Chính sách che dấu tội ác chiến tranh của Nhà Trắng. |
-----------
Hơn nửa triệu lính Mỹ như Bob Kerrey, khi vác súng sang Việt
Nam đều được chính phủ Hoa Kỳ tuyên truyền là để “bảo vệ thế giới thế giới tự do” hay là “bảo vệ người dân” khỏi “hiểm họa cộng sản”. Nhưng không ít kẻ trong
số đó thật sự là những tên tội phạm chiến tranh với hàng loạt vụ giết hại hay tra
tấn dã man thường dân Việt Nam.
Luật pháp Hoa Kỳ và cả luật pháp quốc tế đều quy định quân
đội buộc phải điều tra các báo cáo về tội ác chiến tranh (War Crimes) và truy
tố những kẻ phạm tội. Nhưng tại sao những tội phạm chiến tranh như Bob Kerrey lại
không bị ra tòa?
Để trả lời câu hỏi trên, xin mời đọc cuốn Phía
sau cuộc chiến (Cựu binh Mỹ đối
diện sự thật về tội ác chiến tranh ở Việt Nam) tác giả Deborah Nelson, do
NXB Nhã Nam ấn hành năm 2010 (nguyên tác tiếng Anh The
War Behind Me: Vietnam Veterans Confront the Truth About U.S. War Crimes ).
Phía sau cuộc chiến được viết dựa trên một kho lưu trữ đã được giải mật của chính
quân đội Hoa Kỳ và các cuộc phỏng vấn với nghi phạm, người tố cáo, người sống
sót, chỉ huy cũ, các nhà điều tra, và cả các quan chức Lầu Năm Góc. Cuốn sách phơi
bầy thêm hàng loạt những tội ác chiến tranh mà binh lính Mỹ đã gây ra trong suốt
cuộc Chiến tranh Việt Nam, nhưng đã bị chính quyền và quân đội Hoa Kỳ cố tình bưng
bít.
Nói đến những tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ trong Chiến
tranh Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến vụ thảm sát Mỹ Lai. Tại ngôi làng
nhỏ này, vào ngày 16-3-1969, lính Mỹ đã sát hại 504 thường dân, trong đó phần
lớn là phụ nữ và trẻ em. Nhiều người, trước khi bị giết còn bị cưỡng bức, quấy
rối, tra tấn hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể.
Vụ Mỹ Lai được dư luận biết đến lần đầu tiên vào ngày
12-11-1969 sau khi hãng Dispactch News
Service công bố một bài điều tra của nhà báo Seymour Hersh (giải Pulitzer 1970) với những hình ảnh chi tiết ghê
rợn của vụ thảm sát. Dưới sức ép của công luận, Lục quân Hoa Kỳ đã phải tiến
hành điều tra và bốn tháng sau đó buộc phải xác nhận là việc thảm sát là có
thật và đã bị cố ý che dấu. Kết quả, ra trước tòa chỉ có một quân nhân Hoa Kỳ
là trung úy William Calley phải trả cái giá cho việc giết hại 504 nạn nhân vô
tội bằng một án tù chung thân. Án này, hai ngày sau đó lại được đích thân Tổng
thống Nixon can thiệp để rồi Calley chỉ còn phải ngồi tù có 4 tháng rưỡi, hàng đêm
vẫn có bạn gái đến thăm.
Nhưng còn có rất nhiều những vụ thảm sát thường dân Việt Nam do
lính Mỹ gây ra, trước và sau vụ Mỹ Lai, đã bị chính phủ và quân đội Hoa Kỳ tìm
mọi cách che dấu và làm cho chìm xuồng.
Sau vụ Mỹ Lai, Bộ Tham mưu Lục quân Hoa Kỳ buộc phải lặng
lẽ thu thập các tài liệu
về những tội ác, những hành động dã man mà quân đội Hoa Kỳ thường xuyên gây ra tại
Việt Nam. Sau 5 năm làm việc âm thầm, họ tập hợp được một hồ sơ gồm 9.000 trang
bằng chứng, liên quan đến vài trăm tội ác chiến tranh do quân đội Mỹ gây ra ở Việt
Nam với quy mô lớn. Tuy vậy, khác với vụ Mỹ Lai, các cuộc điều tra này không
được phơi bày công khai và cũng không đưa đến sự truy tố bất kỳ kẻ chủ
mưu quan trọng nào.
Về thực chất, hoạt động điều tra nói trên của Lục quân Mỹ
không nhằm giải quyết hoặc ngăn ngừa tội ác chiến tranh, mà là phục vụ cho
chính phủ Hoa Kỳ như là một hệ thống cảnh báo sớm nhằm bưng bít các vụ việc. Ngay
cả các quan chức Lầu Năm Góc cũng rất ít người biết về nó. Chỉ đến khoảng năm
1990, khi quân đội giải mật chúng, các tài liệu này mới được đưa ra phòng Hồ sơ
Lưu trữ Quốc gia. Lại thêm hàng chục năm nữa trôi qua trước khi một vài
học giả như Nick Turse (một sử gia của quân đội Mỹ) và nhà báo như Deborah
Nelson biết đến sự tồn tại của chúng.
Qua 9.000 trang hồ sơ, Nick Turse và Deborah Nelson đã phát hiện ra rằng các điều
tra viên quân đội đã ghi nhận ít nhất 500 cáo buộc giết người, thảm sát, tra
tấn, hành hung, cắt xẻo các bộ phận thân thể, hãm hiếp… và các tội ác chiến
tranh khác của lính Mỹ tại Việt Nam. Gần một nửa các cáo buộc đó đã được các điều
tra viên xác thực nhưng hầu như không có ai bị kết án.
Sau khi đã có trong tay hồ sơ của Lục quân Mỹ, Deborah Nelson
bắt đầu tìm kiếm và phỏng vấn những nhân chứng, nhất là những cựu binh Hoa Kỳ
có liên quan, những người đã đứng ra tố giác và cả những kẻ bị tố giác. Điều
khó khăn nhất mà Deborah Nelson đã vượt qua là làm cho những cựu binh Mỹ vốn
mang đầy mặc cảm tội lỗi và sợ hãi có thể nói ra những sự thật mà họ dấu kín
trong lòng suốt mấy chục năm. Sau đó Deborah Nelson còn đi “du lịch” đến Việt
Nam để kiểm chứng thông tin và còn khám phá thêm một số vụ thảm sát khác không
có trong hồ sơ.
Những cáo buộc về các tội ác chiến tranh trong cuốn sách này
không đề cập đến vụ thảm sát Thạnh Phong vì thủ phạm Bob Kerrey không thuộc Lục
quân, vả lại hồ sơ tội phạm của Thủy quân lục chiến Mỹ thường được hủy sau thời
hạn 25 năm. Tuy nhiên qua cuốn sách ta có thể biết tấm Huy chương Ngôi sao đồng
được “tưởng thưởng” cho Kerrey chỉ đơn giản là tương ứng theo số lượng người vô
tội bị hắn giết.
Chẳng hạn, một cựu binh Mỹ, biệt danh “trung sĩ có liên
quan”, trong những bức thư gửi đến William C. Westmoreland, khi đó là Tổng tư
lệnh quân đội Hoa Kỳ, đã viết: “Lính
trong đội bắn tỉa nói chuyện kiếm Huân chương như một chế độ tưởng thưởng. Huân
chương Ngôi sao đồng cho thành tích giết từng này người da vàng, rồi Huân
chương Ngôi sao bạc cho thành tích giết nhiều hơn. Một trong số họ bảo rằng có
một chỉ thị chính thức từ sư đoàn nói giết bao nhiêu người thì được thưởng Huân
chương nào. Lính của chúng tôi thỉnh thoảng mới đi tuần ban đêm dưới ánh sao,
còn hầu hết thời gian họ chỉ việc bắn vào bất cứ người Việt nào họ có thể thấy
trong tầm ngắm vào ban ngày cũng như vào buổi sáng sớm (Viên trung sĩ giải
thích thêm, đó là khi người dân bắt đầu ra đồng làm việc hay đi chợ). Không vũ
khí, không giấy tờ nào cho thấy đó là VC, chỉ là một người Việt chết được mặc
nhiên cho là VC ngay sau khi ngã xuống cách khoảng 250 đến 350 thước. Tôi đã
nghe thấy viên tiểu đoàn trưởng cười về chuyện bắn tỉa và nói chẳng mấy chốc sẽ
không còn các cô nông dân xinh đẹp nữa vì lính bắn tỉa sẽ giết hết họ. Ông ta
không quan tâm bọn họ bắn VC hay nông dân, ông ta chỉ cần số lượng xác cao”.
Cũng trong những bức thư nói trên, viên trung sĩ này tố cáo những
cách thức giết người của lính Mỹ để kiếm Huân chương và kể lại nhiều vụ tàn
sát, nhiều đến nỗi anh ta cho rằng “mỗi
tháng là có một Mỹ Lai”.
Về chuyện “đổ tội lên
trên”, cũng không chỉ có Bob Kerrey mới nói đến cái gọi là “chiến thuật của cấp trên”.
Cấp trên ở đây chính là viên tướng William C. Westmoreland, lúc đó là Tham mưu trưởng Lục
quân Hoa Kỳ, người đã đề xuất chiến lược chống du kích "Tìm và diệt". Hiệu quả thành công của từng chiến dịch được xác định dưa trên “thước
đo” là con số báo cáo về số lượng địch quân bị giết, và được lính Mỹ gọi là “chiến
thuật đếm xác” - “body counts”. “Thành tích chiến đấu” của các đơn vị hoàn
toàn dựa theo số tử thi đếm được, bất cần phân biệt đó là VC hay thường dân. Chính
vì thế mà mọi đơn vị tác chiến của các sư đoàn đều tìm cách “lấy” thêm “body counts” ở các đối tượng là dân thường,
gồm cả phụ nữ và trẻ em. Cuộc hành quân Speedy Express, được coi là một “chiến
thắng lớn” với con số “body counts” là
11.000 xác chết, nhưng chỉ có 748 vũ khí được tịch thu, hay trong một trận càn
tại An Hòa, đại đội 5 Thủy quân Lục chiến đã báo cáo đã giết được 278 địch quân
trong khi chỉ thu được 18 vũ khí.
Thế nhưng, nhằm chạy tội cho “trường hợp Bob Kerrey”, bằng miệng
lưỡi và ngôn từ xảo trá, tay nhà văn trở cờ Nguyên Ngọc ảo tưởng có thể liếm
sạch những vết máu đàn bà và trẻ con đã
bị thảm sát dã man trong vụ Thạnh Phong, Vì thế cái “chiến thuật” hết sức phi
nhân tính “body counts” nói trên lại
được y ta suy diễn thành “cái lý có chân”:
“Không thể diệt Việt Cộng mà không giết
dân, đàn bà và trẻ con”. Dĩ nhiên, đây chỉ là “chân lý” của riêng đám vong
nô hận quốc như Nguyên Ngọc, chứ đến bản thân kẻ thủ ác như Bob Kerrey cũng
không bao giờ dám nhờ nó để biện hộ cho những tội ác của mình.
Hồ sơ điều tra của Lục quân Mỹ cũng cho thấy, từ những năm
1970, nhiều lính Mỹ có lương tri đã cố gắng cảnh báo Lầu Năm góc và người dân
Mỹ về những tội ác chiến tranh mà lính Mỹ gây ra tại Việt Nam, tuy nhiên những tên
tội phạm chiến tranh như Bob Kerrey vẫn không bị ra tòa.
Một trong những lý do chính
yếu khiến Bob Kerrey thoát tội là theo một phán quyết mang tính tiền lệ của Tòa
án Tối cao Mỹ năm 1955 (vụ Toth), là Quân đội không thể xét xử cựu quân nhân
tại Tòa án binh vì mâu thuẫn với Bộ Luật quân sự thống nhất. Mặc dầu có một vài
tranh cãi, nhưng đến nay, Tòa án Liên bang Mỹ không xét xử những nghi phạm đã
giải ngũ, kể cả có là tội phạm chiến tranh như đối với vụ Mỹ Lai.
Ngoài ra phải kể đến chính sách bưng bít đến từ chính
người đứng đầu chính quyền Hoa Kỳ là Tổng thống Nixon. Ông ta đã ra lệnh, bằng mọi cách: “Không được để cho Lục quân bị mang lên trang nhất
(của báo chí)”. Với
sự bao che của Tổng thống và quân đội, những người tố cáo thậm chí đã bị chính
quyền theo dõi, bị đe dọa bởi chính các điều tra viên và bị tố ngược là những
kẻ nghiện ngập, bịa đặt và phản bội nước Mỹ.
Cuốn Phía sau cuộc chiến nêu lên nhiều trường
hợp như thế và trong đó, trường hợp Jonh Kerry (hiện là Bộ trưởng Ngoại giao)
là một ví dụ.
Ngày 22-4-1971, John Kerry, thành viên thuộc tổ chức Cựu binh
Việt Nam Phản chiến đã tường trình trước Quốc hội, dựa trên kinh nghiệm của
chính mình từ chiến trường Việt Nam cùng với hơn 150 quân nhân vừa giải ngũ, mà
nhiều người đã được những huân chương cao quý. Tất cả đều đứng ra làm chứng về những
tội ác của quân đội Hoa Kỳ, không chỉ là vài tội ác đơn lẻ, mà là những tội ác có
hệ thống và xảy ra thường xuyên, và tất cả mọi sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ
đều biết.
Ông tố cáo: “Quân đội
Hoa Kỳ tại Việt Nam đã hãm hiếp đàn bà con gái, xẻo tai, cắt đầu, kẹp giây
điện thoại dã chiến vào bộ phận sinh dục của tù nhân rồi quay máy phát
điện, chặt chân tay họ, cho nổ tung thân thể, bắn bừa bãi vào thường dân, san
bằng các làng mạc như kiểu Thành Cát Tư Hãn, bắn giết gia súc và chó để mua vui,
bỏ thuốc độc vào đồ ăn thức uống, tàn phá làng mạc Việt Nam vốn đã bị dội bom
tan nát bởi quân đội chúng ta”.
Kerry còn nói đến những chiến thuật man rợ khác như “tàn sát với lửa” (reconaissance by fire)
có nghĩa là xả đạn bừa bãi vào mọi vị trí khi tiến vào làng, “khiêu khích và ngăn chặn bằng lửa” (harassment
and interdiction fire) có nghĩa là nã đại pháo liên tục vào các làng mạc
hay “khám xét Zippo” (Zippo inspection)
có nghĩa là đốt nhà và “mò tôm”, tức là đẩy tù nhân từ máy bay
trực thăng xuống…
Tuy nhiên, ngay sau đó, chính
quyền Nixon đã tiến hành những chiến dịch ngầm để làm mất uy tín Kerry. Tổng
thống và các quan chức Lầu Năm góc đã phối hợp với một tổ chức đối địch mang
tên Cựu chiến binh Việt Nam vì Hòa bình
và Chính nghĩa để công khai bôi nhọ những lời buộc tội nói trên là phóng đại, gian lận và phản bội, thậm
chí đó còn là mưu đồ của Cộng sản nhằm
làm suy yếu các nỗ lực chiến tranh. Cho đến giữa thập niên 1980, những
người tố cáo tội ác hầu như đều phải câm lặng.
Tranh cãi một lần nữa nổi lên
vào năm 2004 khi John Kerry ra tranh cử Tổng thống. Để đánh bại ông, đối thủ
của ông lại tiếp tục yêu cầu ông từ bỏ các tường trình của mình năm 1971. Vào
thời điểm này, tướng về hưu John Johns, thành viên chủ chốt trong “nhóm Công tác về tội ác chiến tranh ở Việt
Nam”, tức là những người đã tham gia nghiên cứu và che dấu 9.000 trang hồ
sơ điều tra của Lục quân Mỹ đã nhắn tin liên tục cho Trung tâm chỉ huy
chiến dịch vận động của Kerry để thông tin rằng mình có thể chứng minh Kerry
đúng nhưng thật đáng tiếc, đã không có ai trả lời.
Cho dù thế nào thì chính trong
thời gian đó, việc hồ sơ điều tra của Lục quân Mỹ bị phanh phui đã minh chứng cho những sự thật mà John Kerry đã tố cáo.
Không chỉ có những vụ thảm sát đã được điều tra (và bưng bít), tướng John Johns
còn cho biết thêm:
“
Các hồ sơ điều tra tội ác chiến tranh chỉ là những bước đầu tiên. Hàng chục nghìn
dân thường Việt Nam đã chết trong những vụ tàn sát không được điều tra như là
tội ác chiến tranh. Đã có những cuộc tấn công không được phép trong khu vực tự
do bắn phá và những vụ phóng hỏa bừa bãi vào làng mạc đông dân cư, và chương
trình Phượng Hoàng cho phép tử hình hàng nghìn người Việt Nam bị nghi ngờ giúp
đỡ đối phương”.
Tại sao “mỗi ngày có một Mỹ Lai” như thế mà rất
ít người dân Hoa Kỳ biết đến? Hoặc nếu biết đến thì người ta cũng chỉ biết đến vụ
việc một Mỹ Lai với thủ phạm duy nhất là viên trung uý William Calley.
Có thể nói, chiến dịch nhằm che
dấu những tội ác chiến tranh ở Việt Nam của chính quyền và quân đội Hoa Kỳ cho đến
nay không phải là đã hết tác dụng.
------
Bìa sách Phía sau cuộc chiến, Nhã Nam xuất bản năm 2010 |
Thông
tin về tác giả:
Deborah Nelson là Giáo sư
thỉnh giảng tại Đại học Báo chí thuộc Viện Đại học Maryland tại College
Park. Trước đó, bà là biên tập viên và phóng viên điều tra của các tờ báo
lớn như Los Angeles Times,Washington Post, Seattle
Times và Chicago Sun-Times, từng giành giải thưởng Pulitzer cho loạt
bài phóng sự điều tra năm 1997 và là biên tập viên dự án cho các loạt bài phóng
sự điều tra giành Pulitzer vào các năm 2000 và 2002. Bà còn là cựu Chủ tịch hội
các Phóng viên và Biên tập viên chuyên về Điều tra trong ban quản trị của “Fund
for Investigative Journalism”.
Chúng nó cố gắng ngụy biện lòng vòng đánh tráo lạc đề bằng trường ca 'thù hận' với 'tha thứ' với 'hòa giải'. Chúng cố nhập nhèm đánh lận con đen, giơ ra những chiêu bài này để làm lá chắn, làm khiên đỡ, để thanh minh thanh nga chống đỡ dư luận trong tuyệt vọng.
Trả lờiXóaRõ ràng đến giờ bạn bè đồng nghiệp và người nhà của tôi chưa thấy ai chửi Kerrey hay chửi Mỹ mà toàn chửi lũ súc vật cuồng Mỹ biện hộ cho Kerrey. Cũng chưa thấy ai bảo là không nên hòa hiếu hòa giải với Mỹ. Chủ đề, đề tài ở đây là một thằng thảm sát man rợ có tiền án cắt cổ mổ bụng như Kerrey không thể làm Chủ tịch liên quan đến giáo dục VN.
Mọi người họ chửi bầy chó đang sủa thay cho Kerrey. Chửi các luận điệu ngụy biện khiếp đảm 'bào chữa' cho Kerrey. Trong đó khiếp đảm nhất là các luận điệu của Nguyên ngọc, ngụy biện chạy tội trực tiếp cho hành vi thảm sát mổ bụng moi gan cắt cổ. Nguyên Ngọc và Việt Tân bảo phải thảm sát mổ bụng cắt cổ trẻ thơ và cụ già thì mới giết được Việt Cộng. Muốn giết Việt Cộng thì phải thảm sát cả làng, cắt cổ mổ bụng trẻ em và bà già, gà chó không tha. Đây là lũ súc vật thú đội lốt người và địa ngục sẽ chờ chúng, chúng sẽ gặp quả báo và chịu hậu quả tàn khốc.
Cả thế giới đều biết đưa kẻ thảm sát man rợ cỡ đó lên làm Chủ tịch trường học hay liên quan đến giáo dục, nhất là ở quốc gia nạn nhân, là chuyện bố láo mất dạy, hay ít nhất là không bình thường, thô bỉ, trò lố lăng lố bịch, bỉ ổi đê tiện. Chỉ có ở các nước hậu thuộc địa mới có 1 lũ vẫn còn tâm thế nô lệ hèn mạt đến độ này. Chúng đáng bị giết bị đập chết như những con chó săn ghê tởm nhất.
Như thế rõ ràng, kẻ bị căm thù, kẻ bị coi là kẻ thù hiện nay không phải là Kerrey hay bất cứ ai từng gây thảm sát thời xa xưa. Mà chính là bầy đàn chó dại thuộc địa bị mặc bệnh dại cuồng Mỹ, cuồng tín, điên cuồng đến mức không còn phân biệt được phải trái, trắng đen. Chỉ cần ngửi thấy mùi thúi của cục phân Mỹ là nhảy vào bảo vệ như bầy chó trung thành bảo vệ ông chủ. Hèn và Nhục lắm!
Người ta hỏi ngược lại tội ác CS đã được xét xử như thế nào thì cũng kẹt hỉ?
Trả lờiXóaCô còn nhớ vụ "cái gì liên quan đến PG, Diệm đốt sạch, giết sạch..." cô trích từ nhà văn nằm vùng Vũ Bằng?
Trả lờiXóaVậy đừng "chỉ" trích (không phải "chỉ trích"), cái này anh đã dạy cô nhiều lần, bởi nếu chỉ trích có thể chứng minh cái gì đó, anh cũng sẽ chỉ trích, tất nhiên từ nguồn khác còn đáng tin cậy hơn, để chứng minh điều ngược lại.
Chẳng hạn, ở đây: http://www.paulbogdanor.com/left/vietnam/hochiminh.html
"The village chief and his wife were distraught. One of their children, a seven-year-old boy, had been missing for four days. They were terrified, they explained to Marine Lt. Gen. Lewis W. Walt, because they believed he had been captured by the Vietcong.
Suddenly, the boy came out of the jungle and ran across the rice paddies toward the village. He was crying. His mother ran to him and swept him up in her arms. Both of his hands had been cut off, and there was a sign around his neck, a message to his father: if he or any one else in the village dared go to the polls during the upcoming elections, something worse would happen to the rest of his children."
[Vợ chồng trưởng thôn hốt hoảng, thằng bé mất tích đã 4 ngày. Đột nhiên nó xuất hiện ở bìa rừng, chạy băng qua đám lúa về phía ngôi làng. Mẹ nó chạy đến ôm lấy nó. Hai bàn tay nó đã bị cắt cụt, một tấm biển đeo trên cổ, gởi bố nó: nếu ông hay bất cứ ai trong làng đi bầu trong kì bầu cử tới, điều khủng khiếp sẽ đến với những đứa con còn lại của ông]
hay
"In such fashion did the storm of terror break over South Vietnam. In 1960, some 1,500 South Vietnamese civilians were killed and 700 abducted. By early 1965, the communists’ Radio Hanoi and Radio Liberation were able to boast that the VC had destroyed 7,559 South Vietnamese hamlets. By the end of last year, 15,138 South Vietnamese civilians had been killed, 45,929 kidnaped. Few of the kidnaped are ever seen again."
[Trong năm 1960, khoảng 1500 thường dân miền Nam bị giết và 700 khác biến mất. Đến đầu 1965, Đài phát thanh Hà Nội và Quân Giải phóng khoe thành tích VC đã phá hủy 7559 ngôi làng. Đến cuối năm ngoái, 15138 thường dân miền Nam bị giết, 45929 bị bắt cóc. Rất ít trong số bị bắt cóc được nhìn thấy lại.]
Bài viết từ 1968, một trong những năm khốc liệt nhất trong chiến tranh VN.
That's it. Thế đấy.
tội ác của Mỹ là kinh khủng
Xóathì cứ xem formosa hôm nay thì biết liền
Trả lờiXóa