Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Binh pháp “dục cầm, cố túng”


Hình như, mốt bi giờ là cứ phải chổng CMN đít lên giời thì ắt được coi là "người yêu nước", các "lều báo" ạ!

Truyện xưa:
Một anh trò nghèo, một bữa phải mang áo đến cầm cho một nhà giàu, chủ nhà vốn là một viên hưu quan, khá hay chữ.
Ông quan nhận áo và có chút đồng cảm, bèn ra một vế đối:
-         Quân tử cố cùng, quân tử cùng, quân tử cố.
Đại ý, người quân tử (phải) bền chí lúc cùng khổ, càng lúc cùng quẫn càng nên cố gắng, hàm ý động viên anh trò nghèo. Nhưng cũng có chút bỡn rằng, đã mang danh người quân tử, ai lại đem đồ đi cầm cố thế này, khà khà?
Chỗ độc đáo ở đây là là chữ “cố” ngoài nghĩa Hán là bền chí, cố gắng, còn có nghĩa Nôm là cầm cố, chỉ đích danh hành vi của anh học trò.
Bốn chữ “quân tử cố cùng”, gọi là tập cổ, một lối chơi chữ thời xưa mà ngày nay rất có thể bị coi là “đạo văn”, vì được viên quan trích xuất từ sách Luận ngữ, chương Vệ Linh công.
Anh học trò mau mắn đối lại:
-         Khổng Minh cầm túng, Khổng Minh túng, Khổng Minh cầm
Nghĩa chữ Hán là Khổng Minh bắt (cầm), thả (túng), thả xong lại bắt. Mặt khác, nghĩa Nôm cũng tếu táo trả lời câu hỏi đùa của viên quan: chẳng qua nhà cháu học theo cụ Khổng Minh, túng quá thì đành đem áo đi cầm vậy, hị hị!
Mấy chữ Khổng Minh cầm túng cũng được dẫn từ tích “Khổng Minh thất cầm Mạnh Hoạch” trong truyện Tam Quốc diễn nghĩa, hồi thứ 90, trong đó Khổng Minh 7 lần bắt (cầm) và thả (túng) tướng xứ Nam man, tên là Mạnh Hoạch.
So cái sự “cầm, cố” của mình với chuyện “bắt, thả”  của Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng, anh học trò tài hoa lại có cái khẩu khí đại ngôn dường ấy, sau này có thể làm đến bậc thừa tướng như Khổng Minh chứ chẳng chơi.
Cứ theo mô típ có hậu của các câu chuyện dân gian, hẳn là ông quan sẽ cấp tiền cho anh trò giỏi mà chẳng cần giữ áo. Thậm chí có thể tán thêm rằng, sau đó, ông ta còn hứa gả con gái cho anh này và nuôi ăn học cho đến khi anh ta thi đỗ, làm quan.
Rất lâu sau thời Tam quốc, (vào khoảng đời Minh hoặc Thanh), người Tàu đặt ra một bộ binh thư, gọi là Tam thập lục kế.
Trong Tam tập lục kế, thì kế thứ 16 mang tên “Dục cầm cố túng”, nghĩa là “muốn bắt, thì hãy thả”.
Trở lại chuyện Khổng Minh bắt Mạnh Hoạch, Hoạch bị Khổng Minh "cầm, túng" đến sáu lần nhưng đều chưa chịu tâm phục, và khẩu cũng chưa phục.
Được thả, lần này Mạnh Hoạch quyết chí cầu viện Ngột Đột Cốt ở nước Ô Qua. Ngột Đột Cốt có mười vạn binh thiện chiến, thảy đều mặc giáp đan bằng sợi mây khô tẩm dầu. Giáp này gươm chém không đứt, tên bắn không thủng, nhưng có chỗ nhược là dễ cháy. Khổng Minh biết chỗ yếu ấy bèn dụ quân của Đột Cốt vào hang Bàn Xà và dùng kế hỏa công thiêu rụi toàn bộ binh mã của y.
Mạnh Hoạch tin rằng Đột Cốt đã vây chặt Khổng Minh nơi Bàn Xà Cốc bèn cả mừng dẫn binh đến. Đến nơi chỉ thấy lửa cháy đùng đùng, Hoạch hoảng sợ quay ngựa tháo lui không kịp, bị quân Thục bắt sống. Lần này, Khổng Minh lại tha, Mạnh Hoạch khóc nức nở than rằng: “Bảy lần bắt, lại bảy lần tha, ta còn lòng nào không phục”, sau đó gọi hết người nhà đến hàng.
Khổng Minh trả toàn bộ đất đã chiếm và giao cho Mạnh Hoạch thay mình quản lý vùng biên cương này.
Cũng trong truyện Tam Quốc, trước khi Khổng Minh “bắt, tha” Mạnh Hoạch thì Tào Tháo đã áp dụng chiến thuật “Dục cầm cố túng” với Quan Vũ,.
Khi Tào Tháo đánh Từ Châu, Lưu Bị, Trương Phi, mỗi người chạy một ngả. Riêng Quan Vũ, vì vợ con Lưu Bị vướng cẳng, chạy không kịp, bị Tào Tháo bắt. Tháo chẳng những không giết mà còn phong Quan Vũ làm Thiên tướng quân, tước Hán thọ đình hầu, 3 ngày đãi một yến nhỏ, 5 ngày đãi một tiệc lớn, quan tâm đến cả cái túi bọc râu cho Quan Vũ. Thậm chí khi biết Quan Vũ muốn rời Tào để về với kẻ đại thù là Lưu Bị, Tháo còn dắt luôn con thần mã Xích Thố “mỗi ngày đi được ngàn dặm” tặng cho Quan Vũ, để Vũ có "phương tiện" đi tìm Bị. Việc “cố túng” của Tháo đối với Quan Vũ ngay lúc bấy giờ thì chẳng đạt mục đích "cầm" chân Vũ, nhưng mấy năm sau thì bất ngờ phát huy tác dụng. Ấy là khi Quan Vũ cam kết theo lệnh Khổng Minh, phục bắt được Tào Tháo tại hẻm núi Hoa Dung. Nghe Tháo nhắc lại những ơn nghĩa trước đây đối với mình, Quan Vũ không thể xuống tay tàn nhẫn, đành tha cho Tào Tháo và tự trói mình, trở về chịu tội trước Khổng Minh.
Sau này, Mao Chủ Xỉ, vào những năm 1956 - 1957, được cho là cũng áp dụng mưu "muốn bắt thì thả" khi mở chiến dịch “trăm hoa đua nở” (Bách hoa tề phóng, chữ phóng, cũng có nghĩa là tha, thả).
“Ngày 26-5-1956, Lục Định Nhất thay mặt Trung ương Đảng nói chuyện trước giới trí thức thủ đô là Đảng chủ trương “trăm hoa đua nở” đối với công tác văn nghệ và “trăm nhà đua tiếng” đối với công tác khoa học, rằng chủ trương đó đã được Mao Trạch Đông tuyên bố tại hội nghị tối cao của Quốc Vụ viện.
Tháng Ba năm sau, tại hội nghị công tác tuyên truyền toàn quốc với sự tham dự của 800 cán bộ tư tưởng của Đảng, Mao Trạch Đông đã trình bày sự đánh giá đối với thành phần trí thức. Theo ông, tuyệt đại đa số tán thành chế độ xã hội chủ nghĩa, một thiểu số tuy không nhiệt tình hoan nghênh như vậy nhưng vẫn yêu nước, còn lại rất ít là thù địch, vì vậy cải tạo trí thức là cần thiết và trí thức phải kết hợp với công nông. “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” là phương châm lâu dài của Đảng, phải mạnh tay “phóng” cho mọi người dám phát biểu, dám phê bình, dám tranh luận. Tiếp đến, ngày 27 tháng Tư năm 1957 Trung ương Đảng chính thức ban bố “Chỉ thị chỉnh phong”. Thế là trong chỉnh, ngoài phê, bao nhiêu cuộc tọa đàm, bao nhiêu buổi sinh hoạt tổ nhóm để nghe ý kiến của quần chúng được tổ chức, đâu đâu cũng thấy “tề phóng”, đâu đâu cũng nghe “tranh minh”. Ngày 19 tháng Năm năm 1957 những tờ đại tự báo (báo chữ to) bắt đầu dán trong các trường đại học nặc danh phê bình cán bộ lãnh đạo đảng, chính quyền một cách táo bạo hơn. Trúng kế rồi, nhân đại phóng, đại minh, đại tự báo, đại tranh luận mà “cỏ dại”, mà “tiếng lạ” đã lộ hình, đã rõ âm, bị tóm gọn trong một rọ "phần tử hữu khuynh chống Đảng chống chủ nghĩa xã hội".
Tháng Sáu, cuộc phản kích chống hữu khuynh bắt đầu. Tháng Bảy, tại Thanh Đảo, trước hội nghị bí thư các tỉnh thành, Mao Trạch Đông chỉ rõ quan hệ giữ chỉnh phong và chống hữu, ông mới tiết lộ mưu kế bốn giai đoạn: giai đoạn đại minh đại phóng, giai đoạn phản kích, giai đoạn sửa đổi điều chỉnh, giai đoạn mỗi người tự nghiên cứu văn kiện, phê bình phản tỉnh và nâng cao. Ngày 29 tháng Sáu, bộ chỉ huy chống phái hữu quy định phải điểm danh, Bắc Kinh 400 người, cả nước 4.000 người. Mười ngày sau, “chỉ tiêu” đó nâng lên 800, 8.000. Đến tháng Chín, báo cáo tại hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa 8, con số phần tử hữu khuynh là 6 vạn và cuối chiến dịch vào mùa hè năm 1958 lên tới 55 vạn.
Cuộc chiến đấu chống hữu huynh mở rộng đến các huyện, các khu, nhà máy, hầm mỏ.
Nội bộ nhân dân bị phân chia thành ba phái hữu khuynh, trung lập và tả khuynh. Trong phần tử hữu khuynh lại vạch rõ loại cực hữu, xếp họ về phía bên kia giới tuyến – thù địch chính trị với nhân dân, nâng thành mâu thuẫn đối kháng địch ta. Từ số lượng, tính chất cuộc vận động chống hữu khuynh đã tỏa lan, cộng thêm phương pháp đấu tranh lại là “tứ đại” (đại minh, đại phóng, đại biện luận, đại tự báo) nên mức độ và kết quả càng thâm hiểm và nghiêm trọng. Nhiều đồng chí trung trinh, nhiều bạn bè hợp tác đã lâu dài với Đảng, nhiều trí thức tài năng, nhiều thanh niên nhiệt huyết v.v… bỗng nhiên bị truy chụp, đấu tố đã trở thành kẻ thù, bị hãm hại suốt đời”.(*)
Đại loại, đó là vài ví dụ về việc dùng mưu “muốn bắt thì thả”của người Tàu. Tào Tháo và Khổng Minh thì dùng nó để chinh phục kẻ thù, riêng trường hợp của Mao thì "sáng tạo" hơn các tiền bối, ở chỗ bác Mao dùng mưu này với chính các đồng chí của mình.


Ví dụ về môt người được gọi là "yêu nước", công an quận HK đã gửi giấy "khen"
Còn ở xứ ta, mới tháng trước, người ta vừa tặng giấy khen cho một thanh niên, vì “đã có nhiều thành tích trong công tác phòng chống tội phạm góp phần giữ vững ANTT trên địa bàn Thủ đô”, thì tháng sau, anh này bỗng bị liệt vào loại “DLV tự phát”, thuộc dạng "đối tượng" mà công an còn đang hẹn sẽ “xác minh”.
Lại cũng mới vài tuần trước, người ta vừa “khen” những người tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội), bất chấp các khẩu hiệu họ trưng ra chỉ nhằm chửi bới chính quyền, chả liên quan gì đến việc tưởng niệm, là những “người yêu nước”, thì tuần sau, thay vì gửi giấy "khen", Công an quận Hoàn Kiếm lại gửi nhầm cho họ các "giấy triệu tập".
Liệu có phải đó cũng là chiến thuật "dục cầm cố túng” học theo bác Mao, nhằm phân biệt cho rõ, thế nào là "DLV tự phát" và thế nào là "người yêu nước"

Đành bịt mũi chờ xem hồi sau sẽ rõ.


-------------
(*) Theo Nhà báo & Công luận - thứ Sáu 14/10/2011




5 nhận xét:

  1. " Thậm chí khi biết Quan Vũ muốn rời Tào để về với kẻ đại thù là Lưu Bị, Tháo còn dắt luôn con thần mã Xích Thố “mỗi ngày đi được ngàn dặm” tặng cho Quan Vũ, để Vũ có "phương tiện" đi tìm Bị."
    Chổ này thằng Lý không biết vô tình hay cố ý mà viết sai truyện của La Quán Trung.
    Nguyên tác như sau : Từ khi được Quan Vũ, Tháo mừng lắm. Ngoài việc 3 ngày đãi một yến nhỏ, 5 ngày đãi một tiệc lớn thì Tháo còn tặng Vũ vàng bạc và mỹ nữ phục dịch. Vũ nhận, vàng bạc gói lại, mỹ nữ thì đưa vào phục địch cho nhị tẩu (vợ Lưu Bị). Một hôm thấy ngựa Vũ gầy ốm, Tháo tặng Vũ môt con ngựa sắc lông đỏ chóe và cho Vũ biết là ngực Xích thố của Lã Bố. Vũ sụp xuống lạy tạ Tháo. Tháo không hài lòng, mới hỏi : Sao ta cho vàng, gái đẹp ngươi không tạ mà lại tạ chỉ vì một con súc vật. Vũ thưa :
    TÔI BIẾT CON NGỰA NÀY 1 NGÀY ĐI NGÀN DẶM , SAU NÀY CÓ THỂ CHỈ TRONG 1 NGÀY LÀ CÓ THỂ THẤY ĐƯỢC MẶT ANH TÔI (LƯU BỊ)
    Tháo nghe, hối thì đã không kịp.
    Làm gì có chuyện Tháo biết Vũ không quên chúa cũ mà còn tặng ngựa thiên lý
    Còn cái túi bọc râu là do vua Hán Hiến đế tặng cho Vũ.
    Mà này thằng Lý, ngựa chạy ngàn dặm được gọi là Thiên lý mã, mi mà làm NGỰA thì chạy được thế không ?
    VĂN
    (Vũng Chùa - Quảng Bình)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cu nặc danh đã dốt lại còn lắm mồm, dốt thì anh còn để còm, chứ lắm mồm là anh xóa tiệt đấy nghe chửa.

      Giờ nghe anh dạy đây:
      Tháo có biết chuyện Vũ không quên chúa cũ khi tặng ngựa không, và biết vào lúc nào?
      Trả lời: Tháo biết ngay từ đầu khi Quan Vũ xin hàng, chứ không phải sau khi tặng ngựa mới biết Vũ sẽ đi theo Lưu Bị. Vì đó là điều kiện tiên quyết để Vũ đầu hàng.

      Ngay từ khi buộc phải hàng Tào Tháo, Vũ đã ra 3 điều kiện: 1, tao hàng, nhưng là hàng Hán chứ không hàng Tào (điều kiện này vớ vẩn nhất, và cho thấy Vũ là kẻ háo danh, vì Tháo lúc bấy giờ "chính danh" là tướng nhà Hán). 2, Tháo phải giữ gìn và chăm sóc cho hai bà chị dâu (điều kiện vớ vẩn hạng hai, bảo vệ vợ anh còn hơn cả "chính chủ", trong khi đó Lưu Bị, Trương Phi đều "bỏ của" để chạy lấy người, tệ hơn cả các cụ cờ vàng). Điều kiện thứ 3, hơi khó xử, làm Tháo ngần ngừ một lúc rồi mới quyết: "Hễ ta nghe thấy Hoàng thúc ở đâu, không quản trăm dặm nghìn dặm, lập tức ta cáo từ, rồi đi theo".

      Túm lại là Tháo biết và chấp nhận cả việc"Vũ sẽ ra đi" ngay từ đầu, và đó là vấn đề then chốt, nhưng Tháo vẫn quà cáp yến tiệc, vẫn tặng áo bào, tặng ngựa, tặng xong có khi lại tiếc vì bản chất Tháo là kẻ đa nghi, thiếu quyết đoán. (Tháo ân hận ngay cả khi tặng áo đẹp cho Vũ, Vũ nhận, mặc xong lại mặc trùm cái áo cũ do Bị ban cho ra bên ngoài, bảo là để luôn nhớ tới ông anh và hễ có dịp là lên đường).

      Vì vậy, dốt như cu thì tốt nhất là nên ngậm mõm lại để nghe được nhiều hơn. Và, mặc dù cu đổi tên đến lần thứ ba rồi nhưng nếu còn để tên Văn - Vũng chùa là anh xích ra cột điện đấy, đéo lôi thôi!.

      Xóa
    2. Ra cột điện, như đã nói, vì đã ngu lại còn lắm mồm!

      Xóa
  2. Thiên lý bị coi khinh, nỡ để Ái Quốc giết oan người ái quốc.
    Nhân luân không xem trọng, mong gì Chung Đức vừa đức lại vừa chung.
    P/s : Thiên lý có nghĩa là luật trời, đứa nào nghĩ đó là tên người thì cứ việc, tau không cấm cản chi mô.
    VĂN
    (Vũng Chùa - Quảng Bình)

    Trả lờiXóa
  3. Nhắc Tam Quốc, nhớ ra trong đó có tích " Ném con thu phục bụng anh hùng"
    Lưu Bị bị Táo Tháo đánh tan tác ở Kinh Châu, vợ con thất tán trong đám loạn quân. May nhờ có hổ tướng Triệu Vân (Tử Long) xông qua trong đám quân Tào trăm vạn, cứu được thái tử A Đẩu (Lưu Thiện).
    Gặp được Lưu Bị, Vân trao A Đẩu cho Lưu. Lưu bồng con rồi ném thẳng xuống đất : Vì mày mà suýt nữa tao mất một viên hổ tướng.
    Vân thụp xuống, lạy mà khóc rằng : Ơn đức của chúa công, Vân này dù gan óc lầy đất cũng không đáp đền được.
    Hết trích.
    Nay xem chuyện ở Bờ Hồ, mới thấy tướng Chung dùng kế của Lưu Bị, ném con (lũ DLV) để thu phục anh hùng (những người yêu nước)
    Hỡi bè lũ DLV, chúng mi đừng oán trách, cũng chớ ngạc nhiên chi cả. Thân làm chim sẻ như chúng mi thì sao biết được ý đồ của của chim hồng chim hộc. Dù có thế nào đi nữa thì chúng mi cũng là con của hắn, hay thậm chí còn là một phần thân thể của hắn, giống như những cái vòi xúc tu của giống loài bạch tuộc.
    Hãy yên tâm nhá !
    VĂN
    (Vũng Chùa - Quảng Bình)

    Trả lờiXóa