Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Độc lập từ trên trời rơi xuống ?

Gần đây, một vài nhà "rân trủ" bỗng nảy ra cái ý muốn ăn Tết mừng Độc lập vào ngày 11/3 chứ không đợi đến ngày 2/9 hàng năm nữa. Lý do, là với họ, ngày 11/3/1945 mới đích thực là ngày nước ta "thực sự độc lập", sau hơn 80 năm dưới ách thực dân Pháp.

Đành nhắc lại một chút các sự kiện lịch sử.

Số là, trong Thế chiến II, người Nhật tiến vào Đông Dương năm 1940 và họ buộc người Pháp phải ký các hiệp định cung cấp nguyên liệu, thực phẩm, tiền bạc phục vụ chiến tranh cho nước Nhật suốt 5 năm cho đến mãi đến đầu năm 1945.

Tất nhiên, khi Nhật đè đầu Pháp, thì họ vẫn dung dưỡng để Pháp cưỡi lên cổ dân An Nam, tức là những thứ phải nộp theo hiệp định thì Pháp lại bắt dân Đông Dương cung cấp, vì thế mới có chuyện "nhổ lúa trồng đay" và sau ta hay nói "một cổ hai tròng" là vì thế.


Tháng 3/1945, phe Đồng minh thắng thế, trước nguy cơ tan hàng của phe Trục (Đức, Ý, Nhật), ngày 9/3/1945 Nhật đành phải hất cẳng Pháp.

Trong khi Đảng Cộng sản cực kỳ nhạy bén và khẩn cấp ra chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhằm tranh thủ cơ hội ngàn năm có một, thì đức Hoàng Đế Bảo Đại còn mải đi săn (Quảng Trị) và Thủ tướng Đế quốc Việt nam tương lai còn đang tĩnh dưỡng ở Singapore.


Vào buổi trưa hôm sau, 10/3/1945, Đại sứ Nhật ở Huế là Masayuki Yokoyama vào gặp Bảo Đại, đề xuất “trao trả độc lập cho Việt Nam để cùng nhau xây dựng khối Đại Đông Á thịnh vượng”

Khỏi phải nói, ngay hôm sau, 11/3/1945, Bảo Đại lập tức ra tuyên cáo bãi bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, nước Việt Nam được quyền thu hồi độc lập.

Aha, thế là xong, độc lập rồi, một nền độc lập giá bèo, không tốn đến một giọt máu.

Thật là một món quà từ trên trời rơi xuống! 

Nhưng, như người ta thường nói "tiền nào của đó", ta hãy xem món quà người Nhật ban tặng cho Quốc vương xứ An Nam có phải là một nền "độc lập thật sự" như "phát hiện" của các nhà "rân trủ" hay không.

Bằng cách tìm hiểu từ hai phía, cả "bên nhận" lẫn "bên cho".

Người "nhận quà" trực tiếp từ tay người Nhật là vua Bảo Đại, Ngài được đề nghị thành lập một nội các mới.

Để chuẩn bị nội các mới, đức vua nào đã thèm quan tâm đến Trần Trọng Kim. Trước hết, ngài biên thư mời ông Ngô Đình Diệm, lúc bấy giờ đang ở ngay Sài Gòn. Vua muốn, lại là vua của một nước vừa mới tuyên cáo "độc lập" muốn, nhưng người Nhật thì không. 

Mãi đến năm 1990, trong hồi ký "Con Rồng An Nam" xuất bản tại Pháp, Cựu Hoàng Bảo Đại mới kể lại về chuyện hai lần "độc lập" mời ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng năm 1945 nhưng hóa ra cái "độc lập" của người Nhật trao cho chẳng qua chỉ là chiếc bánh vẽ:
Ba tuần lễ trôi qua mà chẳng thấy tăm hơi Ngô Đình Diệm ở đâu. Trước thúc giục ngày càng khẩn thiết của tôi, Đại sứ Yokoyama trả lời là chưa thể tìm thấy vị thủ tướng được chỉ định này. Sự chậm trễ làm tôi suy nghĩ. Người Nhựt rất thành thạo những sự kiện xảy ra ở Việt Nam. Cơ quan tình báo của họ rất đắc lực và họ biết chỗ và biết cách tìm thấy nhân vật này. Về sau tôi biết, qua lời nói của Đại sứ Yokoyama là Ngô Đình Diệm không được cảm tình của chính phủ Nhựt.” 
Là vì con bài của người Nhật bấy giờ không phải là ông Diệm, mà lại là ông Trần Trọng Kim, ông Kim sẽ là người sẽ trực tiếp sử dụng món quà "độc lập" được ban tặng.
Ông Trần Trọng Kim được người Nhật chuẩn bị sẵn từ năm 1940 khi họ chiếm đóng Đông Dương. Đầu năm 1941, ông Kim được Nhật đưa qua Singapore, sau đó là Bangkok (Thái Lan). 
Trong khi ở Huế, Bảo Đại còn đang ngóng tin ông Diệm thì cuối tháng 3/1945, Nhật đưa máy bay sang Bangkok chở ông Kim về Sài Gòn và ngày 2/4 đưa ông ra Huế, sắp xếp để ông làm Thủ tướng chính phủ nhà nước Đế quốc Việt Nam.
Ông Kim có được "độc lập" xử sự hay không? Dĩ nhiên, câu trả lời là không.
Ngay khi khởi thảo thành lập nội các, ông phải trình bản danh sách các bộ trưởng cho Đức Vua và "tiện thể" là ngài cố vấn Yokoyama. Ngài "tình cờ" có mặt ở đó đúng lúc, bên cạnh ngai vàng, ngài cũng đòi xem qua danh sách, và thật may cho ông tân thủ tướng, Hoàng đế Bảo Đại cũng giống ông ở chỗ chả quan tâm đến quốc thể

Và đến lúc Nhật đầu hàng Đồng Minh, ngày 8/5/1945, ông Kim còn phải ra bản tuyên cáo, yêu cầu quốc dân "chúng ta chỉ phải giữ vững cuộc trị an trong nước và chịu những hy sinh cần thiết để cho quân đội Nhật Bản được chúng ta tận tâm giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất. Nền độc lập của chúng ta có như thế mới vững bền" (Việt Nam tân báo ra ngày 18/5/1945).

Tất nhiên, khi đã chịu "nhận" món quà "độc lập" từ tay người Nhật, thì người nhận là Bảo Đại và ông Kim không thể và không dám chê bai rằng nó chỉ là cái bánh vẽ. Nhưng phía người Nhật, thì họ biết họ cho hai ông cái giống gì.

Người Nhật nói gì về món quà "độc lập" mới trao? Xin mời đọc kỹ và có thể bỏ qua đoạn tiếng Pháp đoạn trích sau đây từ cuốn "Hơn nửa đời hư", đoạn "nhựt ký 1945", của cụ Vương Hồng Sển:

"Trong buổi nhóm tại Long Xuyên, trước mặt thân hào nhân sĩ và ông phủ Nguyễn Văn Tiếp làm chủ tỉnh tạm thời, ngày 30-3-1945, ông Satoh là Phó Thống đốc thay mặt ông Minoda thống đốc và có quyền hành rất lớn, đã nhạy miệng thổ lộ như sau:

Nguyên văn bằng chữ Pháp: 

“II y a un gros malentendu au sujet de l indépendance de l Indochine. Celle-ci toute entière ;st sous le contrôle “militaire du Japon. L indépendance de Empire d Annam et du royaume du Cambodge a été proclamée. La Cochinchine, non seulement se trouve sous” le contrôle militaire nais encore sous l administration militaire japonaise. Donc, pas l indépendance de la Cochinchine.


"Juridiquement, la Cochinchine était un pays franais! Juridiquement” vous étiez Franais. Vous étuez tous, sujets rancais, c est-à-dire des” Franais. Il y aurait bientôt une procla-nation du Commandant en chef de” l Armée japonaise. Vous allé? conquérir probablement la nationalité annamite. Au point de vue sentimental, je comprends que vous sentez annamites. Les habiants pourront donc pavoiser leurs maisons aux couleurs annamites. Pour les bâtiments publics, n arborez pas le drapeau annamite, on pourrait dire que c est l Empire d Annam qui gouverne la Cochinchine. Je ne sais pas quand cela arrivera. Personnellement, j en serais heureux, mais maintenant vous êtes sous l Administration militaire japonaise.

    “M. le Vice-Gouverneur insiste : “L Empire d Annam abrogé le traité de protectorat avec la France. L Empire d Annam était un pays protégé, et la Cochinchine était une terre franaise, maintenant, elle est sous le contrôle militaire japonais, 
(extrait du compte-rendu du passage de Monsieur le Vice-Gouverneur Satoh à Long Xuyen le 30 Mars 1945).

 Tôi xin tạm dịch:

“Hiện có một hiểu lầm rất lớn về chế độ độc lập của Đông Dương. Cho hay toàn cõi vẫn ở dưới quyền điều khiển của nhà binh Nhựt. Sự độc lập của đế quốc An Nam và của vương quốc Cao Miên đã được tuyên bố. Nhưng cõi Nam Kỳ vẫn dưới quyền kiểm soát và dưới quyền cai trị của nền hành chính quân đội Nhựt. Và như thế đâu có độc lập cho xứ Nam Kỳ.

"Đối với mặt luật, thì Nam Kỳ trước đây là một lãnh thổ thuộc Pháp. Đối với mặt luật, mấy ông đây đều là Pháp. Các ông đều là thần dân của Pháp tức người Pháp đó chi! Sắp có bản tuyên bố của quan tổng tư lịnh tổng quân đội Nhựt. Các ông sẽ thâu hồi đại khái quốc tịch An Nam. Luận về tình cảm, tôi hiểu được ông muốn được làm dân An Nam. Như vậy dân sự vẫn được treo quốc kỳ An Nam. Nhưng dinh thự công cộng không nên treo cờ An Nam, không khéo có người sẽ nói đế quốc An Nam ngự trị trên đất Nam Kỳ. Tôi chưa biêt việc ấy chừng nào sẽ đến. Riêng tôi, nếu chuyện nầy xảy đến, tôi sẽ rất vui mừng. Nhưng hiện nay các ông vẫn được đặt dưới quyền cai trị của nhà binh Nhựt”.

"Phó Thống đốc Satoh lại tiếp: 

“Đế quốc An Nam đã thủ tiêu tờ điều ước đô hộ của Pháp quốc. Đế quốc An Nam trước đây là một nước bị đô hộ, còn Nam Kỳ trước đây vẫn là một lãnh thổ Pháp, nay bị đặt dưới quyền kiểm soát của quân đội Nhựt...” (trích bản phúc trình cuộc tuần du tại Long Xuyên của Phó Thống đốc Satoh ngày 30/3-1945 hiện cất giữ tại nhà).


Đến đây, cụ Vương bình luận về "người cho", như sau:

"Than ôi! Một cục mỡ béo treo trước miệng mèo, một miếng thịt bít-tết ngon lành treo trước mõm chó, đất Nam Kỳ là một thiên đàng dưới dương gian, thảo nào người ta không thèm thuồng, hễ vớ được rồi là quyết ngoặc lại cho chắc, bao giờ chịu nhả ra! Lại còn giả đạo đức, lấy luật nầy luật kia ra nói! Cho nên sau nầy dẫu thua sát nước mà họ vẫn kiên trì không chịu trả Nam Kỳ lại cho ta, và khi cùng phương đối đế, không giữ được nữa họ mới đành buông bằng cách chôn súng rồi chỉ chỗ cho lấy, vân vân..."
 

Bản chất món quà "Độc lập thật sự" do đích thân người Nhật, người trong cuộc nói ra, là thế đó.

Thật là,

Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ, khác chi thằng hề

Vua đã thế, quan đã thế, thế còn dân chúng bấy giờ, họ là những người được hưởng thụ "nền độc lập"?

Theo lệnh vua ngày 17/3/1945, thì các hương thôn phải tổ chức cho dân chúng mừng ngày "độc lập" tại các đình làng.

Muốn biết, người dân hồi đó chào đón ngày "độc lập thực sự" như thế nào, có hý ha hý hửng như mấy nhà "rân trủ" ngày nay không, thì phải đọc ghi chép của cụ Nguyễn Vỹ, trong "Tuấn - chàng trai nước Việt" (quyển II, Saigon, 1970).

“Cửa đình mở rộng, trước sân đình có cờ, chuông, trống, như ngày cúng Thần. Hội đồng xã chỉ lưa thưa có mấy ông. Dân chúng chẳng ai đến cả, trừ một số chức việc có phận sự trong làng. Đến giờ, chuông trống nổi dậy, hương xã làm lễ tế Thần. Lý trưởng đọc lời "tuyên cáo độc lập". Y như một bài văn tế. Xong, chiêng trống tiếp tục và buổi lễ chấm dứt không đầy 30 phút. Không một tiếng vỗ tay. Không một lời hoan hô. Các ông làng xã, khăn đen áo dài khệ nệ như trong các đám cúng Thần theo nghi lễ cổ truyền, lặng lẽ đóng cửa đình sau khi dọn dẹp”.

Quái lạ thật! 

Trong suốt hơn 80 năm đấu tranh không ngừng nghỉ, biết bao nhiêu xương máu của những người nông dân từ ven sông Cần Giuộc đến núi đồi Yên Thế đã hy sinh, chỉ một mục đích là dành độc lập cho đất nước. Đến lúc bỗng nhiên có "độc lập", mà lại là "độc lập thật sự" từ trên trời rơi xuống, đáng lẽ dân chúng phải mừng lắm chứ nhỉ? 

Mừng, đến mức phải rú lên như các nhà "rân trủ" ngày nay ấy chứ lỵ?

----------------------

7 nhận xét:

  1. LÊ CÔNG ĐỊNH VÀ NHỮNG LỜI THÚ TỘI THÀNH KHẨN


    Gần đây, chúng ta thấy Lê Công Định bắt đầu xuất hiện trên các cơ quan báo chí phản động với những bài viết xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Dường như Định lại bắt đầu trở lại con đường chống lại Tổ quốc và nhân dân- những tội lỗi mà cách đây ít lâu anh đã thành khẩn thú nhận để xin sự tha thứ của nhân dân.
    Google.tienlang xét thấy cần nhắc lại cho anh khỏi quên những lời thú tội thành khẩn này....
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/09/le-cong-inh-va-nhung-loi-thu-toi-thanh.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lạc đề, đề nghị chủ nhà dọn rác

      Xóa
  2. Công bằng mà nói, thì Bảo Đại và cụ Kim không tơ lơ mơ như anh Định. Hai cụ thừa biết là độc lập bánh vẽ, nhưng méo mó có hơn không, các cụ tận dụng được tý nào hay tý đấy...

    Trong hồi ký của cụ Kim, Tuyên cáo bị lược bỏ đoạn này:

    "chúng ta chỉ phải giữ vững cuộc trị an trong nước và chịu những hy sinh cần thiết để cho quân đội Nhật Bản được chúng ta tận tâm giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất. Nền độc lập của chúng ta có như thế mới vững bền" .

    Đọc lời kêu gọi trên thì ta có thể ví von, cái độc lập mà người Nhật ban tặng là một quả khế, mà cái cây thì chính là nước Nhật, muốn giữ quả khế "độc lập bền vững" thì phải "hy sinh, phải tận tâm giúp đỡ về tinh thần và vật chất cho quân đội Nhật Bản".

    Đến khi cái cây bị đốn, thì quả đương nhiên bị rụng. Bới đâu ra cái gọi là "độc lập thực sự".

    Trả lờiXóa
  3. Công nhận là cụ Vương nhớ tài. Mà cũng có thể là cụ lúc nào cũng kè kè một cuốn sổ trong người, ghi luôn khi việc vừa xong.

    Trong "Hơn nửa đời hư", cụ còn ghi cả số tiền nợ của mấy tay bạn hồi li ti ! Cái gì cũng ghi lại hết.

    Trả lờiXóa
  4. Cụ Vương Hồng Sển vốn đam mê sưu tầm đủ thứ, thượng vàng hạ cám, lại thêm tính chịu khó ghi chép tỷ mỷ của một anh thư ký, nhất là các ông thư ký do Tây đào tạo cho nên có nhiều tư liệu cổ, quý và hiếm.

    Hồi 3/1945, cụ Vương đã nghỉ làm với Pháp, về quê Sóc Trăng để thỏa chí ăn chơi, nhưng khi Nhật đảo chính, các chức sắc lại mời cụ ra làm việc, cụ bỗng thành Phó tỉnh trưởng. Đoạn trích về "nền độc lập 11/3/1945" dẫn ở trên, là phúc trình của chính cụ, với tư cách là Phó tỉnh trưởng (có lẽ kiêm luôn cả Thư ký vì thiếu nhân sự) trong buổi tiếp phó Thống đốc Nam kỳ Satoh, như cụ đã ghi rõ: (trích bản phúc trình cuộc tuần du tại Long Xuyên của Phó Thống đốc Satoh ngày 30/3-1945 hiện cất giữ tại nhà). Dĩ nhiên, các biên bản, báo cáo (phúc trình) hồi đó, phần lớn vẫn dùng tiếng Pháp.

    "Hơn nửa đời hư" được viết trước 30/4/75, riêng đoạn "Nhựt ký 1945" viết vào khoảng đầu tháng 4/1975, lúc ấy chưa giải phóng SG

    Trả lờiXóa
  5. Tiện đây trích một khổ thơ trong bài "Mừng độc lập giả hiệu 9/3/1945" do cụ Khương Hữu Dụng viết tại Đà Lạt vào thời điểm tháng 3/1945, để thấy trí thức thời ấy tỉnh táo như thế nào.

    69 năm trôi qua, lời già Khương "nhắn nhủ" các nhà "rân trủ" thời nay hóa ra vẫn còn đầy tính thời sự:


    "Reo to độc lập nổi phong triều
    Cuốn sạch tham tàn cái lũ điêu
    Dân tộc chủ quyền hô đã rập
    Độc tài chế độ diệt cho tiêu
    Lớp này dẫu chết người sau sống,
    Nghiệp cũ đừng vương ách trước đeo
    Bánh vẽ mặt trời ăn cháy cổ
    Thôi đừng líu lưỡi vội hòa reo! "

    (chữ mặt trời trỏ nước Nhật)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thích cả hai vị: cụ Vương và cụ Khương. Một cụ thì tỉ mỉ chi li và nói chung rất quái mà là quái đáng yêu ! Còn một cụ thì lại hay đắn đo, nghĩ thế này, rồi lại nghĩ thế kia, tự mình như kiểu đa dạng với chính mỉnh !

      Để khi nào rảnh, tôi làm ít tư liệu trực tiếp của chính người Nhật vào ngày 9/3/1945 và những ngày sau đó. Để thấy rõ hơn được tình hình lúc đó.

      Xóa