Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Đèn Cù “giải” cái gì? (2)

(Tiếp)


 “Khen ai khéo vẽ Đèn cù,
Giải thiêng thì ít, giải ngu thì nhiều”.
                        Tụng ca 5 – Thiên lý
               

Xem kỳ trước: Giải oan hay giải ngân?

... Đã là việc “giải ngân” của “các cụ” như Trần Đĩnh hay Tô Hải, thì tôi xin lăng xăng giúp một tay gõ phím. Thôi thì, xin các ông các bà các bác các cụ các anh các chị bớt chút bạc lẻ, rủ lòng thương cái thân mọt già của ông Trần Đĩnh vậy...
--------------
Giải thiêng?
Nhưng muốn các ông các bà các bác các cụ các anh các chị Cờ Vàng tòi ra được chút bạc lẻ thì “tác phẩm” của ông Trần Đĩnh phải có cái gì đó “hạ bệ thần tượng” cộng sản mới được. Tức là phải có “giải thiêng”, và nếu lại là “giải thiêng” Cụ Hồ thì “ăn tiền” nhất.
Đèn Cù “giải thiêng” Cụ Hồ ra sao?
Xin nêu lại hai “chuyện lớn”:
-         Chuyện Cụ Hồ đi xem đấu tố ở Đồng Bẩm
Chi tiết này đã được nói đến ở đây. Chỉ trong một đoạn văn khoảng  mươi dòng, Trần Đĩnh đã để lộ ra cả seri những chi tiết mâu thuẫn với nhau. Ví dụ câu đầu “Trường Chinh chỉ thị báo Nhân Dân tường thuật” nhưng câu áp cuối lại báo chí không dự đấu là vì giữ bí mật”; và câu trước đã “ngại Đồng Bẩm cách Hà Nội có vài chục cây số đường chim bay, Pháp có thể nhảy dù xuống đó” thế mà câu sau “Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt”, thì hóa ra hai vị lãnh tụ Việt Minh chỉ cần bịt râu, đeo kính là chả việc gì phải sợ Pháp nhảy dù (?).
Nhưng đến câu cuối thì chính “nhà báo” Trần Đĩnh đã thừa nhận là đã khai thác tin (bằng cách pha phách thêm nếm, chữ của ông), mà nguồn tin lại... từ một anh đầu bếp. Vậy thì chả có gì đáng tin cậy.
-         Chuyện Phan Kế An vẽ Cụ Hồ, “một chiều về sớm”...
Đoạn văn Trần Đĩnh bịa chuyện "gặp" Phan Kế An “một chiều về sớm” thì cũng đã được bóc mẽ kỹ lưỡng  ở đâynay chỉ xin nhắc lại là thời điểm Phan Kế An vẽ Cụ Hồ là cuối 1948, trong thời gian khoảng 3 tuần. Còn Trần Đĩnh mãi đến đầu năm 1949 mới về An toàn khu, do đó, nếu có "gặp" Phan Kế An, thì cũng không thể ở thời điểm An vẽ Cụ Hồ.
Dưới đây bổ sung thêm một trong những bức tranh Phan Kế An vẽ Cụ Hồ lúc đó, tranh này sau đã được chính Cụ chọn để in trên báo Sự thật. (Ảnh chép lại từ blog Giao). Trên một vài bài báo, Phan Kế An đã kể về bức tranh này và khen tài anh thợ khắc của báo Sự thật, chuyển từ ký họa sang bản khắc mà vẫn giữ lại được trọn vẹn đường nét của họa sĩ.
Tranh Phan Kế An vẽ Cụ Hồ tại Việt Bắc, trên bức tranh ghi rõ thời điểm hoàn thành là 27/11/1948, khi mà Trần Đĩnh chưa hề đặt chân đến ATK.
Ngoài ra, ở một vài chỗ khác:
-      Cụ Hồ nói đùa, thay vì “muôn năm”, thì cụ nói “muốn nằm”; Cụ bảo “già” chỗ nọ, “trẻ” chỗ kia...
-         Cụ Hồ tỏ thái độ thương tiếc khi Stalin mất;
-      Cụ Hồ biết tiếng Khách gia, thông thạo Móng Cái, làm cho Trần Đĩnh “ngờ ngợ”, Cụ có bồ?.
Như vậy có hai chi tiết khả dĩ "giải thiêng" được, thì lại bất khả tín, còn lại, Đèn Cù toàn nhắm vào những chỗ tủn mủn mà "giải thiệng" cả. Thành ra khó có thể đáp ứng với kỳ vọng của các bác cựu Cờ Vàng hải ngoại và cả đám dân chủ giả cầy trong nước.
Thật ra tôi cho rằng việc “giải thiêng” hay còn gọi là “hạ bệ thần tượng” của Đèn Cù chẳng qua là việc ngoài ý muốn của Trần Đĩnh mà thôi, hoặc do các bác kia vì quá kỳ vọng vào việc "giải thiêng" mà sinh ra ảo tưởng.
Xin hãy đọc lại những đoạn Trần Đĩnh viết về Cụ Hồ, khi đó ngòi bút Trần Đĩnh viết đầy cảm xúc, với lãnh tụ, như con với cha, làm cho ta lại càng thêm thương, thêm yêu quý Cụ Hồ, (hơi dài, mong các bác chịu khó đọc hết, rất cảm động):  
“Cụ bảo hai công an Trung Quốc ở đầu cầu bên kia gọi huyện uỷ Đông Hưng ra gặp Hú puổ puồ (Hồ bá bá) rồi ngồi phệt xuống vệ đường lượn thoai thoải ở chân cầu. Loáng sau, một xe đầy phè huyện uỷ Đông Hưng phóng như bay ra. Ông Cụ bảo tôi:
- Bác hỏi kinh nghiệm nông nghiệp, họ nói sao, chú ghi lại cho Bác.
Trưa, Vũ Kỳ, Nguyễn Chánh, Nhữ Thế Bảo, bác sĩ riêng của Bác, Đinh Đăng Định nhiếp ảnh gia và tôi sang Đông Hưng, cái thị trấn mọi nhà im ỉm đóng. Dân đi lao động ở đồng ruộng hết. Vào vườn hoa có mỗi con gấu đói lờ đờ ngủ gật. Nguyễn Chánh kể một hôm qua một cây cầu gỗ bập bênh, Bác bị đầu ván cầu quật phải chân bong mất móng ngón cái.
Bác hỏi bảo vệ đi cùng ai có thuốc lào cho một nắm, nhất định không thuốc đỏ thuốc đen gì. Miệng nói cái móng này nó chết từ 1924, nay mới chịu rời Bác đây. Ngày ấy Cụ xếp hàng cả ngày chờ vào viếng Lê-nin mà không ủng không bít tất len, chân lạnh quá xưng tấy lên và chết mất một cái móng…
Xẩm tối hôm sau Cụ về Hà Nội. Chúng tôi ra sân bay tiễn.
Trong bóng tối lờ mờ xứ địa đầu, chiếc máy bay lên thẳng bé như một chiếc lồng chim quý mà các kính cửa lấp loá như nước trong cóng sứ. Sắp lên máy bay, Cụ dừng lại hỏi tôi:
-         Có muốn về với cô ấy không? Tối thứ bảy mà. Muốn về Bác cho bám càng này… Nào!
Cười thú vị quặp can vào nách lên máy bay, hai tai lồng bồng trắng hai cục bông to tướng…”
...
“Ít lâu sau đi Lạng Sơn.
Chúng tôi lên chiều hôm trước. Tinh mơ sau, ra sân bay đón thì được cấp báo thời tiết xấu, Bác lên đường bộ. Chúng tôi bèn quay ngay ra Đường 1. Một trung đoàn lập tức được rải ra từ Bắc Giang lên thị xã Lạng Sơn.
Khoảng tám giờ sáng, Cụ đến tỉnh uỷ. Vừa đặt chân lên hiên văn phòng, Cụ hỏi luôn “có được điện báo không? Đồng bào đâu?”
-         Dạ, đồng bào ở sân vận động, - Bí thư tỉnh nói. -  Sao không cho đồng bào tạm giải tán? (Giọng bắt đầu gắt, mặt nhăn lại). Đồng bào còn phải ăn phải nghỉ chứ?
-         Dạ thưa Bác đã chuẩn bị đủ cả.
-         Nhưng còn ỉa đái? (Giọng sẵng bẳn hẳn lên). Thôi đi…
Bụi đỏ trên trán lăn nhanh xuống má, vào chòm râu như những sinh vật, những dã tràng đỏ sợ hãi lẩn trốn, tôi thầm nghĩ. Tay Cụ vơ lấy chiếc khăn mặt ướt Vũ Kỳ vừa nhúng vào thau nước vẫn chờ cạnh đó lau vội một vòng lên mặt rồi vội vã đi ra sân vận động.
Trên lễ đài ván gỗ rất rộng mới dựng, đúng ba người: Cụ, Chu Văn Tấn và tôi lui lại đằng sau. Cụ đằng trước đầy kín bà con ở toàn tỉnh vượt núi non sông suối về. Tôi chợt thấy từ ngày 7-3-1946 đến nay, mười bốn năm trời, về khoảng cách không gian, tôi chỉ gần Cụ hơn có một bước hợp pháp so với cậu thiếu niên lần đầu tiên ở sau Cụ là tôi. Hôm ấy Hải Rỗ Bát Đàn và tôi leo hông Nhà hát lớn vào đứng ngay sau lưng Cụ đang ở ban công giải thích Hiệp định 6 tháng 3 với nhân dân Hà Nội mít tinh kín quảng trường bên dưới. Quân Pháp sẽ vào Hà Nội. Nhiều người thắc mắc, thậm chí phản đối Cụ ký. Thép Mới sau này bảo tôi, Trần Huy Liệu lúc ấy nói với Cụ rằng sợ ăn cứt như Câu Tiễn cũng không được độc lập… Cụ giơ một tay lên hạ mạnh xuống như chém không khí nói: “Hồ Chí Minh chết thì chết chứ không bán nước!”. Cánh tay kia cầm chiếc can và chiếc mũ cát kaki buông thõng bên người nom tự nhiên côi cút lạ lùng. Tôi cảm thấy có nước mắt nghẹn ngào trong tiếng nói trọ trẹ thoáng run run của Ông Cụ.
Bây giờ trên lễ đài này, tôi hết cảm giác ấy. Dân nay là con, cha già là Bác. Và tôi cảm động, cho đó là xoay vần tất nhiên theo tiến bộ của cách mạng. Giữa chừng mít tinh, trời thình lình đổ mưa sầm sập rất to. Chu Văn Tấn xòe ô ra che cho Cụ. Cụ gạt đi. Tấn lại dấn ô vào. Cụ hơi gắt: “Còn đồng bào”. Tấn giậm mạnh chân, cao giọng lại:
-         Bác khác!
Nhưng phải giải tán.
Xuống khỏi lễ đài ra cửa sân vận động thì mưa tạnh. Xe lăn bánh liền phải dừng lại: dân nhao nhao xúm đến đen đặc quanh xe. Mấy anh bảo vệ và tôi leo lên nắp mũi xe, tựa vào kính chắn gió, lấy tay lấy chân khoả gạt người ra rẽ lối. Tôi ngoái lại sau: Cụ chống can hơi chúi đầu về trước, con mắt lo lắng, bồn chồn. Cụ sợ đồng bào xéo lên nhau chết như dạo ở Thái Bình? Hay Cụ sợ một quả lựu đạn phát nổ? Nhìn Cụ tôi bất giác nghĩ tới khả năng ấy. Và chợt gặp lại vẻ côi cút ở cánh tay Cụ buông thõng cầm mũ và can, cái ngày mới độc lập chừng sáu tháng, dân còn được coi như bố mẹ đang xét nét đứa con lưu vong lâu quá mới trở về. Lần này là côi cút trong mắt Cụ”.
...
“Chuyến đi Mỹ Đức, Ứng Hoà - Hà Đông hoàn toàn “đột kích”. Xe vừa ra khỏi Cổng Đỏ rẽ lên Hoàng Hoa Thám, Vũ Kỳ cười bảo:
- Hôm nay cánh bảo vệ rông đi tìm Bác phải biết đây.
Cụ đi bộ rất nhanh. Phải rảo cẳng mới kịp Cụ. Đảo hết khoanh đồng này sang khoanh đồng kia. Đang cữ làm cỏ, tát nước. Những tràn ruộng đang phơi ải. Cụ tát nước với một tổ đổi công. Mới chỉ mon men làm thử vài điểm hợp tác xã. Đằng xa xanh thẳm một nền truyền kỳ dãy núi Chùa Hương.
- Mỹ Đức, Ứng Hoà là gì? - Cụ hỏi bà con rồi nói luôn. - Là sống tốt, đoàn kết tốt, lao động tốt.
Xe quay đầu về. Dân tíu tít chạy theo đen ngòm chân đê, sườn đê, mặt đê, các tràn ruộng…”
Chợt tôi khựng người. Trên một thửa ruộng ải, Trần Châu tay sổ, tay nhặt dép tụt đang ngửng lên cười. Cười với một cái gì rạng rỡ ở cao hơn nữa, ở xa hơn nữa. Tôi né vào sau Vũ Kỳ và Vũ Đường, Chủ tịch Hà Đông đang mải trêu Cục trưởng bảo vệ Kháng “hai phòng” ngồi cạnh lái xe”.
...
“Một sáng Cụ gọi đám nhà báo phục vụ đại hội ra chụp ảnh. Đã đứng đâu vào đấy, Cụ chợt đi vòng ra đằng sau, tóm tay Văn Doãn, Tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân kéo lên: “Đã lùn lại đi nấp”. Bức ảnh này mọi người ha hả cười là nhờ cái pha Văn Doãn bị Cụ lôi ra ánh sáng.”
Một cách công bằng với Trần Đĩnh, thì nên đọc và đặt lên bàn cân phần “giải thiêng” của Đèn Cù bên cạnh phần làm cho người đọc thêm yêu thêm kính phục Cụ Hồ (và cả Trường Chinh), để hiểu các nhà dân chủ cuội và đám lưu vong Cờ Vàng sẽ phải thất vọng thế nào với việc “giải thiêng” của Trần Đĩnh trong Đèn Cù. Vì Trần Đĩnh mà cứ “giải” hay, “giải” xúc động thế này, thì chỉ có tác dụng ngược, tức là càng “giải” thì (Cụ Hồ) càng “thiêng”. Hoan hô Trần Đĩnh!
(Nhân đây, tôi có vài lời góp ý về phương pháp “hạ bệ thần tượng”, với các nhà “giải thiêng” và các cổ động viên kiêm ông chủ của “họ”.
Đó là, để “hạ bệ thần tượng” thì các vị nên tập trung nhọ nồi, búa, kìm, dao, kéo, thuốc nổ vào ngay chỗ vị trí cái đầu của “thần tượng” ấy, tức là xem xét lý tưởng, tư tưởng, đạo đức của “thần tượng” thế nào, có gì xấu xa, phản dân hại nước hay không. Chứ lâu nay các vị cứ  kiên trì “hạ bệ” theo kiểu nhòm qua ống quần, thấy “một đám nâu nâu hồng hồng” rồi vỗ tay hô hoán rằng “thần tượng” cũng có ...dái, thì ... có mà đến mạt kiếp các vị cũng chẳng đạt được mục đích).
Tóm lại, Đèn Cù đã “giải oan” không có hiệu quả, lại càng không có tác dụng “giải thiêng”. Vì thế việc “giải ngân” của ông Trần Đĩnh rất có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Tôi thật lòng ái ngại cho ông!
Thế nhưng, thật bất ngờ là Đèn Cù lại có một công dụng tuyệt vời khác, ngoài mong đợi của Trần Đĩnh, đó là...
Giải ngu! Ơ rê ka!
Thú thực, người bất ngờ phát hiện ra Đèn Cù có tác dụng giải ngu cực kỳ công hiệu không phải là tôi, mà là ông Hà Văn Thịnh, một giáo sư đại học Huế thì phải.
“Đèn Cù soi tỏ u mê”, đó là tựa đề bài viết của ông Thịnh đăng trên blog Quê choa, ngày 27/9/2014.
Lúc đầu, mắt nhắm mắt mở đọc cái nhan đề lớt phớt, thấy có “đèn” và lại có “u”, tôi cứ tưởng là ông Thịnh đang mắc phải căn bệnh K (khối u), và ông dùng đèn cù để nội soi.
Hóa ra không phải, bệnh ông Thịnh trầm trọng hơn ung thư nhiều, mặc dù nó cũng là khối u, u não hẳn hoi. Nhưng không phải u thường, mà lại là “u mê”, thế mới hỏng. Loại u này thì dẫu cụ Hải thượng Lãn ông có tái thế cũng đành thaythuocbotay.com.
Thầy chạy, cứ tưởng đã hết thuốc chữa, thì phước ba đời nhà ông Thịnh, ông bỗng vớ được "thần dược", là cuốn Đèn Cù, may thế! Tạ ơn Chúa!.
“Lâu lắm rồi tôi mới được đọc một cuốn Hồi ký – tiểu thuyết giàu chất văn chương hay như thế về đời thường của các quan to, quan nhơ nhỡ, quan bé, quan dựa cột… dềnh dàng. Càng đọc thì càng phải toát mồ hôi để bụng bảo với dạ rằng thì ra mãi cho đến hôm nay mới biết mình ngu thậm ngu tệ, ngu không cho ai ngu cùng, ngu không biết đường về vì cái lẽ bị dối lừa suốt bấy nhiêu năm, đọc mòn sách mà cứ bán tin bán nghi về những điều xưng xưng hão…”
“...Tôi tin rằng, những gì Đèn cù muốn chuyển tải, phải một thời gian lâu nữa mới đủ thấm ít nhiều vào sự tăm tối của tôi bởi đến bây giờ tôi mới thực sự nhận ra mình u mê bền vững quá”.
Đọc cái tường trình đầy cảm xúc nhặt được sổ gạo của ông Thịnh thì ta biết, bệnh ông mười phần đã khôn ra được đến bảy tám phần, nhờ đọc Đèn Cù. Tuy vẫn còn lẻ tẻ đôi ba cái ngu di căn còn sót thì, cũng phải một thời gian lâu nữa mới đủ thấm ít nhiều”. Có lẽ ông Thịnh nên luôn luôn thủ trong túi một cuốn Đèn Cù, như kiểu "sổ đỏ" Mao Trà Tung, để lúc nào thấy cái ngu nó thập thò thì rút "trước tác" ra, đập cho nó một nhát, gọi là điều trị tức thì.
Thế nhưng ông Hà Văn Thịnh, lại là một người cực kỳ "công chính", thứ nhất vì ông tuy có ngu nhưng cũng đường đường là giáo sư, thứ hai là lẽ nào giáo sư lại quảng cáo không công cho Đèn Cù, thứ ba là ông e ngại "thuốc" này chỉ hợp với tạng ngu thậm ngu tệ, ngu không cho ai ngu cùng, ngu không biết đường về mà không hợp với các tạng ngu khác, và nhất là, lỡ nó chống chỉ định với người khôn thì sao, cho nên ông lại càng phải thận trọng khi quảng bá "thần dược" Đèn Cù:
“Cũng xin nhấn mạnh là tôi không dám đoan quyết những gì trình bày trong Đèn cù là hoàn toàn xác thực (lý do sẽ nói ở cuối bài này); do đó, cảm nhận của bài này chủ yếu dựa trên niềm tin vào sự trung thực của tác giả”.
Chết cha, hóa ra căn bệnh ngu thậm ngu tệ, ngu không cho ai ngu cùng, ngu không biết đường về của giáo sư Hà Văn Thịnh có hết được hay không, lại không phải do "thuốc", tức là do nội dung cuốn “Đèn Cù” quyết định, thậm chí ông Thịnh còn chưa cần biết đến chuyện nó là thuốc thật hay thuốc dỏm, ông cứ vừa dùng vừa khen toáng lên cái đã. Bây giờ, thì ta đã biết, rồi đây ông Thịnh sẽ khôn ra hay là lại vẫn tiếp tục ngu, điều đó chỉ và chỉ phụ thuộc vào “y đức” của ông lang  Đĩnh, và do "sự trung thực" của ông lang Đĩnh quyết định tất thảy. Nguy to, nguy to!
Nói dại, bây giờ lại có một anh ấm ớ nào đó bóc mẽ ra chuyện nói khoác của Trần Đĩnh trong Đèn Cù, thì sao? Giáo sư Thịnh lại tiếp tục “ngu hết cả phần thiên hạ” chăng ? Nhưng mà khi đã biết Trần Đĩnh nói khoác thì sao nhỉ, ông Thịnh gọi là khôn ra hay ngu thêm CACC nhỉ? Có một cái nghịch lý gì đó ở đây...

Tôi không biết. Và cũng không cần biết. Và mặc kệ. Cho dù giáo sư Hà Văn Thịnh có khôn ra hay vẫn tiếp tục ngu, thậm chí ông có thể còn ngu thêm đi chăng nữa. Kệ. Ông vẫn phải trả tiền “giải ngu” cho bác Trần Đĩnh tôi, để tác giả Đèn Cù bổ túc vào công cuộc “giải ngân” còn đang rất bí bách!


----------

21 nhận xét:

  1. Cái khoản giải ngu này hay đấy bác, nhất là khi nó theo sau phần (không phải) giải thiêng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, đúng rồi, ai bảo Đèn Cù "giải thiêng" thì tôi cho là chưa đọc kỹ.Nhất là cái ông U Mê giáo sư kia.

      Mà, có ngu thật đi chăng nữa thì cũng việc gì phải đấm ngực tru tréo như vậy nhỉ?

      Xóa
    2. Theo tôi biết thì ông giáo sư Hà Văn Thịnh cũng đã vài lần nhận ra cái sự ngu. Trước đây ông ấy chửi đám công giáo ác liệt, sau đấy tự nhận ngu, tiếp đó quay ra chửi chế độ cũng kha khá nên bị công an mời uống trà, lại nhận ngu, rồi sau đó theo chân đám boxit với ba sàm, tưởng hết ngu, ai dè đọc xong đèn cù thấy hóa ra vẫn ngu. Xem ra cái bệnh ngu của ông ấy di căn rồi, đấm ngực tru tréo chắc lại kiểu cụ cố hồng thôi.

      Xóa
    3. bác phân tích cái ngu cũng đúng đó :D

      Xóa
  2. So với phần một, phần hai "chất" hơn hẳn bác Lý à.

    Bác luận về những chữ "giải" vừa trúng vừa vui, nhiều chỗ đọc thấy khoái đến phát cười thành tiếng đấy.

    Trả lờiXóa
  3. viết hay, chí lý...

    Trả lờiXóa
  4. Việt Nam Cộng Hòa Lũ Chólúc 00:14 9 tháng 11, 2014

    Vừa đọc vừa cười làm con vợ e nó nằm bên cạnh thức dậy cầu nhàu nói: ma làm hay sao mà cứ nằm cười một mình vậy.
    E là e thích cách viết của bác lắm đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cán ơn bác Bình Dương (và các bác khác) đã khen!

      Các bác càng khen, thì càng có nhiều chú tức tối, ví dụ chú Văn Mạnh chuyên dán quảng cáo thông tắc hầm cầu dưới đây chẳng hạn. Chú ấy mới đổi tên thành Cố nhân.

      Xóa
    2. Thiên lý mã ! Thiên lý mã !
      Mắt bị bịt, mồm bị rọ.
      Cứ chạy đi ! Cứ chạy đi !
      Rồi có lúc phải gục ngã.
      CỐ NHÂN - TP.HCM

      Xóa
    3. Khi làm việc gì cũng phải xem hiệu quả của nó !
      Những bài viết về Đèn cù của Thiên Lý không biết có tới tai tới mắt của Trần Đĩnh không. Theo như tôi biết ngay cả các trang lề dân khác cũng không biết các bài này của Thiên Lý. Hai bài viết này chỉ được các DLV đọc, dĩ nhiên là khen. Vậy thì có thể xem đây là một màn tự sướng của Thiên Lý và các DLV khác. Hai bài viết dài thăm thẳm không là mất một sợi tóc của Trần Đĩnh. Ngược lại chỉ vài dòng viết nhưng lời lẽ sắc như dao của các anti Thiên Lý cũng có thể làm cho TL tức điên người..
      Người xưa nói " binh hồ tinh bất quý hồ đa" là thế !
      BÚT TRE.

      Xóa
    4. "Ngược lại chỉ vài dòng viết nhưng lời lẽ sắc như dao của các anti Thiên Lý cũng có thể làm cho TL tức điên người.. "

      Ối giời ơi, Em đây chỉ mong các bác mài dao cho sắc, chứ nói thật, dao các bác cùn quá, tự thọc comment của các bác vào nách kéo tới kéo lui mãi cũng chả cười nổi bác ạ.

      À mà bác Văn Mạnh ơi, đổi tên làm gì cho mệt.

      Xóa
  5. Cố nhân ở TP.HCM gửi cho chú Lý bài thơ yêu nước như sau :
    THIÊN nhiên ưu đãi cho ta.
    LÝ sơn đảo ấy chính là quê hương.
    LÀ trời là đất thân thương.
    THẰNG Tàu quấy phá biên cương quê nhà.
    CON dân nước Việt không tha.
    HOANG đàng như giặc, dân ta trị liền.
    KHÔNG tha bọn giặc cuồng điên.
    CHA con cùng giữ đảo thiêng quê nhà.
    KHÔNG cho giặc chiếm đảo ta.
    MẸ ơi con quyết xông pha trận tiền.
    Đọc xong bài thơ chú Lý nhớ mua thuốc nhức đầu uống nhé !
    Chào đoàn kết và thân ái.
    CỐ NHÂN - TP.HCM

    Trả lờiXóa
  6. Được đấy! Còm như này anh khen, không xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Hà Văn Thịnh đúng là con kỳ nhông

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng dao việt Nam :
      Kỳ nhông là ông kỳ đà
      Kỳ đà là bà cắc ké
      Cắc ké là mẹ thằng Thiên L

      Xóa
    2. À chắc đây lá cái bác gì Bút Tre ở trên khen đây:

      "chỉ vài dòng viết nhưng lời lẽ sắc như dao của các anti Thiên Lý cũng có thể làm cho TL tức điên người".

      Thôi có người khen thì em để lại cho các bác nở mày nở mặt.

      Xóa
  8. Trước đây tôi có đọc một ssoos bài viết của Hà Văn Thịnh thấy ông này viết cũng có "chất" lắm, thầm nghỉ đây là người có tài nhưng ko gặp thời, nhưng khi ông viết về Đèn cù thì tôi hoàn toàn thất vọng. "“Lâu lắm rồi tôi mới được đọc một cuốn Hồi ký – tiểu thuyết giàu chất văn chương hay như thế về đời thường của các quan to, quan nhơ nhỡ, quan bé, quan dựa cột… dềnh dàng. Càng đọc thì càng phải toát mồ hôi để bụng bảo với dạ rằng thì ra mãi cho đến hôm nay mới biết mình ngu thậm ngu tệ, ngu không cho ai ngu cùng, ngu không biết đường về vì cái lẽ bị dối lừa suốt bấy nhiêu năm, đọc mòn sách mà cứ bán tin bán nghi về những điều xưng xưng hão…” Hóa ra lâu nay ông ko hề đọc sách, có gì trong Đèn cù mà ông thích thú và tâm đắc với dữ vậy. Hóa ra đó là sự tráo trở, dối trá, ngu tối...là hấp lực đối với ông giáo viên dạy sử HVT ư? Trần Đĩnh có chỗ viết cũng khá tâm trạng, nêu lên một khía cạnh của "thân phận con người", khá đạt. Nhưng HTV quả là càng đọc càng u mê...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, trước đây, thỉnh thoảng em cũng có đọc bài của Hà Văn Thịnh, thấy cũng đường được đấy chứ.

      Trừ những bài Thịnh gửi đăng trên quê choa thì thối như cứt.

      Xóa
  9. Đúng zậy, Tiếc cho ông HVT quá, gần mực thì đen mà !

    Trả lờiXóa