Dẫn:
Chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, hiệu Mính Viên, tự Giới
Sanh, sinh tháng 10 năm Bính Tý (1876) tại làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang
Thượng, huyện Hà Đông (nay là xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).
Năm 1904, cụ cùng các sĩ phu yêu nước nổi tiếng đương thời như Phan Châu Trinh,
Trần Quý Cáp, Lương Văn Can… khởi xướng phong trào Duy Tân, tích cực vận động,
tuyên truyền trong nhân dân tinh thần yêu nước, đấu tranh đòi chính quyền thực
dân thực hiện cải cách với tinh thần “khai
dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho
người dân… Năm 1908 cụ bị thực dân Pháp bắt đày đi Côn Đảo.
Cách mạng Tháng Tám thành công, cụ Huỳnh Thúc
Kháng được Cụ Hồ mời tham gia
Chính phủ lâm thời với cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đầu năm 1946, cụ làm Chủ
tịch hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam. Tháng
5-1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Pháp, cụ được giao giữ chức vụ Quyền
Chủ tịch nước. Với trọng trách được giao, cụ vừa góp phần tích cực xây dựng,
củng cố chính quyền cách mạng, vừa đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá của
các thế lực phản động.
Sau
thời gian 13 năm bị thực dân Pháp đầy đi Côn Đảo (1908-1921), năm 1926, cụ Huỳnh ra ứng cử nghị viên Viện Dân biểu Trung
Kỳ và trúng
cử với số
phiếu 624 trên tổng số 644 phiếu cử tri và được bầu làm Viện trưởng. Trên
cương vị này, cụ Huỳnh đã nhiều lần đấu tranh chỉ trích những chính sách hà khắc của chính quyền thực
dân về việc nhũng lạm, sưu thuế, giáo
dục đồng thời đặt ra những yêu cầu mở rộng quyền tự chủ cho dân tộc.
Tất nhiên, những đề nghị cải cách của cụ Huỳnh đã
vấp phải sự chống đối quyết liệt của chính quyền thực dân, đặc
biệt là từ phía Jabouille, Khâm sứ Trung Kỳ. Ngày
2-10-1928, cụ Huỳnh đệ đơn từ chức chức Viện trưởng Viện Dân biểu Trung kỳ.
Ngày 1-10 năm nay, Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 140
năm ngày sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng, Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa sẽ được Nhà nước ta long trọng tổ chức tại Quảng Nam, quê hương cụ. Nhân
dịp này, xin trân trọng giới thiệu Bài diễn văn do cụ Huỳnh Thúc Kháng đọc vào buổi chiều ngày 1-10-1928 tại Viện dân biểu Trung kỳ, một ngày trước khi từ chức Viện
trưởng.
Tư liệu chép lại từ bản số hóa, chụp lại bản in tại Huế, năm
1929.
------
bài rất ý nghĩa
Trả lờiXóa