Khoảng hơn một tháng trước, khi thấy các
“nhơn xỹ” ầm ĩ hội thảo bàn chuyện “thoát Tàu”, tôi còn đang phân vân lắm, vì
chưa hiểu rõ, thoát Tàu là thoát cái gì.
Các “nhơn xỹ” thì nói như đinh đóng cột,
rằng thoát Tàu, tức là thoát về “ý thức hệ”, nhưng “ý thức hệ” cuả Tàu, nó là
cái gì? Bản chất có giống “ý thức hệ” của Ta không? Và nếu có
giống nhau thật, thì tại sao các “nhơn xỹ” không kiến nghị để Tàu nó phải thoát
Ta, mà lại cứ khăng khăng đòi Ta phải “thoát Tàu”? Lưu ý là nếu xét đến yếu tố
“bản quyền”, thì “ý thức hệ” của Ta sinh ra trước Tàu vài năm, vậy Tàu nó phải
“thoát Ta” thì mới là phải đạo.
Trong khi quan hệ Ta – Tàu từ trước đến
nay, thì điều quan trọng nhất vẫn có đó:
Xưa, Tàu cho không, biếu không Ta đủ thứ
(có lúc Tàu định “biếu” cả người, nhưng Ta không nhận) mà còn đách cấm được Ta
chơi với Nga Xô, rồi "uýnh" cho Mỹ cút, "uýnh" Ngụy
nhào, "uýnh" Khờ me đỏ, sau lại "uýnh" luôn cả Tàu.
Xưa đã chả cản được ta "uýnh", và nay thì, làm cách nào để
Tàu có thể cấm được Ta thực hiện “mong muốn làm bạn với tất cả các nước”, như
Ta đã tuyên bố công khai với bàn dân thiên hạ, ngay trước mũi Tàu đấy thôi.
(Sáng nay (15/9/2014), nghe tin radio, quả vải, quả nhãn Ta rồi đây sẽ sang
“làm bạn” với dân Mỹ).
Do chả thấy vị “nhơn xỹ” nào đòi Tàu thoát
Ta về “ý thức hệ”, tôi buộc phải đi đến kết luận rằng, thực chất các
“nhơn xỹ” của chúng ta chỉ nhăm nhăm đòi “Ta thoát Ta”. Nhưng ngoài mồm các ông
ấy cứ hô toáng lên là “thoát Tàu”.
Cho đến hôm nay đọc báo mới biết, hóa ra
các nhà làm Văn Hóa nước nhà mới thực sự là người muốn thoát Tàu, thật đơn
giản, bằng cách “bài trừ” những con sư tử đá.
Gì chứ “thoát Tàu” kiểu này thì tôi đồng ý
ngay, nhưng vì lý do gì, để nói sau.
Quả vậy, một chiến dịch bài trừ “linh vật
ngoại lai” ra khỏi các đền chùa, di tích, công sở, do Bộ Văn hóa đề xuất vừa
được phát động và hưởng ứng rầm rộ.
Trong công văn của Bộ Văn Hóa, “linh vật
ngoại lai” được chỉ đích danh là “sư tử đá” và “một số vật phẩm
khác”.
Cụ thể, thì đó là những con sư tử đá, tạc
theo lối Tàu, ví dụ như hai chú này, đang canh cổng đình Yên Phụ:
"Linh vật ngoại lai": Sư tử đá tại đình Yên Phụ - Hà Nội
PGS Trần Lâm Biền, ủy viên Hội đồng Di sản
văn hóa Quốc gia ví von " Đem hai tên lính ngoại quốc canh cửa nhà mình,
liệu có được yên ổn?".
Trước hết, phải nói là tôi không thấy ví
von của PGS Trần Lâm Biền có tính thuyết phục chút nào, vì chỉ có những anh “có
điều kiện” mới có thể thuê người nước ngoài canh cửa. Sau đó, nếu bàn đến
chuyện liệu có được “yên ổn” với “lính ngoại quốc” thì mỗi ngày, có hàng trăm
chuyến bay Việt do cơ trưởng là người nước ngoài lái và 100% hành khách vẫn
giao trọn sinh mạng cho các “tên lính ngoại quốc” đấy thôi, sao không thấy ai
thắc mắc.
Hơn nữa, những con sư tử đá ấy cũng không
thể gọi là “lính ngoại quốc” vì chúng được làm từ đá Đà Nẵng, Thanh
Hóa hay Ninh Bình cả, lại do chính tay thợ Ta tạo tác. Tức là chỉ có mỗi cái
hình dáng bên ngoài, lớp vỏ, là “theo kiểu Tàu”, thì có khác gì Ta mặc quần
“phăng”, áo “phông” giặt bằng “xà bông”, nghĩa là toàn thứ “ngoại lai” cả, mà
thiên hạ có ai gọi Ta là Tây đâu.
Xét thực chất, thì ở Tàu, con sư tử cũng không phải
là một sinh vật bản địa, chính người Tàu cũng du nhập nó, mới thành ra con sư tử đá
kiểu Tàu.
Thôi thì khi đã quyết dẹp bỏ các “linh vật
ngoại lai” thì phải dùng các linh vật thuần Ta để thay thế. Linh vật Ta là thế
nào, đại khái các nhà nghiên cứu cũng lúng túng, hiện nay tạm thống nhất lấy
con Nghê để thay thế.
Ở Ta, ngoài con Nghê thì còn có mấy con
khác được gọi là “linh vật”, từ voi đá, ngựa đá, chó đá, đến những con chưa
biết đặt tên gì, nhưng phổ biến nhất vẫn là con Nghê. Con Nghê có mặt từ lan
can cho đến cổng làng, cổng chùa, dinh thự, lăng tẩm, đền miếu với
đủ loại hình thức (tượng tròn, phù điêu) và chất liệu (vữa vôi, đá, đồng, gỗ).
Con Nghê, thì cũng không phải là linh vật
100% thuần Việt, vì ở Tàu con sư tử đá có lúc còn được gọi là con Toan Nghê.
Nhưng con Nghê ở ta trông vừa nhang nhác con sư tử lại vừa giống con cún con
nên khi dịch ra tiếng Anh, các nhà chuyên môn ít khi dịch là lion mà
hay dịch là fo dog, khổ thay, chữ Nghê trong tiếng Hán cũng gồm bộ Cẩu
(chó) với chữ Nhi (trẻ con) mà thành.
Ta cũng chả có huyền thoại hay
truyền thuyết gì về con Nghê, chỉ biết những con Nghê đã có mặt ở các di tích
từ hàng nhiều trăm năm trước khi con “sư tử đá kiểu Tàu” đổ bộ vào di tích, đền
chùa và công sở như ngày nay.
Nghê đá, đền vua Đinh, Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình, thế kỷ 17 |
Nghê đá, lăng Ngọ tộc, Hiệp Hòa, Bắc Giang, thế kỷ 17 |
Nghê đá, đền Gióng, Gia Lâm, Hà nội, thế kỷ 17 |
Nghê đá, cửa Hiển Nhân, Đại nội, Huế, thế kỷ 19 |
Và đây là hai “linh vật thuần Việt” khác,
rất đẹp, nhưng giới chuyên môn cũng chưa biết đặt tên là gì.
Bây giờ, ngắm Nghê, rồi so con Nghê với con sư tử Tàu,
thì thấy rõ:
Con Nghê đầu to,
chi trước mảnh dẻ hơn chi sau, thân trơn, có khi có vảy, dáng vẻ vẻ hiền lành. Mắt
nhỏ vừa phải, miệng có khi ngậm khi há nhưng không phô ra hàm răng nhọn như để đe
dọa. Trạng thái biểu cảm khá đa dạng, từ vui tươi (nơi cổng đình, cổng làng),
nghiêm trang, cung kính (đền miếu) đến buồn rầu (nếu ở lăng tẩm).
So với con Nghê thì con “sư tử đá kiểu
Tàu” có ít tính cách điệu hơn, nghĩa là thiên về tả thực dáng vẻ hung dữ, trấn
áp với cơ bắp, móng vuốt, răng nanh và vẻ mặt.
Ví dụ như thế này:
Xét về độ oai phong, nghê không thể sánh
được sư tử, ngược lại về sự thân thiện, thì Nghê gần gũi con người và cảnh quan hơn.
Về cách bố trí trên mặt bằng thì ở Ta, con
Nghê và các linh vật khác thường được xếp theo vị trí “chầu”, như nghênh
đón, tức là được đặt cân xứng hai bên lối đi, hướng nhìn vuông góc với trục giao thông (sân, đường). Còn ở Tàu, thì đôi sư tử đá được bố trí theo tư thế “trấn”, có cái
nhìn uy hiếp và trực diện vào khách dọc theo trục đường.
Như đã nói ở trên, con Nghê cũng không hẳn
là thuần Việt, vậy tại sao tôi lại đồng ý với việc thay thế “sư tử đá kiểu
Tàu”?
Đơn giản, xem ảnh thì biết, chỉ vì tôi
thấy con “Nghê” đa dạng, hiền lành và nhất là đẹp hơn con “sư tử Tàu” hung hăng và đơn điệu. Chỉ thế
thôi, chứ không hề mơ mộng hão huyền thoát nọ thoát kia.
Nhưng, ở các di tích cổ, đền, chùa, đình, miếu, dùng Nghê, Sấu, Voi, Ngựa đá... thì được, chứ ở các nơi công sở, thay con sư tử
đá bằng con Nghê, con Sấu, thì buồn cười lắm. Hay là ta cứ đặt quách con chó
đá ở công sở, có khi lại hay các Ngài ạ, vì sẽ đỡ "trộm".
Thực tình, khi viết entry này, tôi vẫn hy
vọng là các nhà làm công tác Văn Hóa nước ta không thiếu tự tin tới mức phải tiên phong “thoát Tàu”, bằng cách mở chiến dịch “bài trừ linh vật ngoại lai”, mà tội đồ
chính là những con “sư tử đá ”, vốn được làm từ đá Việt và do chính thợ Việt
tạo tác, chỉ tiếc, với hình dáng “kiểu Tàu”.
Có chút khôi hài là, để thoát khỏi những con
“sư tử đá kiểu Tàu” vô tri vô giác, thì các nhà Văn Hóa lại dùng 4 chữ thuần Tàu
là “Linh Vật Ngoại Lai”, (nếu cộng thêm 2 chữ “bài trừ” nữa thì là 6, cộng thêm
2 chữ “chiến dịch” nữa thì thành 8 chữ thuần Tàu...), thành ra các Ngài chưa
“thoát” được chỗ nọ thì đã lại “nhập” chỗ kia.
Vì thế, tôi đâm lo xa rằng, trong khi loay hoay thoát nọ thoát kia theo cái cách đó, thì các nhà Văn hóa xứ ta lại không thoát được cái phép "thắng lợi tinh thần" của các chú AQ chính hiệu.
----------
----------
Không có thuật ngữ nào là Thoát Tây của các nhơn sỹ cụ Ný nhề
Trả lờiXóaVD Thoát nhạc tây chẳng hạn hoặc thoát tiếng tây ( Ngoại ngữ nước mẹ )
Nhiều lúc tôi tự hỏi không biết thằng Tây nó có văn minh hơn Tàu không nhưng tôi biết chắc rằng cả thế giới này đều thích phim Tàu, võ Tàu, sài hàng Tàu ....
Đúng là các nhơn xỹ chỉ dùng "thuật ngữ" thoát Tàu, ngoài mồm, nhưng trong bụng các anh ấy đòi thoát Tây đấy, (Tây ở đây là ông Nin hói và ông Mác Râu). Còn tại sao các anh ấy không nói toẹt ra là thoát Tây, lý do là vì các anh ấy "kỵ húy"...
XóaNếu nói về "linh vật", thì không chỉ có sư tử đá không đâu, nhiều món khoác áo Tàu lắm. Giao thoa văn hóa mà. Ngay con sư tử của Tàu cũng là đồ "ngoại lai" với chính họ.
À tôi hiểu kiểu " Thoát " của các vị này rồi, dưng mờ tôi vẫn thắc mắc là các vị đang đóng kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt thì đúng ra phải " kỵ húy" với anh OB nhọ chứ nhể sao lại " kỵ húy " với ông Cụ? Tôi dụ là các vị này làm 2 jobs quá
XóaPhạm Thị Hoài trên blog của mình cũng có bài khá thú vị, ở cùng hướng với bác Lý. Mở đầu bài chị Hoài dẫn Vũ Trọng Phụng thời trước 1945 đại ý bảo: hàng Tàu nó vừa rẻ vừa bền, trong khi ái quốc mà xài đồ Việt thì vừa xấu vừa đắt lại chóng hỏng.
Trả lờiXóaNữ văn sĩ cũng tra cứu cả chữ TOAN NGHÊ như bác Lý.
Nhưng hình như bài của chị Hoài lên sớm hơn bài bác Lý thì phải.
Bài của chị Hoài tôi chưa đọc, vì trước giờ không vào được trang ấy.
XóaNhưng bài của bác Trần Hậu Yên Thế, về Nghê, thì viết từ năm 2011.
Chữ TOAN NGHÊ là tôi "ăn cắp" (nếu bác đại xá cho tôi thì cứ thay từ "ăn cắp" bằng từ "học hỏi" cho nó sang) của bác Trần Hậu Yên Thế trong bài viết trên.
Một điều "tình cờ thú vị" (chữ này "ăn cắp" của PCD) là cũng vừa đọc bài của Trần Hậu Yên Thế về con Trâu với trống đồng trên blog Giao xong.
Giúp bác Lý một chút, để đọc được chị Hoài, mời bác đi qua link này:
Xóahttps://nr-034.appspot.com/www.procontra.asia/
Nếu bác Lý vẫn chưa qua được, để tôi sẽ tính cách khác.
Em vừa vào theo đường dẫn của bác Giao rồi nhưng cũng nhạt lắm, chẳng khác xa các vị nhơn sỹ quốc nội là bao. Dưng mà đực cái có thêm được nhiều thông tin đa chiều. Cám ơn Bác
XóaĐọc rồi bác Giao ạ. Té ra xúc xích Đức cũng giống dồi ta.
XóaLại vừa đọc bài "Giận Tàu, chém chữ Nho" của bác Hoàng Tuấn Công.
Trả lờiXóa