Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Năm mới, tán chuyện học và hành

Vào năm mới, nói chuyện học hành nghe chơi.
Lâu nay, về quê vẫn thường nghe câu nói "Họ ta có truyền thống hiếu học", rồi rộng ra thì là làng ta, huyện ta, tỉnh ta và cuối cùng là cả nước ta có truyền thống hiếu học. Thì đúng rồi, họ nào cũng có truyền thống hiếu học, làng nào cũng có truyền thống hiếu học, lẽ tự nhiên toàn thể nước Việt Nam ta đều có truyền thống hiếu học thậm chí còn có thể gọi là đại hiếu học.

Tự hào toàn dân, chả có quái gì phải lăn tăn.

Ấy vậy mà dở hơi cám hấp thì vẫn có một vài lăn tăn.

Trước tiên là học để làm gì nhỉ? 

Nhớ hồi còn bé, trả lời câu hỏi đó, bố mẹ tôi, (chắc cũng như các bậc làm cha mẹ khác) bảo tôi: học để cho ấm vào cái thân mày chứ học làm gì hả thằng ngố?

Rồi thì cũng "miễn cưỡng" học, có học nên mới "miễn cưỡng" biết các bậc vĩ nhân từ thời cụ Khổng đến thời nay bảo khác, rằng thì là "tri" để "hành", để cống hiến, để phụng sự, cho dân, cho nước, cho thiên hạ chứ không phải chỉ để "ấm thân".

Nhưng bây giờ lại thấy, có những người học chả để làm gì cả, chỉ để giải quyết cái nhu cầu "hiếu học" của họ.

Và cái lăn tăn thứ hai là học cái gì cho có ích?

Theo sách Trang Tử, xưa có anh Chu Bình Man (1), người Tàu, bỏ ra ngàn lượng vàng, ba năm thượng sơn tìm thầy, học được một nghề độc nhất vô nhị trong thiên hạ. Nghề ấy tên chữ là "đồ long chi kỹ" gọi nôm là Kỹ thuật giết rồng.

Ba năm học tập thành tài, tiêu hết sạch gia sản, vậy mà chờ đến nay đã hơn 2.500 năm vẫn chưa ai kiếm ra rồng để Chu đại hiệp ra tay một phát cho thiên hạ lác mắt.

Vậy cái học của Chu đại hiệp có thể nói là thậm vô ích.

Vậy thì đổi sang học khoa học, như nữ tiến sĩ Dương Nguyệt Ánh (2), người chế tạo ra bom áp nhiệt cho nước Mỹ, thứ nhất để được "ấm vào thân" và thứ hai là để được lừng danh thế giới (ấy đấy, kính thưa các cụ, họ ta rõ là có truyền thống hiếu học nhé, cả thế giới đều biết).

Nhưng mà cái bom áp nhiệt ấy nó đem lại lợi ích gì cho thiên hạ nhỉ?

Thì nó giết được nhiều người hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. Nhiều, nhanh và rẻ lắm, các cụ ạ!

Ấy đấy, đến đây thì lại phải nói lại, xin lỗi đã quá lời với Chu đại hiệp. Coi vậy chứ cái Kỹ thuật giết rồng thậm vô ích của Chu đại hiệp còn hữu ích hơn vạn lần cái Kỹ thuật giết người nhanh, nhiều và rẻ lắm của Dương bà bà.

Mà thôi nói chuyện "học tập" thế là đủ rồi, vả lại việc học là việc cả đời, các anh các chị là người lớn cả, cứ từ từ mà học và chọn cái gì hữu ích (lợi mình, lợi người) mà học.

Riêng năm mới Giáp Ngọ, tôi yêu cầu CACC tạm thời giảm "học tập", tăng cường "làm theo".

CACC trật tự nghe tôi dạy đây, ngày Xuân ngắn gọn hai bài thôi, bài ăn cỗ và bài lội nước:

Đây này, lội nước thì "làm theo" như thế này:





Còn ăn cỗ thì "làm theo" như thế này:



Còn cứ học, học nữa, học mãi mà chẳng chịu làm theo thì học làm đách gì!

-------------------
(1) Sách Trang Tử, trong thiên Liệt Ngự Khấu, có bài “Kỹ thuật giết Rồng” như sau: “Chu Bình Man theo học kỹ thuật giết Rồng của Chi Li Ích. Anh ta hao tốn tài sản gia đình đến ngàn vàng, và mất suốt thời gian đến ba năm mới học thành tài. Nhưng sau khi hạ sơn, anh ta đi khắp thiên hạ mà chẳng tìm thấy một con Rồng nào để giết.”

(2) Wiki: Dương Nguyệt Ánh tốt nghiệp Đại học Maryland ngành kỹ sư hóa học, khoa học điện toán  quốc gia hành chính. Sau đó bà làm việc cho Bộ Hải quân Hoa Kỳ với chức Giám đốc Khoa học và Kỹ thuật (Director of Science and Technolgy) của chi nhánh Indian Head Division thuộc Trung tâm Vũ khí Hải quân Hoa Kỳ (Naval Surface Warfare Center) tại Maryland, tiểu ban chất nổ với nhiều giải thưởng. Bà từng là người đại diện cho Hoa Kỳ trong lãnh vực chất nổ tại Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Bà cũng là tác giả của bom áp nhiệt (thermobaric bomb).
Năm 2005, bà được cử về Bộ Quốc phòng Mỹ làm cố vấn khoa học cho phó Đề Đốc Hải Quân Hoa Kỳ về thông tin và chiến thuật tạiNgũ Giác Đài.
Năm 2008 bà được bổ nhiệm làm Giám đốc An ninh Biên giới và Lãnh hải (Director of the Borders and Maritime Security division) thuộc nha Khoa học và Kỹ thuật (Science and Technology Directorate) của Bộ Nội an Hoa Kỳ (Department of Homeland Security).

11 nhận xét:

  1. Thiên Lý rất chí lí.

    Trả lờiXóa
  2. Hay ! Tiên sư anh Tào Thiên Lý.

    Trả lờiXóa
  3. Đầu năm, bác Lý đặt ra một công án khá bổ ích là vấn đề "học tập" và "làm theo". Bức ảnh trên thì rõ rồi, còn bức dưới thì hôm nay mới được xem lần đầu. Có cảm giác như ông cụ đang xới cơm hay là chia đồ ăn cho người cùng mâm. Quả thật nếu chỉ "học tập" thì vô bổ rồi, quan trọng là "làm theo". Không làm theo thì việc học tập chẳng đi đến đâu, lại toàn là lí thuyết chay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào năm mới bác Giao, hậu duệ Chu Đại hiệp!

      Xóa
    2. Có thắc mắc một chút bác Lý ơi. Đó là: cái ảnh lội nước thì rõ là người chụp ảnh phải đi trước ông cụ rồi. Người đó phải ở trước ông cụ thì mới chụp được cái ảnh đó.

      Xóa
    3. Anh phó nháy đâu cần phải lội, thưa bác Giao.

      Anh phó nháy cứ việc đứng chờ ở bờ bên kia mà chụp tùy thích.

      Không những thế, bờ bên kia còn có khá nhiều cán bộ quân đội, vì bên ấy đang chuẩn bị họp hội nghị quân sự.

      Còn nếu anh phó cứ thích lội trước rồi mới quay lại chụp ảnh, thì cũng kệ anh ấy, không liên quan lắm đến "bài học".

      Xóa
  4. Vâng, bài của bác Trần Chung Ngọc tôi đọc đã lâu, nhờ vậy mới biết đến bomb lady DNA.

    Cách đây khoảng 5, 6 năm lần đầu được đọc các bài viết của TS Trần Chung Ngọc và GS Nguyễn Mạnh Quang, tôi rất khâm phục. Lại biết các bác đã cao tuổi, nên thoáng lo xa.

    Vậy mà nay bác Ngọc đã ra đi.

    Trả lờiXóa
  5. Bác Trần Chung Ngọc có cách viết cũng rất thẳng thắn và cũng rất hóm như bác Lý. E cũng mới biết đến sachhiem chưa lâu nhưng những bài của bác TCN trên đó hầu như e đã đọc hết. Tiếc là bác TCN nay đã về với cát bụi.

    Trả lờiXóa