãnh liệt, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi quy định Pháp luật, nó nhấn chìm tất cả các Cơ quan bảo vệ pháp luật hay bè lũ Luật sư vớ vẩn mon men.  
Tinh thần « bài Luật » của dân làng ta bộc lộ ra ở rất nhiều câu thành ngữ đã được truyền dạy từ đời này qua đời khác, chẳng hạn như « Con kiến kiện củ khoai », « Nén bạc đâm toạc tờ giấy » hay «Chờ được vạ thì má đã sưng », rồi lại còn thêm câu châm ngôn: « Vô phúc đáo tụng đình». Cứ theo đó mà suy, thì dân làng ta vốn xem việc dính dáng đến Pháp luật là một việc vô cùng xúi quẩy.

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Nghề báo là một nghề nguy hiểm thật !



 ( Tâm sự của một lều báo mới bị tó)
--------------


Nghề báo là một nghề nguy hiểm, nhiều người vẫn bảo thế, nhưng chỉ có lều báo tụi mình, mới thực sự thấu cảm và hay kín đáo khoe về điều đó.
Mình được nhận vào biên chế chưa đầy chục năm, chưa kịp sắm căn nhà phố thứ hai và căn hộ chung cư thứ ba (còn cái biệt thự ở Linh Đàm là mình chỉ đứng tên giùm sếp thôi nhé). Vậy mà hú vía, suýt chết trên dưới tính ra có đến hơn chục lần. Phải công nhận, nghề báo là một nghề nguy hiểm thật!

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Ngài Tham tán vi hành




-------------
Political Counselor, 52 tuổi, sành ăn, là chủ một cửa hàng đồ ăn vặt tại College Park, bang Maryland.
Cơn bão khủng hoảng kinh tế thổi qua nước Mỹ từ năm 2008 đến nay làm cho cửa hàng của y luôn phải đối diện với nguy cơ phá sản do doanh thu tụt dốc thê thảm. Đã vậy, mấy năm gần đây, y lại bị chứng bệnh đại tràng liên tục hành hạ. Thuốc thang tốn kém mãi vẫn chưa khỏi, y thành ra một kẻ buồn đời.
Có trong tay một khoản trợ cấp ít ỏi nhắm không đủ trả tiền bác sĩ, sau một đêm suy nghĩ, Counselor quyết định cứ sử dụng món tiền đó vào việc du lịch kết hợp trốn nợ cái đã rồi sau muốn ra sao thì ra. Chẳng đắn đo nhiều, Counselor chọn ngay Việt quốc làm điểm đến. Lí do là bởi cách đây ít lâu, y xem một chương trình quảng bá ẩm thực trên kênh truyền hình CNN. Diễn viên chính chẳng phải ai xa lạ, chính là Obama Lão nhân gia. Ngài vừa ăn bún chả vừa khen đất nước này thật hiếu khách, mọi thứ đều rẻ, thêm nữa đồ ăn rất ngon. Ấn tượng và vi diệu nhất là món Hotvitlon, dược tính thần hiệu còn hơn cả Viagra mà lại ngon-bổ-rẻ, phù hợp với mọi tầng lớp, từ đại thần đến ca ve.

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Ông Nguyên Ngọc vẫn miệt mài ký sinh trên danh tiếng cụ Phan.





------------------ 
Quỹ dịch thuật Phan Châu Trinh thành lập ngày 9-1-2007, đến ngày 3-10-2008 được đổi tên thành Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh. Quỹ này nhắm đến sự tài trợ vật chất từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới danh nghĩa “vì sự nghiệp canh tân văn hóa Việt Nam, nối tiếp sự nghiệp của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh: Chấn dân khí - Khai dân trí - Hậu dân sinh”.
Trong Ban lãnh đạo Quỹ thì bà Nguyễn Thị Bình, cháu gọi cụ Phan bằng ông ngoại, giữ vai trò Chủ tịch trên danh nghĩa, còn vai trò Chủ tịch Hội đồng khoa học, người trực tiếp đánh giá, thẩm định và ban phát các giải thưởng của qũy chính là ông Nguyên Ngọc.

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

Cụ Lý cực lực phản đối Lệnh cấm nhập cư của Mỹ 100 năm trước


------------------
Ngày 6-3-2017 vừa qua, anh Chum (Donald Trump), sếp sòng nước Mỹ vừa mới ký sắc lệnh cấm nhập cảnh mới, lệnh này nếu được thông qua, sẽ có hiệu lực từ ngày 16-3.
thể nói đây là phiên bản version 2.0 của lệnh cấm nhập cảnh đã bị tòa án liên bang chặn lại cách đây ít lâu. So với lệnh cũ, thì trong danh sách 7 quốc gia Hồi giáo bị cấm nay chỉ còn có 6, vì nước Iraq đã được anh Chum “ân xá”. Có sự điều chỉnh này là nhờ chính phủ Iraq đã kịp thời tiến hành một loạt vận động hành lang với Washington.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Kền kền Dân trí giật tít kiểu gì?




 -------------------------
Dân trí là một tờ báo điện tử trực thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt Nam. Theo Wikipedia, báo Dân trí đứng thứ 2 tại Việt Nam về lượng truy cập cả từ máy tính lẫn thiết bị di động.
Thống kê của Google cho biết, mỗi tháng Dân trí có đến 900 triệu pageviews và địa chỉ của tờ báo này xếp thứ 9 trong top 10 từ khóa có tốc độ “tăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu”.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Wilkileaks vạch mặt 38 nhà báo “nhận lương” từ Hillary Clinton



Video phong thần 38 nhà báo nằm ở tốp đầu trong danh sách “nhận lương” từ Hillary Clinton

------------


Wikileaks một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế chuyên đăng tải các tài liệu mật rò rỉ từ nhiều quốc gia, đồng thời vẫn bảo vệ được danh tính của nguồn cung cấp.
Chỉ sau hơn 10 năm xuất hiện (từ năm 2006), với những thông tin được công bố, Wikileaks đã trở thành kẻ thù của nhiều chính phủ, tổ chức và cá nhân trên thế giới. Việc này đã khiến cho người sáng lập Wikileaks, là ông Julian Assange phải tị nạn tại Đại sứ quán Ecuador ở thủ đô London, Anh từ hơn 4 năm qua ( tháng 6-2012).

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Giang hồ hiểm ác



---------

Sáng hôm qua (21-2-2017) trên blog Han Times, blogger Sông Hàn đăng một bài viết liên quan đến “Một clip được cho là miệng cổng xả thải của nhà máy thép Formosa Vũng Áng nhanh chóng loang truyền trên mạng xã hội, khiến dư luận phẫn nộ. Nhà chức trách đã phải vào cuộc tìm kiếm và kiểm tra hệ thống xả thải tại Formosa.”
Theo bài viết của Han Times, thì:

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Vụ nước xả thải Formosa: Bên Ta hay bên Tàu? Bài đăng trên Hantimes


Bài chép lại từ nguồn Sông Hàn http://hantimesblog.blogspot.com/2017/02/vu-nuoc-xa-thai-formosa-ben-ta-hay-ben.html
-----

Vụ nước xả thải Formosa: Bên Ta hay bên Tàu?

Thứ Ba, 21 tháng 2, 20170 nhận xét

Một clip được cho là miệng cổng xả thải của nhà máy thép Formosa Vũng Áng nhanh chóng loang truyền trên mạng xã hội, khiến dư luận phẫn nộ. Nhà chức trách đã phải vào cuộc tìm kiếm và kiểm tra hệ thống xả thải tại Formosa. 
nước xả thải được cho là từ Formosa - Hình ảnh cắt từ clip
Ông Nguyễn Văn Toàn, chuyên viên quan trắc, Viện Công nghệ môi trường cho biết: Từ trước Tết đã xuất hiện vệt màu đỏ ở biển, Viện đã lấy 3 lần mẫu nước để kiểm tra, xét nghiệm. Lần gần đây nhất là ngày 18/2.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Nói nốt, chuyện "áo dài váy đụp"



Ghi chú bổ sung cho entry trước: Chuyện “mốt áo dài váy đụp”
Pantalon: Ta gọi là quần phăng là do chữ “pan” này, cũng có khi gọi là quần Tây hoặc quần Âu để phân biệt với quần ta.
Chemise : Áo, giờ vẫn gọi theo tiếng Tây là sơ-mi.
Maillot : Áo may-ô.
Jean: Quần gin, quần bò
Ceinture : Bây giờ thường dùng chữ dây lưng hơn.
Thongs : Tiếng Anh dùng để chỉ dép tông Lào, tông Thái.
Slips: Đích thị là cái xì-líp còn gọi là sịp
Corset: Nịt ngực, dùng để ép, bó cho nhỏ bầu vú đi.
Soutien: Nâng ngực, làm tôn cao bầu vú.
Bên ta, xu-chiêng và cooc-xê hay bị dùng lẫn lộn mặc dù chức năng của chúng là trái ngược nhau. Tuy nhiên giờ người ta dùng chữ “áo ngực” là ổn thỏa.
Caleçon : Chính là cái quần xà lỏn của Tây. 

-----------
Giờ nói tiếp, chuyện áo dài váy đụp.

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Chuyện mốt "áo dài váy đụp"



Thời trang dậy sóng của chị em năm Đinh Dậu: Áo dài váy đụp

------------

Cụ Lý rất ngạc nhiên khi thấy vào đầu năm Đinh Dậu, việc chị em diện mốt mới du Xuân (gọi là mốt “áo dài váy đụp”) bỗng trở thành sự kiện gây xôn xao dư luận và cũng là đề tài bàn tán nóng hổi của cư dân mạng.
Những chiếc áo dài vạt được cắt ngắn trên đầu gối, diện cùng chiếc váy bồng bềnh xếp ly xinh xắn làm nảy sinh nhiều quan điểm và tranh luận trái chiều.

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017

Đầu Xuân Đinh Dậu, cùng thưởng ngoạn tranh gà Đông Hồ




--------
Làng Đông Hồ, còn gọi là làng Mái, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một địa danh nổi tiếng với dòng tranh khắc gỗ dân gian in trên giấy điệp có màu sắc óng ánh.
Tranh Đông Hồ phát triển thịnh vượng nhất vào thế kỷ 17 và 18, còn nghề khắc ván ở ta xuất hiện vào thế kỷ 11 hoặc 12, trong khi người Việt đã làm ra giấy từ thế kỷ thứ 3.
Để tạo ra giấy điệp, người ta dùng vỏ con điệp (một loại sò) đã được nghiền nát trộn với hồ nếp rồi dùng chổi lá thông quét phủ lên giấy dó.
Dòng tranh dân gian Đông Hồ thường thể hiện các đề tài bình dị thân quen trong đời sống thường ngày và sử dụng các màu sắc tự nhiên, không pha trộn, do đó có sắc thái rực rỡ, vui tươi, rất phù hợp để trưng trong dịp Tết Nguyên Đán. Chính vì thế, nhà thơ Hoàng Cầm đã viết: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong/ Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.