Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Thầy bói xem voi và Thầy Bòi luận ma (1)

Thành ngữ có câu "nhốt voi vào rọ", a ha, tôi lại làm cái chuyện nhốt cả voi và ma vào chung một rọ. Ảo vãi!

Thì cứ tà tà thư giãn vi câu chuyn cười Thy bói “xem” voi trước cái đã. Đi khái câu chuyện thế này:
Nhân bui ế hàng, my ông thy bói nói chuyn vi nhau v voi. Cht có người qun tượng dn voi đến, cho phép c my ông cùng “xem”.
Thy thì s voi, thy thì s tai, thy thì s chân, thy thì s đuôi.
Ri, cùng rôm r tho lun vi nhau, v voi.


Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ tai bảo:
- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân cãi:
- Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.
Thầy sờ đuôi lại nói:
- Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.
Thầy nào cũng cho mình nói đúng, tranh luận tưng bừng, không ai chịu ai, thành ra xô xát.
Câu chuyện bi hài là ở chỗ, mỗi ông thầy, (Thầy: nhà chuyên môn đáng kính), đã chỉ “thấy” cái bộ phận mà không thể thấy cái toàn thể, chỉ “thấy” các "hiện tượng" mà không thấy được "bản chất".
Đã thế, các ông ấy lại ưa lý lẽ, ham tranh luận, và “phản biện” nhau gay gắt, đến mức suýt biến cuộc hội thoại trở thành cuộc “hội thụi”.
Trong khi ấy, một người bình thường, không cần phải làm “thầy”, chỉ cần không bị "vô minh", nghĩa đen là không bị mù thì có thể tức thời hiểu con voi là thế nào mà không cần phải mất công luận giải?
Nhưng mà,
"Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước, hôm sau người cười".
 Mời các bạn xem hình ảnh dưới đây, và nếu tự cười được mình thì tốt: 

Hầu hết chúng ta đều thấy hình ảnh một cái bánh xe tạo bởi các chấm trắng "lăn" trong lòng cái hình tròn đen, phải không ạ?
Điều đó không sai, nhưng nếu bạn chịu khó chỉ theo dõi kỹ một cái chấm trắng, bất kỳ cái nào cũng được, bạn thấy gì? Có phải nó chỉ dao động lên xuống hoặc lại qua dọc theo đường kính của hình tròn đen? Cũng đúng luôn!
Điều này làm ta liên tưởng đến khi ta ném một hòn sỏi xuống nước, ta thấy hiện tượng vòng sóng lan tỏa trên bề mặt cứ rộng mãi ra, trong khi đó, thực chất, như ta đã được học, các "hạt" nước chỉ dao động lên xuống tại chỗ.
Trong hình ảnh động nói trên, chúng ta đã thấy bánh xe tạo bởi các chấm trắng "lăn" trong lòng cái hình tròn đen, đó là "hiện tượng" ban đầu, rồi sau khi nhìn kỹ lại  thấy các chấm trắng chỉ dao động lên xuống hoặc lại qua dọc theo đường kính của hình tròn đen, cái thấy thứ hai này đã có thể gọi là "bản chất" chưa? Chưa, ta vẫn chỉ thấy một hiện tượng khác so với ban đầu mà thôi. 

Cao hơn, một người am hiểu về cấu tạo màn hình máy tính sẽ nói toàn bộ các hình ảnh mà ta thấy chỉ là sự hiển thị các điểm ảnh do ống phóng CRT tạo ra các tia điện tử đập vào màn huỳnh quang mà thôi. Và cái thấy thứ ba của người này cũng chưa hề là "bản chất".


Tại sao thế, đó là vì bạn không chỉ thấy bằng mắt, bạn đã "nhìn" bằng cả bộ não của bạn, chính nó đã can thiệp vào hình ảnh để rồi cùng một sự vật bạn có thể nhìn ra nhiều hiện tượng khác hẳn nhau.

Vậy, cái thấy của chúng ta có hơn gì mấy ông thầy bói xem voi ngày xửa ngày xưa, chúng ta, cho dù mỗi người đã có một kiến thức cao thấp nhất định, cũng chỉ thấy các hiện tượng, cứ như là ta bóc vỏ củ hành, hết lớp vỏ hiện tượng này đến lớp vỏ hiện tượng khác, mà không tìm được bản chất.

Tiếp tục đi sâu hơn nữa để tìm "bản chất", thì ta sẽ lạc vào lĩnh vực của các nhà vật lý lượng tử và ở đó hoàn toàn không có chỗ cho các hiểu biết đến từ trực quan.

Như ta đã biết cơ học cổ điển chỉ ứng dụng được đối với thế giới vĩ mô. Từ năm 1920 cơ học lượng tử đã mô tả thế giới vi mô (thế giới các hạt cơ bản) với độ chính xác cao. Song nhà vật lý vĩ đại Einstein đã không thừa nhận nó. Chỉ mãi đến năm 2007 thì một số thí nghiệm khoa học mới chứng tỏ rằng Einstein đã sai lầm. Các thí nghiệm này chứng minh rằng: các tính chất của các hạt “không tồn tại” trước khi các tính chất đó được quan sát bởi một thí nghiệm viên. 
Bản thân động thái quan sát, nói cách khác là ý thức của Người quan sát luôn tương tác với sự tồn tại của Vật được quan sát. Tức là Người quan sát và Vật được quan sát hợp thành cùng một hệ thống duy nhất, nói cách khác là không có cái vốn được gọi là "thực tại khách quan" của vật được quan sát. 
Thậm chí trong các báo cáo, người ta đã đề nghị đổi chữ "người quan sát thí nghiệm" thành "người tham gia thí nghiệm".
Có thể bạn đã nghe về nghịch lý Con mèo trong thí nghiệm tưởng tượng của Schrödinger. Nó có thể đồng thời vừa sống lại vừa chết không? 
Hồi đầu năm nay (2013), lần đầu tiên sự chồng chất lượng tử ở một vật thể đã có thể được trông thấy.
Nhà Vật lý Mỹ Aaron O’Connell cùng các đồng nghiệp tại trường đại học California, Santa Barbara, đã thực sự chứng tỏ được rằng một sợi dây kim loại nhỏ xíu đang cộng hưởng - chỉ dài 60 micro mét, nhưng đủ lớn để nhìn thấy mà không cần kính hiển vi – có thể vừa dao động vừa không dao động đồng thời. 
Các nhà vật lý đâm ra nghi ngờ: Có phải chúng ta không có quyền tự do quyết định xem nên đo cái gì, và đo như thế nào? Có phải các tính chất của các hạt lượng tử là không có thật – nghĩa là chẳng có gì là có thật cả, mà chỉ tồn tại như là một hệ quả của sự tri giác của chúng ta?   
(Nguồn "Thuvienvatly.com")
Nhà Phật có câu "Vạn pháp duy Tâm tạo", mọi hiện tượng (pháp) đều từ Tâm mà sinh mà diệt, thực mà ảo, ảo mà thực, bất nhị, không phải một mà cũng chẳng hai. 

Theo quan điểm của Phật giáo, cái mà chúng ta gọi là thế giới khách quan chỉ là thế giới trong tâm niệm của chúng ta, do chúng ta có cùng cộng nghiệp nên có cấu tạo giác quan (lục căn) giống nhau và thấy các đối tượng bên ngoài giống nhau, nên phát sinh lục thức tương tự nhau, cảm nhận giống nhau.
Lại có câu "Sắc bất dị không, không bất dị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị". 
Trong thế giới hạt vi mô, tương tác được chuyển tải thông qua các hạt Bôson. Nói chính xác hơn, các Bôson là hạt truyền tin, chuyển tải các lực và bảo đảm những liên hệ giữa các hạt vật chất, gọi là Fecmion. Các Fecmion này tạo thành các “Trường Vật chất”.
Các hạt thuộc họ Bôson là những hạt ảo. Nhưng không có cái ảo ấy, các Fecmion không thể vận hành, nghĩa là thế giới hiện thực không thể vận động được nếu không có cái ảo, cái siêu thực tham gia. Chẳng hạn, hệ Mặt trời không thể tồn tại nếu không có tương tác hấp dẫn được truyền tải đi, giữa các hành tinh, bởi cái ảo ấy.
Một lý thuyết mới nhất về vũ trụ - Nguyên lý Vũ trụ toàn ảnh ( holography) do nhà vật lý  David Bohm (Đại học London, ông được công nhận rộng rãi là một trong những nhà vật lý lượng tử quan trọng nhất trong thế kỷ 20) và nhà thần kinh học xuất sắc Karl Pribram (Đại học Stanford) đề xuất gần đây cũng cho thấy, thế giới mà ta nhận biết được rất có thể chỉ là các ảnh ảo, như trong kỹ thuật toàn ảnh. 
Điều kỳ diệu của kỹ thuật toàn ảnh là, nếu ta cắt tấm phim ảnh ra làm nhiều mảnh thì mỗi mảnh nhỏ tấm phim sẽ vẫn chứa đựng các thông tin đủ tạo ra hình ảnh của toàn phần. 

Kinh Hoa Nghiêm cho rằng: Tất cả vạn pháp đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Tất cả là một, một là tất cả.

Nhóm các nhà vật lý Đức và Anh GEO600 khi đang truy tìm sóng hấp dẫn đã ghi đo được một tiếng
 ồn lạ lùng mà họ không giải thích được. Nhà vật lý Mỹ Craig Hogan đã tiên đoán sự tồn tại của tiếng ồn đó và đồng nhất tiếng ồn đó với tiếng ồn toàn ảnh (holographic noise) của vũ trụ. Trong vũ trụ toàn ảnh mọi thực thể trong không gian và thời gian đều liên thông với nhau (interconnectedness) và cách tiếp cận toàn ảnh  giúp thống nhất  hấp dẫn và lượng tử (bài toán số một của vật lý) và rộng hơn cung cấp một tầm nhìn nhất quán đối với mọi hiện tượng thuộc vật lý, sinh học, bệnh học, tâm lý học, ngoại tâm lý học (parapsychology)...Vũ trụ toàn ảnh nếu đúng sẽ mở ra một kỷ 
nguyên khoa học mới có chiều sâu hơn hiện nay (ScienceDaily Feb.4, 2009)

Nguyên lý
 toàn ảnh dẫn đến một kết luận, rằng thực tại mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày chỉ là một loại ảo tưởng giống như một bức tranh toàn ảnh (hologram).
Vậy, cái thấy "hiện tượng" của chúng ta ngày nay đã hơn gì mấy ông thầy bói xem voi ngày xưa? Mà cười?
Mỗi ông thầy bói đã mô tả con voi theo đúng các hiện tượng mà các ông ấy cảm nhận, một cách khách quan và không lừa dối bất cứ ai.

Các mô tả của họ còn lâu mới là chân lý, nhưng cũng không hề sai. Các thầy lại trung thực và bất vụ lợi, và các mô tả ấy cho dù còn thiếu hoàn chỉnh cũng không hoàn toàn vô ích. Chẳng hạn, nó sẽ rất hữu ích cho một ông thầy thứ năm nào đó đứng chầu rìa, nếu ông này biết lắng nghe, biết tổng hợp. Ông ta có thể sẽ hiểu được một cách khái quát rằng con voi, là tập hợp của đỉa, quạt, cột đình và chổi sể, nói cách khác ông có thể hình dung một con voi bắt đầu từ cái vòi như con đỉa lớn, đến đôi tai to như cái quạt, rồi bốn chân như bốn cái cột đình và sau rốt là cái đuôi như cái chổi sể.
Và tại sao tôi lại mang con "voi" hữu hình mà nhốt chung một rọ với con "ma" vốn thuộc siêu hình?
Là vì hiện nay "hầu hết những nhà vật lý lớn, quan tâm đến triết học, trực tiếp hoặc gián tiếp xây dựng nên Cơ học lượng tử, đều khẳng định rằng, rất nhiều sự kiện vật lý trong thế kỷ XX chứng tỏ rằng, ranh giới giữa vật chất, ý thức tinh thần, trong cái gọi là chủ thể và khách thể, là giả tạo. Ranh giới ấy không hề tồn tại. 
Đặc biệt nhà vật lý lý thuyết Louis de Broglie còn tuyên bố, Vật lý và Siêu hình, Sự kiện và ý tưởng, Vật chất và ý thức chỉ là một mà thôi. Cả cái này lẫn cái kia đều là những yếu tố thông qua nhau, bổ sung nhau của cùng một hiện thực duy nhất. Và điều đó cũng chứng tỏ rằng, vật chất và tinh thần cùng được xếp nằm trong một phổ trật tự chung: “Đi từ trật tự cơ học đến trật tự tâm linh”, giống như phổ tần số của cùng một sóng điện từ: Từ sóng dài cỡ kilômet cho đến tia gama cỡ nanomet. 
Nếu tinh thần và vật chất có cùng nguồn gốc từ một phổ chung, thì đúng là không tồn tại ranh giới nào gọi là Chủ thể – Khách thể cả. Chẳng qua là, ở cực này, người ta quá chú trọng tới những mặt cơ học của vật chất và, ở cực kia, cũng quá chú trọng đến những mặt không xúc giác được của tinh thần mà thôi".
Vì vậy siêu hình học là một khoa học mà đối tượng nghiên cứu là thế giới phi vật chất, trong đó, vai trò dẫn dắt, chi phối thế giới hiện thực của nó, là không thể bác bỏ. Các nghiên cứu về "voi" thì đã rõ là duy vật, nhưng các nghiên cứu về "ma" cũng chưa hẳn đã thuộc về phạm trù duy tâm. Vấn đề là các nhà khoa học ở ta đã nghiên cứu nó như thế nào? Thiển nghĩ, ở ta mới chỉ có cố Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương (ĐHTH Hà Nội) là có những nghiên cứu sâu và nghiêm túc về vấn đề này, còn sau này các Viện này Trung tâm nọ chỉ nghiên cứu "ứng dụng", mà đôi lúc, tôi muốn thay bằng hai chữ "lạm dụng".
Tạm biệt các ông thầy bói mù lòa trung thực, lại thực sự khoa học ở chỗ "biết gì nói nấy", trong entry sau chúng ta sẽ nghe các vị Thầy bòi hiện đại luận về "ma".

------------------------------
* Kính thưa: Những chỗ màu xanh là tôi chép lại trên mạng (chungta.com hoặc khoahoc.com hoặc vatly.com hoặc quên v..v..) và có lược lại chút ít.

8 nhận xét:

  1. Bác Thien Ly ời, giả thử, tần số giao động các hạt trắng trong hình đen trên không như nhau ( chưa kể vị trí là đều cùng nằm trên đa giác đều nữa) thì sao bác?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác xem xét bức hình động của bác dưới "góc nhìn quỹ tích hình học" còn hay nữa bác ạ. ( Bỏ đi cái trò "tuế sai" giữa các "hột")
      Em không đề cập đến nội dung bài viết của bác.

      Xóa
    2. giả thử, tần số giao động các hạt trắng trong hình đen trên không như nhau ( chưa kể vị trí là đều cùng nằm trên đa giác đều nữa) thì sao ?

      Thưa bác Trần Võ Hoàng, khi đó ta sẽ chỉ nhìn thấy các hạt trắng dao động thẳng, không thấy cái "bánh xe" nữa. Chính cái "tần số như nhau" và "đa giác đều" làm ta tưởng ra cái bánh xe.

      Xóa
  2. Thưa kính bác ạ. Bác nói dững vấn đề hắc búa mà dễ hiểu với tui lắm đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu thật được vậy thì quý quá, cảm ơn bác đã đọc.

      Xóa
  3. Cảm tạ bác Lý dành tâm sức viết thường thức khoa học như thế này.

    Cái vũ trụ toàn ảnh bác nên viết kĩ thêm một chút nữa (có thể ở entry sau đi bác nhé).

    Trả lờiXóa