Oh! Mon fils, je ne suis pas Charlie! (Ồ, con trai, ta đâu phải là Charlie!) |
Một ngày sau vụ tấn
công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo, trong một tuyên bố chung, 4 nhà lãnh đạo Hồi giáo hàng đầu nước Pháp và tòa thánh Vatican đã lên án vụ tàn sát đẫm máu làm 17 người thiệt mạng tại Paris và cảnh báo rằng thế
giới sẽ là một nơi nguy hiểm nếu không có tự do báo chí, nhưng cũng nhấn
mạnh rằng truyền thông cần phải tôn trọng tôn giáo.
Hôm 15-1-2015, trên đường tới Philippines, Giáo hoàng Francis phát biểu rằng tự do ngôn luận không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ để nói lên suy nghĩ
của mình vì những lợi ích chung, và điều gì cũng cần có giới hạn.
"Có
rất nhiều người nói xấu tôn giáo nói chung, hoặc nói xấu tôn giáo khác. Ta
không được khiêu khích. Ta không được xúc phạm đức tin của người khác. Ta không
thể lấy đức tin của người khác để nhạo báng. Điều gì cũng có giới hạn của nó".
Vào thời điểm vào
khoảng 5 tuần trước khi vụ nổ súng do hai kẻ Hồi giáo cực đoan gây ra tại trụ
sở tòa báo Charlie Hebdo, chiều 30-11-2014, sau chuyến thăm Thổ nhĩ
kỳ, trên chuyến bay dài 2 giờ 40 phút từ Istanbul về Roma, đức Giáo
hoàng Francis đã có một cuộc họp báo với sự tham dự của các ký giả tháp
tùng Ngài.
Trả lời câu hỏi của một
nữ ký giả đài truyền hình Thổ nhĩ kỳ về sự kỳ thị đối với Hồi giáo, đức Giáo
hoàng nói rằng:
"Ðúng
vậy, đứng trước những vụ khủng bố, không những ở vùng Trung Ðông, nhưng cả tại
Phi châu nữa, người ta phản ứng và nói: "Hồi giáo không phải như
vậy!" Bao nhiêu tín hữu Hồi giáo cảm thấy bị xúc phạm vì những hành vi
khủng bố nhân danh Hồi giáo như thế! Coran là một cuốn sách hòa bình, là một
sách ngôn sứ hòa bình. Những vụ khủng bố không phải là Hồi giáo. Tôi tin như
thế, và người ta phải nói thành thực rằng không phải mọi tín hữu đạo Hồi là
những kẻ khủng bố, cũng như không thể nói mọi Kitô hữu là những người cực đoan,
vì trong Kitô giáo cũng có những người cực đoan. Trong mọi tôn giáo đều có
những nhóm nhỏ như vậy!”
Một nữ ký giả khác hỏi đức Giáo Hoàng về ý nghĩa của sự kiện Ngài đã dành ra 2 phút cầu
nguyện khi đến thăm Ðền thờ Xanh của Hồi giáo tại Thổ nhĩ kỳ, vào buổi sáng ngày 29-11-2014.
Ðức Giáo hoàng đáp: "Tôi đến Thổ Nhĩ kỳ như một người hành
hương, chứ không phải như một du khách. Tôi đến đó với lý do chính là mừng lễ
thánh Anrê Tông đồ và chia sẻ với Ðức Thượng Phụ Bartolomeo. Nhưng khi tôi đến
Ðền thờ Hồi giáo, tôi không thể nào tự nhủ: "A, bây giờ tôi là du khách!".
Tôi đã viếng Ðền thờ tuyệt vời, và khi vị Mufti giải thích cho tôi nhiều điều,
một cách rất dịu dàng, cả kinh Coran, cũng nói về Mẹ Maria và Gioan Tẩy Giả,
ông giải thích cho tôi mọi điều, chính lúc ấy tôi cảm thấy cần cầu nguyện. Và
tôi nói: "Chúng ta hãy cầu nguyện một chút! và ông cũng đồng ý. Tôi đã cầu
nguyện cho Thổ nhĩ kỳ, cho hòa bình, cho vị Mufti, cho tất cả, và cho cả tôi
nữa vì tôi đang cần. Cầu nguyện cho hòa bình, xin Chúa chấm dứt chiến tranh..
Ðó đích thực là một lúc cầu nguyện chân thành!”.
Lời cầu nguyện chân thành và đích thực của Ngài, cũng như của mọi tôn giáo khác, chắc chắn đã chưa bao giờ có tác dụng với tạp chí Charlie Hebdo.
Dưới đây là vài biếm họa đầy tính "khủng bố" của Charlie về Ngài và tôn giáo của Ngài:
"Liberté d'expression"? "Démocratie"? Blasphèmes pour tous!!! ("Tự do biểu đạt" ư? "Dân chủ" ư? Nhục mạ tất!!!) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét