Niềm vui chiến thắng |
--------------
Lần đầu
tiên trong lịch sử, bóng đá
Việt Nam đoạt ngôi Á quân trong một
giải đấu chính thức của châu lục. Ngoài ngôi vị Á quân Châu Á, U23 Việt Nam cũng nhận giải thưởng Fair - play từ AFC.
Nhìn lại vòng chung kết, U23 Việt
Nam chính là đội thi đấu tạo nên nhiều cảm xúc nhất. Bị đánh giá thấp nhưng
thầy trò HLV Park Hang-seo liên tục gây bất ngờ. Họ đã đánh bại Australia, hòa
Syria ở vòng bảng, sau đó quật ngã Iraq rồi Qatar tại vòng đấu loại trực tiếp
bằng những loạt sút luân lưu.
Trong trận chung kết với Uzbekistan - đội bóng vừa mới đè bẹp Hàn Quốc và Nhật Bản bằng các
tỷ số 4-0 và 4-1, dù phải thi đấu với điều kiện thời tiết và sân bãi quá khắc
nghiệt, cộng thêm thể lực bị bào mòn do hai trận trước đều đã phải vắt sức thi
đấu đến hơn 120 phút nhưng U23 Việt Nam vẫn trình diễn một lối đá đầy bản lĩnh và thuyết phục và chỉ chịu thất bại sát nút 2-1 ở phút áp chót của hiệp phụ cuối
cùng.
Không chỉ có U23 làm nên
kì tích, năm 2016, đội tuyển U16 và U19 của Việt Nam đều vào đến bán kết các
giải U16 và U19 châu Á. Năm 2017, chúng ta có U17 vào chung kết U20 World Cup
2017. Nhưng xin nhắc lại, giải U23 Châu Á là một giải đấu chính thức của châu lục
Hưởng trái ngọt, và biết ơn
người trồng cây, đó là đạo lý chung của cả dân tộc. Thành phần đội tuyển U23
hiện nay, (được rèn luyện một cách rất bài bản cả về văn hóa, ngoại ngữ, chứ
không chỉ mỗi kỹ năng chơi bóng), là quả ngọt có được từ công tác đào tạo cầu
thủ trẻ, chủ yếu từ các “lò” Hà Nội và HAGL của các ông “bầu” Hiển và “bầu” Đức.
Người khởi xướng đầu tiên, chính
là ông “bầu” Đức. Năm 2007, ông Đức chặt bỏ
5 Ha cao su lúc bấy giờ đang “hái ra vàng” đồng thời bỏ thêm tiền mở Học viện HAGL Arsenal -
JMG, đào tạo lứa đầu tiên gồm 15 “nhóc” với những cái tên bây giờ nổi đình đám, là Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân
Trường…
Bộ ba Xuân Trường, Công Phượng và Tuấn Anh đang "đá" trên bàn ăn tại học viện HAGL Arsenal - JMG
Ông Đức
cũng là người đầu tiên bỏ tiền thuê đặt biển quảng cáo Hoàng Anh Gia Lai – Việt
Nam ngay tại sân Emirates của đội bóng lừng danh Arsenal, ở thủ đô Anh Quốc.
Hai chữ Việt Nam lần đầu xuất hiện trong giải ngoại hạng Anh |
Và ông Đức cũng chính là người phải hứng chịu nhiều “gạch
đá” từ giới chuyên môn và cả báo chí khi đã cùng lãnh đạo VFF sang Hàn Quốc mời HLV Park Hang- seo, một “ông thầy ngủ gật” về dẫn dắt
đội tuyển U23. Chuyện mới xảy ra cách đây chừng vài tháng, xin những ai đã từng ném đá ông Đức và ông Park (may thay, ông này chưa đọc được tiếng Việt) chớ vội quên.
Báo chí nước ngoài gọi những chiến thắng của tuyển U23 Việt Nam là những cơn địa chấn. Còn người Việt coi chiến công của U23 Việt Nam là
“kỳ tích” thật cũng không phải là quá lời. Đó không chỉ đơn thuần là một chiến công
trong một môn thể thao được mệnh danh là thể thao vua, đó còn là một chiến công của lòng quyết tâm, ý chí quật cường,
tinh thần kỷ luật và vượt khó, là biểu tượng của văn hóa Việt Nam và lòng tự
hào dân tộc.
Vì vậy, việc người hâm mộ cả nước phấn khích,
hân hoan đến cuồng nhiệt trước thắng lợi của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam là điều
hoàn toàn chính đáng. Người dân Việt Nam có quyền chúc mừng cho đội tuyển U23
của họ, có quyền tự hào, có quyền kiêu hãnh về một chiến thắng thể thao ở một
giải đấu tầm cỡ châu lục mà rất nhiều đất nước phát triển, lắm tiền nhiều của và cũng không
kém tham vọng, như Trung Quốc, Nhật, Hàn, Australia và Qatar có muốn cũng không
thể giành được.
Người dân cả nước hân hoan theo dõi
từng chiến công của đội tuyển U23 Việt Nam và hân hoan xuống đường cùng với cờ
đỏ sao vàng. Niềm vui và lòng tự hào dân tộc vỡ òa
trong chiến thắng, tất cả hòa chung một cảm xúc thăng hoa, không còn ranh giới
về tuổi tác lớn nhỏ, địa vị sang hèn. Đã có rất nhiều nụ cười và cả nước mắt. Cả đất nước thể hiện tinh thần đoàn kết
và niềm tự hào dưới bóng cờ đỏ sao vàng.
Ấy vậy
mà rải rác đây đó vẫn có những kẻ máu đỏ da vàng mang danh “nhà dân chủ” hay vài tay chăn
chiên tỏ ra cay cú vì chiến thắng lịch sử của tuyển U23 Việt Nam.
“ Địt mẹ cái bọn đéo thích bóng đá, đéo thích tận hưởng niềm vui và sự
thăng hoa cảm xúc, của U23 mang đến, thì tốt nhất câm con mẹ chúng mày mồm. Chứ
đừng lôi Fomosa, giá xăng, rồi Hoàng Sa, Trương Sa ra đây mà so sánh. Rồi nói
rằng đất nước còn nhiều cái lo, đéo lo lại đi cổ vũ bóng đá. Nhiều nước trên
thế giới họ còn đói hơn Việt Nam, ví dụ như những nước châu phi... !
Nhưng khi thể thao mang lại kết quả tích cực, mang lại niềm vui chiến thắng,
thì hầu hết tất cả mọi người tạm gác tất cả những chuyện khác, để tận hưởng
niềm vui! Đó là điều xảy ra rất tự nhiên và là đương nhiên. Vì nó thuộc
về cảm xúc tự nhiên của từng cá nhân, chứ mắc mớ đéo gì đang tận hưởng niềm
vui, mà thể thao mang đến cho tất cả mọi người. Tự nhiên lại bắt bố phải
nghĩ về giá xăng, Fomosa, Hoàng Sa, Trường Sa. Mà chúng mày lôi chuyện chính
trị vào thể thao để làm cái lồn gì thế nhỉ!!?”
----------
bọn cẩu nô thì chuyện gì chúng cũng xuyên tạc
Trả lờiXóa