Mình vốn dốt đặc về thơ, ấy thế mà vào
dịp đầu năm nay, bỗng có hứng đọc thơ, thế mới đểu, hehehe.
Đầu tiên là khoái bài thơ "Tổ quốc, nửa bàn chân dính bùn và máu" của tác giả Đông La, bài này đưa lên lóc ngay bữa tết Tây, người đọc đông ra
phết nhưng chỉ có độ chục cái còm phản hồi. Nhìn chung là các “chiến tướng đá
rất hay, mọi nhẽ” đều chơi trò “bỏ bóng đá người” cả, tức là chả thiết quan tâm
gì tới phần thơ của tác giả, nhưng cũng có còm sĩ khi đọc bài thơ trên xúc động
qua đến mức chập mạch hay sao ấy, nên chỉ còn biết thốt lên “Ẳng ẳng ẳng”, hay “Hố
hố” làm mình vui lây tủm tỉm suốt ba ngày tết.
Nhưng mà thôi, khen chê thì cũng bằng
thừa, bài này đã được Tạp chí Văn nghệ Quân đội trao giải thưởng thơ năm 1998, thế
là đủ.
Vả lại, đúng như blogger Hòa Bình đã
bình luận: “Bài thơ của bác Đông La là
một phép thử lòng người, ai đọc chậm từng câu chữ và rung động, lặng người, ai
đọc lướt rồi nhếch mép bỏ đi sẽ nói lên họ là người thế nào”.
Bài thơ nữa mình khoái là bài thơ “Chuyện
đã có gì đâu”, bài này trước đây mình đã được đọc trên lóc Trà chanh chém gió của cậu
DG hoành aka Dái Ghẻ, nay bỗng thấy lù lù “trồi
lên, lộng lẫy và kiêu sa”, cả một
đùm một đề gồm 3 bài trên báo Tiền Phong, với cái tên tác giả lẫy lừng và lạ lẫm là Phạm
Khánh Sơn, hóa ra y là một đồng nghiệp với mình, và tộ sư hehe, y phải gọi mình bằng Cụ.
Chiều
nay anh về vội
Lòng nhẹ
tênh, hẳn rồi
Nhớ gì
đâu, tóc rối
Thương
gì đâu, xa xôi…
Ai thích thì có thể đọc toàn bộ ở đây http://www.tienphong.vn/van-nghe/chum-tho-pham-khanh-son-806260.tpo
Tài thật, tài thật hehehe, chả biết cậu
Dái ghẻ nhà mình “ăn cắp” thơ tác gia Phạm Khánh Sơn hay Phạm Khánh Sơn tác gia
“ăn cắp” thơ cậu Dái nhà mình đây nữa, chỉ biết là tài thật, tài thật, hehehe, tiên sư Cậu!
Thoáng chút ghen tỵ, cậu Dái Ghẻ lắm thơ, thơ
lại hay, được đăng báo, trong khi đó, cụ Lý đây vào hội Nuôi chim bướm cảnh đã lâu năm mà mãi chẳng són ra được bài nào
thì coi sao đặng, coi sao đặng? Bèn âm thầm lén lút gõ hai chữ “Nỗi lòng” vào google!
Lập tức sổ ra một đống “Nỗi lòng”. Khiếp, toàn
thơ Cụ Diệm, cố tổng thống VNCH Đệ nhất!
Đọc rồi mới biết đó là bài thơ mà lâu nay
các anh Cờ vàng hoài Ngô có “lời đồn” (cấm nái lói) là do Ngô “Chí sĩ” viết vào
năm 1953, khi còn đang “lê gót quê người” ăn mày Đức Cha Đức Chúa đâu đó bên trời
Âu Mỹ.
Gươm đàn
nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến:
thuyền không, lái cũng không!
Xe muối
nặng nề thân vó Ký
Đường
mây rộng rãi tiếc chim Hồng
Vá trời
lấp biển người đâu tá?
Bán lợi
mua danh chợ vẫn đông!
Lần lữa
nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào
đợi khách, thuở nào trong?
Trên mạng, bài thơ này xuất hiện lần đầu
vào tháng 10 năm 2003, do ông Trần Việt Yên ở San Jose đã đăng lên và tán dương
tài thơ Cụ Diệm. Ông Yên kể lại, thì hóa ra cũng nghe “lời đồn” từ một ông Lệ Khanh nào đó như vậy. Từ đấy đến nay cứ mỗi
dịp gần đến ngày đầu tháng 11 hàng năm, ngày anh em ông Diệm tan xác pháo dưới
tay các tướng sĩ và chính quan thầy của mình thì các anh Cờ vàng hoài Ngô hải
ngoại lại moi cái “lời đồn” ấy ra mà ngậm
ngùi ngâm nga xướng họa. Gần đây nữa thì đến lượt bố con mấy nhà rân trủ trong nước, (như
bố con nhà các anh Tường Thụy hay anh Công Định chẳng hạn) cũng lau nha lau nhau
hưởng ứng.
Nhưng lạ một cái là họ không biết, rằng bài thơ
này đã được in trên giấy cách đây đến mấy chục năm rồi, trong cuốn “Chơi chữ”
của cụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, do Tủ sách Nam Chi Saigon xuất bản từ năm 1970 và tác giả thì đã được chỉ rõ, hoàn toàn không
phải là Cụ Diệm, tức Ngô “Chí sĩ” của họ.
Mà Cụ Diệm, thời chưa được suy tôn là “chí
sĩ”, thì vốn xuất thân trường Tây, và phải nhờ đến một món “cải cách giáo dục” khá
độc đáo lúc bấy giờ, do Thượng thư Nguyễn Hữu Bài (thông gia nhà Cụ Khả, thân sinh ra Cụ Diệm) đề xuất, quy
định người nào có văn bằng tốt nghiệp Trung Học Pháp, thì được phiên ngang sang
Tú Tài Hán Học. Nhờ có cú vớt "cải cách" ấy mà Cụ Diệm mới đủ điều kiện thi vào trường
Hậu Bổ và có vậy, thì sau này mới được làm quan. Quy định này chỉ tồn tại một thời
gian ngắn, rồi thì bị bãi bỏ ngay, tất nhiên là đủ để cho Cụ Diệm và một vài cậu ấm
con quan đã tận hưởng trọn vẹn suất “ưu tiên” cái đã.
Dưới đây là ảnh chụp hai trang 173, 174
liên quan đến bài thơ trên trong cuốn sách “Chơi chữ” của cụ Lãng Nhân Phùng Tất
Đắc, trong đó chỉ rõ tác giả bài thơ là cụ Nguyễn Sĩ Giác, một bậc uyên thâm Hán học. Cụ Nghè Nguyễn Sĩ Giác, tự Trọng Ngọc, hiệu Tấn Thần, sinh năm 1880, mất năm 1974, đỗ Tiến sĩ khoa thi Hán học cuối cùng vào năm Duy Tân thứ 4 (1910). Thời cuốn sách "Chơi chữ" in ra lần thứ 3 (1970), cụ đã về nghỉ, còn trước đó thì cụ vẫn dạy Hán học tại các Đại học Văn Khoa và Sư Phạm Saigon.
Điều đáng lưu ý là ở đây có vài chữ khác (in đậm) so với thơ (lời đồn) của Cụ Ngô ở trên:
Gươm đàn nửa gánh muốn (quẩy?) sang sông
Gươm đàn nửa gánh muốn (quẩy?) sang sông
Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không!
Xe muối nặng nề thương (thân?) vó Ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng
Vá trời lấp biển người đâu vắng (tá?)?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông!
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi nước (khách???), thuở nào trong?Những chữ khác nhau này còn cho thấy bản do cụ Lãng Nhân chép trong "Chơi chữ" Đường luật "thứ thiệt" và thâm thúy hơn so với bản (đồn là) của Cụ Ngô, như dùng chữ "thương" ở câu 3 thì mới đối chỉnh với chữ "tiếc" ở câu 4, và dùng chữ "vắng" ở câu 5 để đối với chữ "đông" ở câu 6. Chữ "nước" ở câu cuối hay và đa nghĩa (nước sông, non nước, nước cờ) hơn chữ "khách" quá tệ hại của thơ (đồn là) của Cụ Ngô. Cụ Ngô "đợi khách" à? "Khách" nào? Vô duyên thấy mẹ, tự nhiên làm cho người ta liên tưởng đến thành ngữ "thằng ngô con đĩ"!
---------------
(*) Bài Tặng Bùi Công ( Cụ Hồ tặng cụ Bùi Bằng Đoàn, thân sinh ông Bùi Tín)
----------
Khán thư
sơn điểu thê song hãn
Phê trát
xuân hoa chiếu nghiễn trì
Tiệp báo tần lai lao dịch mã
Tư công
tức cảnh tặng tân thi.
(Xem
sách chim rừng vào cửa đậu
Phê văn
hoa núi ghé nghiên soi
Tin vui
thắng trận dồn chân ngựa
Nhớ cụ
thơ xuân tặng một bài.)
Cụ Bùi họa lại:
Thiết
thạch nhất tâm phù chủng tộc
Giang
sơn vạn lý thủ thành trì
Tri công
quốc sự vô dư hạ
Thao bút
nhưng thành thoái lỗ thi
(Sắt đá
một lòng vì chủng tộc
Non sông
muôn dặm giữ cơ đồ
Biết
Người việc nước không hề rảnh
Vung bút thành thơ đuổi giặc thù)----------
Đầu năm mới, thấy bác Lý nhà ta giỡn chơi cũng chữ nghĩa thế này, các văn nhân chắc phát sốt đây !
Trả lờiXóaVề thơ của Ngô chí sĩ, hình như, còn có bài nữa bác Lý à. Tương truyền là lúc đi tham bác nền công nghiệp và nông nghiệp hiện đại của Đài Loan, thì Ngô chí sĩ có làm bài thơ nào đó đấy. Bây giờ, chưa rảnh để tìm lại được. Khi nào có dịp, mà tìm ra, sẽ post tặng bác Lý nhé.
Bài thơ bác Giao nói có phải đăng trong một tờ tuần báo ở Saigon hồi ông Diệm còn làm Tổng thống, ký tên tác giả là Ngô Đình Diệm?
XóaBài thơ tám câu như sau:
Có bệnh chi mà tớ cũng điên
Không tham quan tước, chẳng tham tiền
Trăm khôn e mắc muôn điều dại
Một dại mà xong, môt chuyện phiền
Rắn rết gớm ghê lời độc địa
Rồng mây mặc kệ chuyện huyên thuyên
Người đời cười tớ là điên dại
Tớ lại cười ai giả thánh hiền!
Nhớ trước có đọc ông Lê Xuân Nhuận trên các diễn đàn thư tín hải nghoại, ông Nhuận có viết như sau:
XóaFrom: Thanh-Thanh
Date: Wednesday, November 17, 2010, 11:53 PM
Subject: Re: Fw: Tho cua Ong Ngo Dinh Diem
Kính Quý Vi Hữu,
Theo thiến ý, thì nếu "bài thơ này được đăng báo khi Ông Diệm còn làm Tổng Thống," thì hẳn bản-thân tôi cũng đã được hân-hạnh học-tập và (vì tôi là một thuyết trình viên đáng kể tại Huế trong các buổi "học tập chính trị và công dân giáo dục" do Cố Vấn Ngô đình Nhu chỉ đạo cho toàn quốc và bắt buộc mọi cơ quan quân chính đều tổ chức tại công/quân-sở hằng tuần) tôi phải phố biến lại cho mọi "học viên" cùng học tập; và các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà yêu văn nghệ, v.v... hẳn cũng đã đua nhau bình giảng tràn lan... - và hẳn là các thân-thuộc cũng như công-thần của Ngô Thi Sĩ cũng đã phổ biến tùm lum, và không thể nào quên lãng một quốc bảo như thế lâu đến thế, để mãi đến hôm nay mới có người sực nhớ ra bài thơ ấy, mà lại "không nhớ đầu đề" (cũng như ông Lệ Khanh và ông Trần Việt Yên còn rao thêm là có cả một mục-sư tên Hồ Xuân Phong (?) cho hay là ông Ngô Đình Diệm còn có một bài thơ thứ hai nữa, nhan đề “Tóc Bạc”, sáng-tác vào thập-niên 1960 (thời-gian ông Diệm đã đạt-nguyện), mà mục-sư ấy không nhớ, chỉ nhớ một bài họa lại của một “nữ sĩ vô danh” vào năm 1963 (là năm cuối-cùng của Tổng-Thống Diệm) mà bài hoạ lại ấy mãi đến hôm nay cũng chưa thấy đưa ra -
Rất cám ơn và xin kính chúc Quý Vi Hữu luôn luôn an vui.
Thực ra mình nghĩ cụ Diệm dư sức mần thơ, kể cả Đường luật, vì cụ từng đỗ thủ khoa trường Hậu bổ kia mà.
XóaỒ, Khoằm tìm đâu ra của độc thế ?
XóaNhưng mà không phải bài đó đâu. Mình chưa tìm lại bài đó, nhưng tựa như Ngô tổng thống làm thơ khi đi thăm thú Đài Loan với Tưởng tổng thống. Để mình tìm và post khi có dịp.
Trong trang của ông Lê Xuân Nhuận các bác ạ http://lexuannhuan.tripod.com/NgoDinhDiem.html
XóaNgoài lề một chút Cụ nhé, qua việc đọc blog của cụ, em đoán cụ người Ninh bình
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaCụ Lý vẫn chưa đào tạo thằng này à? Sao cụ lại thả rông nó thế ?
XóaCháu nó có ưu điểm là yêu thơ, thở ra toàn thơ. Nhưng có nhược điểm là thơ của cháu nó toàn ra thẩn.
XóaThỉnh thoảng cho cháu nó xổng chuồng ra góp vui "phởn biện" với các bác tý, bác Thuần Việt thông củm. Khi nào các bác cáu, tôi lại xích nó ở ngoài cột điện.
Cụ Tú Mỡ có thơ chởi thằng Diệm là Ba đời bán nước ba đời gian manh
Trả lờiXóaThế ạ bác, tôi chưa biết.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaÀ mà cụ Lý, Phạm Khánh Sơn là tên thằng Dái con cụ ạ.
Trả lờiXóa