Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

25-4-1975 - Ngày "cuốc lủi".



(Lịch Cờ vàng Cali:
30-4-1975, ngày “cuốc hận”,
25-4-1975, ngày “cuốc lủi”).


Vào lúc 7h30 tối ngày 21-4-1975, Tổng thống Thiệu chính thức tuyên bố từ chức trên truyền hình và bàn giao ngôi vị Tổng thống VNCH lại cho cụ Trần Văn Hương. Trong diễn văn từ chức, ông Thiệu cam kết đặt mình dưới quyền lãnh đạo của tân Tổng thống và hứa hẹn, sẽ "sát cánh với các chiến sĩ để bảo vệ đất nước đến cùng".
Chỉ 12 tiếng đồng hồ sau đó, vào sáng ngày 22 -4- 1975, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã có công điện ủy quyền cho tòa Ðại sứ Mỹ tại Việt Nam cấp và ký sẵn một số parole documents. Các giấy tạm cư này chưa đề tên bất cứ ai, nhưng sẽ được dành riêng cho "phái đoàn" của ông Thiệu. Người Mỹ rất muốn ông Thiệu ra đi ngay sau khi từ chức.
Việc ông Thiệu ra đi là tất yếu phù hợp với ý muốn của người Mỹ, của quân đội và của cả chính ông Hương. Mỹ sẵn sàng "giúp" và thực tế đã gây những sức ép để ông Thiệu ra đi sớm nhưng lại muốn cho dư luận tin rằng đó là áp lực từ nội bộ chính quyền VNCH, chứ không phải từ tòa Ðại sứ Mỹ. Mặt khác, thông qua Lý Quang Diệu từ Singapore, họ gợi ý Thiệu phải đi lưu vong ở một thủ đô nào đó trong các quốc gia thuộc Ðông Nam Á, chứ không phải ở Mỹ.
Nhưng việc ông Thiệu ra đi và đi vào thời điểm nào hẳn nhiên cần phải giữ tuyệt đối bí mật. Thứ nhất, là để đảm bảo an ninh cho chính ông, vì đã có những sĩ quan tháo chạy từ mặt trận về bắn tiếng sẵn sàng "thịt" ông Thiệu nếu ông "đào ngũ". Và thứ hai, là để tránh sự hoảng loạn tinh thần xảy ra có thể dẫn đến bắn giết lẫn nhau trong đám đông binh sĩ và cả dân chúng, như đã xảy ra ở Đà Nẵng.
Chỉ đến ngày 25/4/1975, vấn đề ông Thiệu sẽ "tỵ nạn" ở đâu và cùng với ai mới được chính thức quyết định thông qua các văn bản. Và cũng "thần tốc" chẳng kém gì các mũi tấn công của đối phương, ngay tối hôm đó, vị cựu Nguyên thủ Việt Nam cộng hòa "lủi" khỏi đất nước. Rón rén, nhưng lẹ. Và không kèn, và không trống, không có cả đèn. 
Vì vậy, ngày 25-4, ngày ông Thiệu âm thầm ra đi thật xứng đáng được gọi là ngày "cuốc lủi" đối với các cụ cờ vàng Cali. Thật đáng khen các cụ năm nay khéo chọn ngày này để tổ chức "đại lễ tưởng niệm" thật linh đình. 
Điều đáng nói là các văn bản quan trọng có tích chất lịch sử nói trên đều được viết tay, không hẳn do dinh Độc Lập lúc bấy giờ đã hết người đánh máy, mà có lẽ, là do yêu cầu "tuyệt đối bí mật" như đã nói ở trên.

Trước hết, để có một chút vớt vát “sĩ diện” cho việc "cuốc lủi", tân Tổng thống Trần Văn Hương ban hành một văn bản cử cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm dẫn một phái đoàn đi Ðài Bắc, dưới danh nghĩa đi viếng Tổng thống Tưởng Giới Thạch vừa qua đời:
Quyết định viết tay của một cụ vừa mới làm Tổng Thống VNCH
Văn bản này do Đại tá Võ Văn Cầm, sĩ quan Chánh văn phòng của cựu Tổng thống Thiệu viết tay vào cuối cuộc họp buổi sáng ngày 25-4-1975. Đích thân cụ Hương đọc lại và tự tay nối thêm mấy chữ "trong khuôn khổ được luật lệ ấn định" trước khi ký. Cụ Hương, vốn là người cẩn thận nên quá lo xa, hoặc chỉ đơn giản là cụ chỉ muốn đề phòng tay chơi Nguyễn Văn Thiệu có thể "vung tay quá trán" như trong những chuyến “công du” trước đó
Toàn văn như sau:
TỔNG-THỐNG VIỆT-NAM  CỘNG-HÒA
TRẦN - VĂN - HƯƠNG

Quyết định:
1 – Nay đề cử cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đại diện Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đến Ðài Bắc để phân ưu cùng Chánh phủ và Nhân dân Trung Hoa dân quốc nhân dịp Tổng thống Tưởng Giới Thạch tạ thế.
2 – Sau đó hai vị trên được đề cử tiếp tục viếng thăm các quốc gia trên thế giới xét cần thiết trong vòng 6 tháng để làm sáng tỏ thiện chí hòa bình của Việt Nam Cộng Hòa đồng thời vận động các Chánh phủ và nhân dân các quốc gia đó hỗ trợ lập trường hòa bình của Chánh phủ và nhân dân ta.
Chương trình thăm viếng sẽ do hai vị tùy nghi quyết định thể theo sự thuận lợi của tình hình đối với các quốc gia đó.
3 – Yêu cầu Bộ Ngoại giao chỉ thị các Tòa Ðại sứ Việt Nam Cộng Hòa yểm trợ cần thiết để nguyên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nguyên Thủ tướng Trần Thiện Khiêm cùng phái đoàn chu toàn nhiệm vụ giao phó.
4 – Chi phí công tác do Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đài thọ,
 (Tổng thống Hương viết nối thêm mấy chữ) trong khuôn khổ được luật lệ ấn định.
Sài-gòn, ngày 25 tháng 04, 1975
(ký tên) 

Hương
Ngay sau đó, ông Thiệu tự tay mình viết danh sách phái đoàn trình Tổng thống Hương phê chuẩn. Để cho nhanh, ông cũng trình ông Hương  danh sách những người sẽ đi cùng cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm: 
Tờ trình, cũng viết tay, cũng của một cụ cũng vừa mới là Tổng thống VNCH khác

Nguyên văn:
Saigon 25/4/75
NGUYỄN VĂN THIỆU
Cựu Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Hòa 
Kính trình 
Tổng thống Trần Văn Hương,
- Thưa Cụ,
- Ðể thực hiện công tác cụ giao phó, tôi kính xin cụ chấp thuận cho những sĩ quan sau đây gọi là thành phần tối thiểu cần thiết để giúp tôi, đi theo tôi trong suốt thời gian công du:
1. Ðại tá Võ Văn Cầm
2. Ðại tá Nguyễn Văn Ðức
3. Ðại tá Nhan Văn Thiệt
4. Ðại tá Trần Thanh Ðiền
5.Trung tá Tôn Thất Ái Chiêu
6. Bác sĩ Thiếu tá Hồ Vương Minh
7. Ðại úy Nguyễn Phú Hải 
8. Phục dịch viên Nghị (binh sĩ)
Ngoài ra, Cựu Thủ tướng Ðại tướng Trần Thiện Khiêm cũng cần đem theo những sĩ quan và dân sự sau đây:
-  Trung tá Ðặng Văn Châu
-  Thiếu tá Ðinh Sơn Thông
-  Thiếu tá Nguyễn Tấn Phận
-  Ông Ðặng Vũ 
Ðại tướng Trần Thiện Khiêm nhờ tôi trình cụ chấp thuận ./.
Kính chào Tổng thống
(ký tên) Thiệu
(Bút phê của Trần Văn Hương tại góc dưới văn bản:)
Thuận
25/4/75
 (ký tên) Hương
Khoảng 7h30 tối hôm đó, sau khi đã về nhà riêng thay bộ đồ bốn túi bằng vải gabardine màu xanh rêu mới may, ông Thiệu trở vào dinh Độc lập, tự tay mang một hộp quà tặngTổng thống Trần Văn Hương. Trước khi rời khỏi dinh Độc Lập, ông Thiệu quay đầu nói với viên sĩ quan tùy viên đang theo sau: "Tôi sang nhà tướng Khiêm ăn cơm rồi trở về, chú khỏi đi theo".
Tại nhà tướng Khiêm, khoảng 9 giờ tối, trưởng chi nhánh CIA tại Saigon là Thomas Polgar vội vã điền tên từng người một vào các tờ parole documents (giấy tạm cư) đã được ký sẵn từ ngày 22-4. Đáng lưu ý, là thay vì theo quy định các dòng này phải được đánh máy, thì Thomas Polgar cũng đành viết tay nốt vì quên xách theo máy chữ. Các giấy tạm cư này rồi sẽ bị “cơ quan đại diện Hoa Kỳ” tại chỗ thu hồi, ngay khi "phái đoàn" đặt chân xuống Đài Bắc. Vì thế, chuyến "công du" của "phái đoàn"cũng chính thức chấm dứt tại đây, không "phân ưu" mà cũng chẳng có chuyện "tiếp tục viếng thăm các quốc gia trên thế giới" như quyết định của cụ Hương "giao phó".
Khoảng hơn 9h tối, đã đến giờ giới nghiêm, đường phố vắng lặng dưới ánh đèn nhập nhoạng. Từ nhà tướng Khiêm, tất cả cùng ra xe. Tướng Khiêm ngồi chung với Thomas Polgar, đi xe trước. Tiếp đó là xe chở cựu Tổng thống Thiệu, ngồi kẹp giữa Trung tướng hồi hưu Timmes (người được CIA sử dụng lại cho việc nắm bắt các tướng lĩnh VNCH) và đại tá Ðức. Phía trước là trung tá Chiêu ngồi cạnh tài xế Frank Snepp (sĩ quan CIA, tác giả cuốn sách Cuộc tháo chạy tán loạn). Những người khác chia nhau vào hai xe còn lại. Cả 4 xe đều mang biển số ngoại giao và do những người Mỹ tự tay cầm lái.
Ðoàn xe qua cổng chính Bộ Tổng Tham mưu, quẹo phải, đi thẳng vào cổng phi trường Tân Sơn Nhất. Qua trạm gác, Times yêu cầu Thiệu thấp đầu xuống để tránh bị lính gác nhận diện.
Vào những ngày này, một số các sĩ quan thuộc các đơn vị phòng thủ Saigon và các đơn vị đóng quanh khu vực sân bay Tân Sơn Nhất lại được rỉ tai là “ông Thiệu sẽ dùng Air Viet Nam để ra khỏi nước” và trên thực tế, chiếc chuyên cơ Boeing 727 của hãng Air Viet Nam dành riêng cho các VIP tầm cỡ quốc gia, do phi công trung tá Nguyễn Phú Hiệp lái đã được lệnh luôn trong tình trạng sẵn sàng cất cánh bất cứ khi nào ông Thiệu yêu cầu. 
Nhưng đó chỉ là chiêu bài tung tin thất thiệt của Sứ quán Hoa Kỳ. Trong bóng đêm đen ngòm bao phủ phi trường, chờ sẵn “phái đoàn” không phải là một chiếc Boeing 727 như các thành viên phái đoàn tiên liệu mà là một chiếc máy bay lạ. Một chiếc C-118, có số đuôi 231. Đây là chiếc máy bay do đích thân đại sứ Graham Martin điều động đột xuất từ Thái Lan sang Tân Sơn Nhất, dành riêng cho phi vụ “cuốc lủi” của vị cựu Tổng thống Việt Nam cộng hòa (*). 
Một người có tên trong danh sách "phái đoàn" và có mặt trong chuyến “cuốc lủi” năm ấy là thiếu tá Nguyễn Tấn Phận, cựu sĩ quan cận vệ kiêm tùy viên của Tổng Thống Việt Nam Cộng hòa, lúc đó phụ trách an ninh cho tướng Khiêm kể lại:
“Tôi giật mình khi nhận ra cả khu vực phi trường tối om. Dường như hệ thống điện hoàn toàn bị cắt. Nhìn vào cổng VIP – khu vực dành riêng cho các viên chức cao cấp – giờ nầy vắng tanh giống như cổng vào bãi tha ma. Ðoàn xe chạy vòng qua khu dành riêng cho hảng Air America của cơ quan tình báo Mỹ. Khi sắp tới đường băng, tất cả xe đều tắt đèn, di chuyển trong bóng đêm. Sau đó bóng một chiếc máy bay lù lù hiện ra dưới chân trời nhờ đèn trong buồng máy cháy sang, một loại máy bay giống như DC6 của không quân Mỹ. Khi tới gần chiếc máy bay, đoàn xe bất thần thắng gấp vì thấy có bóng người. Xe thứ hai ủi tới suýt đụng vào xe đi trước vì trời tối. Hai xe sau tạt qua hai bên hông xe Tổng thống Thiệu. Chiếc xe tôi ngồi vừa thắng gấp vừa bẻ tay lái kêu nghe ken két. Một cuộc biểu diễn ngoạn mục. Dù đó là do sắp xếp hay chỉ là một “tai nạn” nhưng dưới con mắt an ninh họ là những thành phần phải được liệt vào hàng các tay bảo vệ yếu nhân chuyên nghiệp. Xe Tổng thống Thiệu bị bao vây bởi ba chiếc xe Chevrolet to lớn. Xa xa trong bóng đêm, xung quanh chúng tôi xuất hiện có nhiều người Mỹ vạm vỡ, vận thường phục, súng M16 dựng đứng bên hông, trong thế tác chiến… Chúng tôi tông cửa xe, bước xuống mau. Tổng thống Thiệu đi trước, Ðại tướng Khiêm theo sau, rồi Polgar, Timmes. Chúng tôi nối đuôi theo sau. Hình ảnh ông Ðại sứ Graham Martin – một quan Khâm sai của Ðại Vương quốc Hoa Kỳ – hiện ra tại chân cầu thang máy bay như một vị thần hộ mạng, giống với hình ảnh ông thần miễu Ông Tà ở Ô-Môn quê tôi mà hồi nhỏ tôi đã tưởng tượng ra: đôi mắt xanh, tóc bạc trắng, hai tay dài lòng thòng… ai cũng phải sợ”.
“Ðúng 9 giờ 15 phút, giờ Sài-gòn.
Buồng máy máy bay tắt đèn. Phi cơ từ từ lăn bánh ra phi đạo, đem theo hai vị lãnh tụ quốc gia, một tướng lãnh Mỹ và 9 “quan” tùy tùng, hộ vệ! Chiếc phi cơ lượn một vòng trên bầu trời “đen tối” của không phận Sài-Gòn, rồi hướng về biển Ðông…”.(**)
Chuyến "cuốc lủi" của ông cựu Tổng thống Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu kéo dài suốt 15 năm, ngang bằng với cuộc lưu lạc nơi lầu xanh của nàng Kiều. Cho đến ngày 16-6-1990, khi, lần đầu tiên ông xuất hiện trở lại trước các cụ cờ vàng Cali và báo giới tiếng Việt hải ngoại, trong một cuộc hội thảo tại Orange County, California.
----------
Ghi chú:
(*) Điện văn  ngày 25 tháng 4 của đại sứ Graham Martin gửi về Tòa Bạch Ốc, dẫn theo cuốn Tâm tư tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, chương 18, tác giả:Ts Nguyễn Tiến Hưng, phụ tá đặc biệt về kinh tế của Nguyễn Văn Thiệu: 
Số 250420 - Chỉ mình ông xem và qua đường dây Martin Sàigòn số 0736 - FLASH Chuyển Ngay Ngày 25 tháng 4, 1975 Gửi tới: Tướng Brent Scowcroft (Phụ Tá An Ninh Tổng Thống Ford, chú thích của Nguyễn Tiến Hưng).
Lúc muộn chiều hôm qua, Tổng thống Hương nói với tôi là ông ta lo ngại cho sự an toàn của cựu Tổng Thống Thiệu. Nói chung, dường như ông ta cũng đã biết về một thông tin mà chúng tôi đã nhận được nhiều lần, đó là có một số phần tử của Không Quân Việt Nam là những người có ý kiến hết sức chống đối Thiệu và Khiêm, đã nói rằng hai ông này sẽ không rời khỏi Việt Nam mà còn sống nguyên vẹn. Chúng tôi biết rằng những phần tử này đang để ý chiếc máy bay thường dùng để chuyên chở các nhân vật cao cấp VIP của chính phủ đi ngoại quốc... “Tôi đã xếp đặt với Tướng Hunt ở NKP (Nakhom Phanom, Thái Lan) để ông ta gửi một chiếc C-118 tới Sàigòn sẵn sàng chiều nay. Chúng tôi cũng sẽ sắp xếp hết sức kín đáo để đưa hai ông Thiệu và Khiêm lên máy bay và cất cánh thật nhanh.
Chúng tôi đã suy nghĩ về việc này và chúng tôi chắc chắn rằng sẽ có thể làm hết sức nhanh để nếu có sự can thiệp nào thì chiếc máy bay đó cũng đã (cao bay xa chạy) ra quá tầm có thể truy kích được rồi... "Bởi vậy, trừ phi có chỉ thị ngược lại và ngay tức khắc từ chính ông Ngoại Trưởng, tôi sẽ tiến hành theo như trình bày trên đây. Ông Bộ trưởng không cần phải có hành động nào vào lúc này, trừ khi có người đặt vấn đề (tại sao lại) dùng máy bay quân sự, một điều tôi nghĩ khó có thể xẩy ra.… 
Trân trọng
Martin
(**) Trích từ bài viết Những ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn, tác giả Nguyễn Tấn Phận, Thiếu tá, cựu sĩ quan cận vệ và tùy viện của Tổng thống, phụ trách an ninh của tướng Khiêm, ông Nguyễn Tấn Phận là người tháp tùng phái đoàn Thiệu và Khiêm tối 25-4-1975. Các ảnh trên entry lấy trong bài viết trên. Có thể xem tại: 
http://namkyluctinh.org/a-lichsu/de2ch/ntanphan-ngaycuoinvthieu




20 nhận xét:

  1. Bác Lý truy tầm ra mấy cái này, sắp xếp lại, thấy dễ hiểu.

    Mà từ "cuốc lủi" này lại cho ta liên tưởng đến "diệu cuốc lủi" bác ạ. Tức loại rượu có cái "nút" lá chuối.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, chi tiết từ 21-4 đến 26-4-75 ông Nguyễn Tấn Phận, người trong cuộc, nói đủ cả, có đối chiếu với các tác giả phương Tây. Tôi chỉ bổ sung Nguyễn Tiến Hưng để làm rõ cái ý, tại sao ông Thiệu phải "lủi" và tai sao hai văn bản của hai ông tổng thống "phương diện quốc gia" lại đều phải viết tay.

      Xóa
    2. Ngoài lề và bâng quơ một chút.

      Ông Nguyễn Tấn Phận viết đoạn này, mình rất thích:
      "Hình ảnh ông Ðại sứ Graham Martin – một quan Khâm sai của Ðại Vương quốc Hoa Kỳ – hiện ra tại chân cầu thang máy bay như một vị thần hộ mạng, giống với hình ảnh ông thần miễu Ông Tà ở Ô-Môn quê tôi mà hồi nhỏ tôi đã tưởng tượng ra: đôi mắt xanh, tóc bạc trắng, hai tay dài lòng thòng… ai cũng phải sợ”.

      Thực tế đúng như thế, Matin đúng là vị thần hộ mạng của ông Thiệu và sau đó còn là với nhiều người khác. Ông ở lại đến phút chót để làm việc "di tản", bất chấp nguy hiểm bản thân. Mà trước đó thì ai cũng sợ, vì quyền sinh quyền sát là ở tay ổng. Phe phái nào, tướng lĩnh nào muốn đảo chính đều phải lườm nguýt thái độ ông, ông để thì sống mà ông không ưng thì chết. Ông Phận dùng hình ảnh rất hay là "thần miểu Ông Tà".
      Không biết ông Matin còn sống không, chứ nếu chết rồi thì những người được ông "cứu khổ cứu nạn" khi ấy cũng nên thờ cúng ông chu đáo, như ngày xưa các cụ vẫn thờ các "ông Tà".

      Xóa
    3. Sau khi mất Quân đoàn 1 và 2 vào tay QGPMN, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu gởi lá thư cuối cùng cho Tổng thống Mỹ Gerald Ford ngày 29/3/1975, viết lời thống thiết để cầu xin Hoa Kỳ giúp đỡ với nội dung như sau:

      "Kính Ngài Tổng Thống,

      Những sự kiện trong vài tuần gần đây đã đưa miền nam Việt nam vào 1 tình huống mới và nghiêm trọng. Hiện nay chúng tôi phải đương đầu với lực lượng địch quân đông hơn và trang bị tối tân hơn. Khi quân Cộng Sản đang tập trung cửa ngõ vùng đồng bằng, nhân dân và quân đội chúng tôi đã chuẩn bị với quyết tâm chiến
      đấu đến cùng để bảo vệ lãnh thổ và sự tự do của đất nước. Để thực hiện thành công của sự quyết tâm này, chúng tôi vô cùng cần đến những phương tiện chiến đấu, đó là vũ khí và đạn dược. Vì vậy, tôi rất biết ơn Tổng Thống tích cực vận dộng, thúc giục Quốc Hội biểu quyết chấp thuận việc viện trợ thêm về quân sự cho Việt
      Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên vì việc viện trợ quân sự cho VNCH đã là 1 vấn đề được mọi người biết đến và đang nóng lòng mong chờ nếu Quốc Hội biểu quyết từ chối chắc chắn sẽ là 1 ngón đòn mãnh liệt giáng xuống tinh thần quân đội chúng tôi khi chúng tôi đang chuẩn bị cho những trận đánh quyết định sắp tới. Chúng tôi muốn điều này sẽ không xẩy ra. Chúng tôi trân trọng và biết ơn sâu sắc với tất cả những hy sinh xương máu và tài sản của người dân nước Mỹ trong thời gian qua để giúp chúng tôi bảo vệ sự tự do của miền Nam Việt nam.

      Chúng tôi hoàn toàn hiểu rõ những vấn đề đạo đức và chính trị mà những nhà lập pháp Hoa Kỳ phải đương đầu khi họ xem xét vấn đề viện trợ cho VNCH. Nếu vì lý do nào đó họ thấy không thể cung cấp viện trợ quân sự cho VNCH, tôi có 1 đề nghị với Tổng Thống và mong Tổng Thống cứu xét cho.

      Thưa Tổng Thống, Tôi đề nghị Tổng Thống yêu cầu Quốc Hội đồng ý cho chúng tôi vay dài hạn lần cuối cùng số tiền 3 tỷ đô la, được phân chia trong 3 năm và kỳ hạn hoàn trả là 10 năm với mức lãi suất do Quốc Hội quyết định.

      Tiềm năng về dầu hỏa và nguồn lợi về nông nghiệp của chúng tôi sẽ thế chấp cho món nợ này. Số tiền vay này được gọi là "Freedom Loan". Số tiền này sẽ cho phép chúng tôi 1 cơ hội để được tồn tại trong 1 đất nước tự do và dân chủ. Chúng tôi kêu gọi lương tâm và lòng nhân đạo của nhân dân Hoa Kỳ đối với cảnh ngộ của đất nước chúng tôi, 1 người bạn đồng minh trung thành với nhân dân Hoa Kỳ trong suốt 20 năm sóng gió, 1 dân tộc đã chịu nhiều hy sinh vì chiến tranh, đau khổ vì Cộng sản trong 2 thập niên chiến đấu để giữ mảnh đất Tự Do này. Một dân tộc như vậy xứng đáng với lòng thông
      cảm và sự giúp đỡ. Trong giờ phút vô cùng khẩn thiết, chúng tôi mong muốn Tổng Thống thúc giục Quốc Hội xem xét dễ dàng, cấp bách cho lời yêu cầu của tôi là được vay "số tiền vì Tự Do". Đây sẽ là hành động cầu xin cuối cùng của tôi, 1 người bạn đồng minh, gởi đến Tổng Thống và toàn thể nhân dân Hoa Kỳ.

      Trân trọng kính chào.

      Nguyễn Văn Thiệu
      Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa ."

      Xóa
    4. Vâng, tôi cũng có trích một phần lá thư này đưa vào entry "Vương bá cầm đồ" rồi bác Khoằm ạ.

      Xóa
  2. Từ "cuốc lủi" rất hay ạ. Rượu cuốc lủi cũng là từ mới, nay có thêm nghĩa mới

    Trả lờiXóa
  3. Chữ trong Nam: Rượu "đế", chữ ngoài Bắc: rượu "cuốc lủi" đều bắt đầu có từ thời Pháp khi chúng độc quyền cung cấp rượu mục đích là loại các anh Ba Tàu ra khỏi vòng. Rượu ta bị dính theo, trở thành rượu "lậu", phải nấu trộm ở ngoài đồng (ruộng "đế" trong Nam, "đế" là tên một loài cỏ) vừa nấu vừa anh chừng, thấy động là phải ôm đồ nghề mà "lủi" cho nhanh, như con cuốc.(con cuốc không bay, mà nó lủi rất nhanh và rất êm, hồi bé mình đã thấy).

    Trả lờiXóa
  4. Cô Lý 4 chân ngoắt đuôi liên tục liên tục thế mà bảo không rãnh HẾ HẾ HẾ !!! !!! !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chú Đuôi đấy à, hôm nay anh "rãnh", được chưa?
      Xếp Lu nhà chú đâu gòi, hôm nay không sai chú nói gì với anh nữa à?

      Xóa
    2. Không phải anh, chú nhá ! Anh thì không có cái Hế hế hế bao giờ.
      Xem ra anh ám ảnh chú thế à !
      Vậy thôi, hôm nay không hứng với chú !

      Xóa
    3. Ồ thế ra đây mới đúng là chú Đuôi, chú Đuôi nhà mình không Hế hế hế bao giờ.
      Đúng là chú Đuôi có khác, anh gọi một cái là thò ra ngay, ngoan ghê!

      Xóa
    4. Nhàn du thiên hạ, ghé thăm blog chú, giải khuây một lúc chứ chả muốn "tranh luận" với chú nữa. Giờ biết tổ tông tam đại nhà chú, những kẻ sống ở vùng cố đô Ninh Bình, những kẻ COI CHÓ LÀ SẾP thì ngay cái việc làm thú giải khuây cho anh thì chú cũng không có cửa.
      Trình thông kim bác cổ của chú thì nó thể hiện qua việc chú trí trá nghĩa của câu ca dao cơ bản : NGHĨA MẸ (NHIỀU) NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA thành ra là NGHĨA MẸ (TINH KHIẾT) NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA.
      Cho nên tôi mới không lạ về việc chú và tổ tông tam đại nhà chú coi CHÓ là sếp, hay nhà thờ họ của chú ngoài việc trưng câu đối, chắc có lẽ cũng trưng 1 cái tượng chó ở vị trí trang nghiêm nhất.
      Vì thế, anh sẽ tránh xa, không "dây" với chú và tổ tông tam đại nhà chú.
      Và anh cũng sẽ kết thúc các cuộc giải khuây với chú ở đây và chỗ khác, ngoại trừ việc đứng ngoài xem chú và chú Hehe choảng nhau.
      Chú có thể xóa còm này, hoặc không. Vì chú kiểm soát BLOG CỦA MÌNH rất tốt cơ mà !

      Xóa
    5. Anh thách chú chạy khỏi lóc anh đấy. Thân phận cái đuôi như chú làm sao chạy nổi.

      Xóa
    6. Nhàn du thiên hạ, rảnh rỗi vô lốc chú Lý, chọc chú chơi, tợ như Khổng Minh chọc chết Chu Du. Mà Du thì có vợ đẹp chim sa cá lặn là Tiểu Kiều, chắc vợ chú Lý cũng đẹp thế, cỡ như Thúy Kiều chăng ? Nhớ Thúy Kiều, tự dưng muốn tặng chú đôi câu thơ :
      Trăm năm trong cõi người ta
      Chín phương làm đ...., chú (Lý) là mười phương !
      Vậy thôi, hôm nay anh hứng với chú cũng chỉ thế thôi !

      Xóa
    7. Đấy, anh đã bảo mà, thân phận cái đuôi chó như chú làm sao thoát khỏi lóc anh.
      Chẳng những thế, đến nắm rơm anh tọng vào mồm chú he (blog Giao) hay cái rắm anh thả (bên loc Phẹt) chú cũng phải tha về đây, nhỉ.

      Xóa
    8. Ấy ấy, mấy lão trên không phải anh. Anh thì chỉ chọc chú thôi, chứ có bao giờ anh lôi tam đại tổ tông của chú lẫn vợ chú vào đây.
      Xem ra anh ám chú dữ quá !
      Vậy thôi, hôm nay không hứng với chú !

      Xóa
    9. Chú Lý này ! Nhà cầu của anh bị hư, nên anh mượn tạm loc chú làm chổ bài tiết. Cớ gì chú lại bốc lên mũi ngửi, cho vào mồm nếm rồi lại bảo này nọ kia.
      Mặt thì úp "lời đồn", mũi mồm thì thử chất thải. Chú hạ cấp đến thế sao ?
      Mà này, lễ thống nhất chú có về quê không, anh gửi cho ít quà cúng vào nhà thờ họ của chú. Cũng chẳng có gì, thức ăn dạng viên, của Thái chú ạ, con Lu nhà tôi thích lắm !
      Vậy nhá, hôm nay anh hứng với chú thế thôi !

      Xóa
  5. Hahaha chú cũng rành thời sự dữ.

    Chú có nhầm một chút, QUÍ GIÁ chứ không phải TINH KHIẾT. NGHĨA MẸ (QUÍ GIÁ) NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN CHẢY RA. Í cô Lí là, vì NƯỚC được ví với nghĩa mẹ nên nước í là QUÍ GIÁ hehe.

    Nhưng chú bảo anh với cô í "choảng" nhau là chính xác. "Choảng" chứ không phải "tranh luận". Có cái qué gì để tranh luận đâu phải không chú?

    -hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tội nghiệp! Giờ hạ cấp đến mức phải ăn theo cả cái đuôi chó cơ à hehe?

      Xóa
    2. Ơ hơ !
      Cái đuôi chó Thiên Lý lúc này ngúc ngoắc dữ nhỉ ? Chắc là được đầu chó tọng cho mấy khúc xương rùi !
      Phấn đấu lên nhá, thế nào rùi cũng lên được phận buồi chó thôi !
      Hôm nay anh hứng với chú tới đây thôi !

      Xóa