Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

“DÂN OAN MẤT ĐẤT” XỨ MẼO



Chả biết khi sang Mỹ, những nhà rân trủ xứ Vịt như anh Cù, anh Cày, chị Thủy... có còn thiết tha lóng bỏng với chuyện “dân oan mất đất” hay không? Hình như không. Nhưng nếu anh chị muốn vớt thêm chút sĩ diện về “tinh thần chanh đấu”, thì đây, cụ Lý xin mách các anh chị chuyện “dân oan mất đất” xứ Mẽo.
Là để các anh chị có cơ sở phát cmn cái đơn kiện chính phủ Mẽo, đặng nâng cái sự nghiệp “dân oan” của mình lên đến tầm "cuốc tế" ấy mà.
-----------
Lịch sử hình thành nước Mỹ có thể tính bắt đầu từ chuyến đi định mệnh của nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Cristoforo Colombo. Năm 1492, ông này định vượt Đại Tây Dương sang Châu Á, dọc đường mắt nhắm mắt mở thế nào đâm sầm vào lục địa này, mà trong bụng vẫn đinh ninh rằng mình đã đến Đông Ấn Độ. Vì vậy các thổ dân ở đây được gọi là người “Indians” và vùng đất mới này được người Tây Ban Nha gọi là “Tây Ấn Độ”. Mãi đến năm 1507, một anh thợ vẽ bản đồ là Martin Waldseemüller mới đặt tên cho lục địa mới này là "America", theo tên của Vespucci Amerigo, một ông thực dân khác cũng người Tây Ban Nha.
Người “Indians”, hay còn được gọi là người da đỏ, mà thực ra, màu da màu tóc của họ cũng chả khác ta là mấy, vì theo các nhà nghiên cứu nhân chủng học của Đại học Havard, thì họ thuộc đại chủng Mongoloist, tức là tộc người Mông Cổ.
Thực tế là những người da đỏ đã có mặt ở Châu Mỹ này hàng trăm năm trước khi Colombo ra đời, rõ ràng chính họ mới là những người đã khám phá ra châu Mỹ chứ không phải "tái khám" như Colombo. Và hiển nhiên là, chủ nhân đích thực của nước Mỹ phải là những người bản địa này, chứ không phải là đám tạp chủng như ngày nay.
Người ta ước tính, khi Colombo “khám phá” ra châu Mỹ, dân số người da đỏ có khoảng 8 triệu người và đến năm 1900 thì chỉ còn lại 237 ngàn, tức là 97 % dân số của các bộ lạc da đỏ đã bị tiêu diệt.
Nói một cách chính xác thì đây thực sự là một cuộc diệt chủng của những người rồi sẽ viết ra bản Tuyên ngôn rất hay ho rằng:
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Và dưới đây, là  quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của người da đỏ ở nước Mỹ liệt kê qua một số sự kiện:
Ngày 29-11-1813, quân Georgia do tướng Floyd chỉ huy đã tấn công một làng của bộ tộc Creek bên bờ sông Tallapoosa (quận Macon, bang Alabama ngày nay), giết 200 người da đỏ và đốt cháy ngôi làng của họ.
Ngày 1-8-1832, tại Bad Axe, binh lính dưới quyền Tướng Henry Atkinson giết chết khoảng 150 người da đỏ, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em gần Victory, Wisconsin ngày nay.
Ngày 24-10-1840, bên bờ sông Colorado, Đại tá Moore đã tàn sát 140 người Comanche, gồm cả phụ nữ, trẻ em và bắt giữ 35 người khác trong ngôi làng của họ.
Năm 1840, một đội cảnh sát do đại tá Salvador Vallejo chỉ huy đã tàn sát 150 người da đỏ thuộc bộ tộc Pomo và Wappo ở vùng Clear Lake, California.
Tháng 3-1846, từ 120 đến 200 người da đỏ, chủ yếu là người Yana đã bị lính của chỉ huy Frémont giết hại khi đang tụ tập bên bờ sông Sacramento ở California.
Năm 1851, các thợ mỏ da trắng đã tấn công khu định cư của người Wintu ở gần thị trấn Old Shasta, giết chết 300 người và đốt cháy nhà cửa của bộ lạc này.
Ngày 23-4-1852, 70 người Mỹ do cảnh sát trưởng William H. Dixon dẫn đầu đã giết chết hơn 150 người thuộc bộ tộc Wintu trong thung lũng Hayfork ở California.
Năm 1853, những người định cư da trắng đã tấn công và đốt cháy một ngôi làng của người Tolowa tại Yontocket, 450 người da đỏ đã thiệt mạng trong vụ thảm sát này.
Vào tháng 4-1859, để trả thù cho vụ giết 3 con bò và 1 con ngựa của một chú trại da trắng ở Round Valley, quân California đã tàn sát 240 người da đỏ trên sông Eel.
Ngày 26-2-1860, ba cuộc thảm sát đã được tiến hành gần như đồng thời ở vùng đất Tuluwat của người Wiyot, khiến 200 – 250 người chết. Nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em.
Năm 1861, những người định cư Mỹ đã tấn công một ngôi làng của người Wailaki ở hẻm núi Horse, giết 240 người tại đây.
Ngày 29-1-1863, Đại tá Patrick Connor đã tiến hành cuộc tàn sát 280 người Shoshone, gồm cả phụ nữ và trẻ em bên sông Bear, gần Preston, Idaho.
Năm 1864, dân quân California đã tàn sát 300 người da đỏ thuộc bộ lạc Yana khi họ tập trung ở Oak Run để cử hành một buổi lễ thiêng liêng.
Ngày 29-11-1864, các thành viên của lực lượng Colorado đã tấn công một ngôi làng không vũ trang của người Cheyenne ở Sand Creek, giết chết ít nhất 160 người, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.
Ngày 27-11-1868, đoàn kỵ binh số 7 do G. A. Custer chỉ huy đã tập kích một ngôi làng của Cheyenne, giết chết 140 chiến binh cùng “một số” phụ nữ và trẻ em da đỏ, mà theo ước tính có thể lên đến 75 người.
Ngày 30-4-1871, một đội quân do William Oury, cựu Thị trưởng thành phố Tucson đã tấn công người Apache tại trại Grant, Arizona, giết chết 144 người.
Ngày 29-12- 1890 một cuộc tàn sát đẫm máu đã xẩy ra tại Pine Ridge, thuộc tiểu bang South Dakota, 150 người da đỏ Lakota, đàn ông, đàn bà và trẻ em bị giết.
Không những chỉ biết dùng súng đạn để thực hiện “đền bù giải tỏa”, người Mỹ văn minh còn rất biết cách cướp đất của người da đỏ bằng những Hiệp ước.
Năm 1828, Andrew Jackson đắc cử tổng thống Hoa Kỳ và tuyên bố rằng người Da đỏ cần phải biến mất giữa nền văn minh hiện đại và sắc tộc trội hơn [Those tribes cannot exist surrounded by our moral habits…Etablished in the midst of superior race, they must disappear – Andrew Jackson]. Hai năm sau, Andrew Jackson ban hành Luật “Indian Removal Act” (Bứng người Da Đỏ) cưỡng bách những người bản địa từ miền Đông Hoa kỳ sang miền Trung, bây giờ là Oklahoma, khiến cho cả chục ngàn người chết, bỏ thây dọc đường trong gió rét tuyết rơi. Cuộc di dân này được mệnh danh là  “Trail of Tears” (hành trình trong nước mắt).
Tranh vẽ về cuộc Hành trình nước mắt. Theo thống kê, đã có 70.000 người bản địa bị bắt phải rời khỏi vùng đất quê hương, trong gió rét tuyết rơi. 

Năm 1851, Hiệp ước Fort Laramie được lập ra quy định ranh giới của nước Lakota  tự trị. Mười năm sau, tổng thống A. Lincoln ký luật Nhà đất, cho phép hàng loạt những người da trắng xâm nhập khu đất của người Da Đỏ. Hai năm sau, 38 người đàn ông Simoux bị treo cổ sau một cuộc nổi dậy của người Santee Sioux tại Minnesota. Điều trớ trêu là cuộc hành quyết này do đích thân Lincoln vĩ đại ra chỉ thị chỉ hai ngày sau khi ký bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ.
Năm 1866, chính quyền Hoa Kỳ khởi công tuyến đường sắt liên lục địa. Đất của người Lakota bị biến thành tuyến đường ray và  hiệp ước bị quẳng qua cửa sổ tàu hỏa. Năm 1868, Hiệp ước Fort Laramie được ký lại, công nhận việc tự trị của người Sioux và chủ quyền của người Lakota tại Black Hills. Chính phủ cũng công nhận những quyền về đất và quyền săn bắn trong các khu vực lân cận dành riêng cho người da đỏ.
Năm1869, tuyến đường sắt xuyên lục địa hoàn thành, giúp cho những người da trắng tha hồ đổ bộ vào những khu đất của người da đỏ mà không cần xin phép. Họ tiến hành tàn sát bò rừng, chiếm hữu nguồn thức ăn, vải vóc và nơi trú ngụ của người Sioux. 
Những con bò rừng Bizon đã từng là loài động vật có vú với số lượng cá thể lớn nhất thế giới, lên tới 50 triệu con trước khi người châu Âu di cư tới châu Mỹ. Và chỉ trong một thời gian ngắn, “dân số” của bò rừng chỉ còn lại 2.000 cá thể
Năm 1871, chính quyền Liên Bang ban hành luật Phân bố chủ quyền, không cho phép những người da đỏ phía Tây đi khỏi các vùng bảo tồn, họ trở thành những tù nhân chiến tranh.
Năm 1874, sĩ quan Goerge Custer phát hiện ra tại khu Black Hills có vàng. Tin tức này tạo ra một lượng khổng lồ người da trắng kéo đến Lakota. Quốc hội Hoa Kỳ nhanh chóng chấm dứt hiệp ước với người Lakota để có thể chiếm hữu khu vực ấy. 
Những năm 1875, 1876 và 1877 liên tiếp nổ ra những cuộc chiến giữa quân đội Hoa Kỳ và người bản địa. Một chiến thuật mới, đánh vào cái dạ dày của người da đỏ được đưa ra, đó là “bán hoặc đói”. Ký vào giấy bán đất, hay không lương thực cho bộ lạc. 
Năm 1887, Đạo luật Dawes (General Allotment Act) ra đời chấm dứt quyền sở hữu đất của các bộ lạc bản địa. Với kế sách bẻ gẫy từng chiếc đũa, toàn bộ đất đai của bộ lạc bị chia nhỏ và giao cho từng hộ (nhưng chính phủ Mỹ nắm bằng khoán đất trong thời gian hai mươi lăm năm) để rồi những chủ nông trại da trắng dễ bề cướp không hoặc mua lại với giá rẻ mạt.



Vùng dành riêng cho người Sioux năm 1851 có diện tích 21 triệu Ha (trên) và năm 2012 (dưới)
Tất nhiên là người Da đỏ không thể cam chịu. Năm 1980, các bộ tộc da đỏ vùng Oglala Sioux đã kiện chính phủ Mỹ đòi bồi thường 11 tỷ đô la. Tòa án tối cao Liên bang ra phán quyết rằng vùng Black Hills đã bị chiếm bất hợp pháp và yêu cầu chính phủ bồi thường 100 triệu USD. Tất nhiên, người Lakota từ chối và bảo rằng Black Hills  không phải để bán và dứt khoát đòi lại vùng núi này. Năm 2012, Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva đã yêu cầu chính phủ Mỹ trả lại San Francisco Peaks ở Arizona và Black Hills ở South Dakota cho người bản địa. Nhưng mà Văn phòng Nhân quyền LHQ thì làm gì có quyền với Mỹ, nước đổ lá khoai, nói cho có mà thôi.
Black Hills là nơi có công viên quốc gia Mount Rushmore tạc tượng 4 vị tổng thống Hoa Kỳ, xa xưa vốn là khu đất thiêng của bộ tộc Sioux.
Tượng bốn anh Tổng thống
Hàng ngày, nhìn thấy tượng bốn ông trùm cướp đất to đùng ngự ngay trên vùng đất thiêng liêng của tổ tiên mỉnh, dân da đỏ hẳn là rất ngứa mắt. Vì vậy năm 1948, họ đã quyên góp để tạc tượng thủ lĩnh Ngựa Điên (Crazy Horse) của mình trên ngọn núi Thunderhead Mountain cũng thuộc vùng núi Black Hills như một hình thức phản kháng.
Crazy Horse (1840-1877) là người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống chính quyền liên bang Mỹ vào năm 1876. Chiến công nổi bất nhất của ông là trận Little Bighorn. Đối thủ của Crazy Horse là Trung đoàn Kị binh số 7 dưới quyền chỉ huy của sĩ quan lừng danh George Armstrong Custer. Trận này, Ngựa Điên tiêu diệt 268 lính Mỹ. Năm 1877, thủ lĩnh Crazy Horse đã bị một lính canh dùng lưỡi lê đâm chết trong khi đang bị giam trong Trại Robinson ở nơi nay là bang Nebraska.
Việc xây dựng đài tưởng niệm Crazy Horse do nhà điêu khắc người Mỹ gốc Ba Lan Korczak Ziolkowski thực hiện. Người ta nói rằng, ông này được chính phủ liên bang đề nghị chi cho 10 triệu USD, nhưng đã từ chối thẳng thừng.
Khởi công năm 1948, mãi 50 năm sau bức tượng Crazy Horse mới được tạc xong phần khuôn mặt, trong khi đó Ziolkowski đã qua đời vào năm 1982. Nguyên nhân là không có đủ tiền. Cho đến nay quỹ Tưởng niệm Crazy Horse vẫn tiếp tục cuộc quyên góp nhằm hoàn tất công trình này.
Tượng Thủ lĩnh Ngựa Điên nay mới chỉ hoàn thành phần mặt
Tượng Crazy Horse có kích thước rộng 195m và cao tới 172m, đây là tác phẩm điêu khắc lớn nhất thế giới, vượt xa bốn ông tổng thống kia. Nếu phần đầu của thủ lĩnh da đỏ cao 27m thì bốn cái đầu bên kia chỉ cao 18m, và chỉ cần diện tích cái mặt, đầu và mái tóc của Crazy Horse là đủ để ôm trọn 4 cái đầu nơi núi Rushmore. Người da đỏ hẳn muốn gửi gắm thâm ý gì qua kích thước khổng lồ ấy.
Vị trí tượng Thủ lĩnh Ngựa Điên và tượng bốn anh tổng thống
Khi hoàn tất, đây sẽ là pho tượng Crazy Horse đang cỡi ngựa chiến đưa tay chỉ thẳng vào mặt bốn anh Tổng thống nơi núi Rushmore mà rằng:
“Này George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln. Chúng mày là đồ ăn cướp!". 












20 nhận xét:

  1. Đù móa thằng bồi bút Ngàn dặm, mày nên siêng lau cờ hơn là sủa nhặng xị như thế lày.
    Để ông dạy cho mày biết nhá :
    Cuộc CM lào thì cũng đau đớn cả, mày xem bốn ông TT Mẽo trên đã mang một cuộc CM nớn nao thế lào cho dân. Mày muốn là bây giờ con người phải mặc khố, cưỡi ngựa, bắn cung như mọi da đỏ sao? Mày có biết là để có miền Nam VN như thế lày thì dân Chiêm Thành, Chân Lạp phải như thế nào không ?
    Đù móa thằng bồi Ngàn dặm xứ cờ lau !

    Trả lờiXóa
  2. Đù móa thằng bồi bút Ngàn dặm !
    Mày nghĩ thế lào nếu có 1 thằng Mỹ (tao giả định thế thôi chứ trên đời lày khó tìm ra thằng nào ngu mà siêng sủa như mày) chỉ tay vào tượng ai đó (ở đâu đó trên đất Việt) mà nói rằng Mày là thằng ĂN CƯỚP !
    Í lộn , phải nói thế lày : Mày là thằng CẢI CÁCH !
    Đù móa thằng bồi Ngàn dặm xứ cờ lau !

    Trả lờiXóa
  3. So sánh phải có tính đồng đại - nghĩa là tương đồng về thời đại. Lấy Việt Nam thế kỷ 21 để so sánh với Mỹ thế kỷ 19 (như mấy câu mào đầu) để rút ra kết luận gì? Hay là tác giả có ý "đểu" là nền văn minh của Việt Nam bây giờ đi sau Mỹ hai thế kỷ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mĩ nó đuổi dân da đỏ chứ nó có đuổi dân nó đâu? Nên không chỉ không đồng đại mà còn không "đồng chủng" nữa hehe.

      Khổ thân em Lí!

      Xóa
    2. Khoe mẽ không đúng chổ, ngu dốt + nhiệt tình thì nó ra thế đấy !
      Đúng là khổ thân thằng bồi Ngàn dặm xứ cờ lau !

      Xóa
    3. Hehe chính phủ Mỹ lấy đất dân da đỏ chứ có phải lấy đất của dân Mỹ như ở VN đâu mà so sánh!!!

      Tôi nói nhiều lần rồi, common sense cô còn không có thì bàn chuyện đại sự làm sao được. Thôi nghỉ cho khỏe đi cô.

      Xóa
    4. Lý nhà ta chỉ có lộn gằm và chế biến lời đồn là giỏi, chứ bàn dog thế nào chuyện đại sự !!!

      Xóa
  4. Dưới đây, là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của người Chiêm Thành liệt kê qua một số sự kiện:
    Năm 1044, vua Lý Thái Tông đã đánh Chiêm Thành với lý do người Chiêm bỏ cống luôn 16 năm, phá quốc đô Phật Thệ, giết 3 vạn quân Chiêm, bắt sống 5.000 người, bắt được 30 con voi và giết chúa Sạ Đẩu
    Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh mang 10 vạn quân vào đánh Chiêm Thành với lý do nước này bỏ cống (1065 - 1069), bắt được vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Củ (Jaya Rudravarman). Nhà dân ở trong và ngoài thành Phật Thệ có hơn 2.660 căn đều bị thiêu rụi sạch
    Đến năm 1470 quan hệ giữa Đại Việt và Chiêm Thành trở nên căng thẳng, vua Lê Thánh Tông phái danh tướng Đinh Liệt cầm 20 vạn quân đánh Chiêm Thành. Năm 1471, quân Việt phá tan kinh đô Vijaya (thuộc Bình Định ngày nay), vua Trà Toàn (Pau Kubah) bị bắt và chết trên đường về Thăng Long. Lê Thánh Tông đã sát nhập miền bắc Chiêm Thành, từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông vào Đại Việt, đặt tên vùng đất mới là thừa tuyên Quảng Nam.
    Còn việc chúa Nguyễn xâm chiếm Chân Lạp thì cứ tra Gu-gồ thì biết !
    Cha ông ta mà còn thế thì chỏ mỏm nói chuyện người sao được !
    Nếu nói 4 T.T Mỹ cướp đất chẳng khác nào nói cha ông ta cướp đất.
    Khôn hay dại thật ra không ở chổ tuổi nhiều hay ít, lại càng không phải ở chổ cóp nhặt chuyện người mà nói sãng như người ngủ mê.
    Nhổ ra rồi liếm chẳng phải chuyện hay, sao Ngàn dặm cứ thích làm thế nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  5. Tội nghiệp!!!!!!!!! cô ấy chẳng ẳng nổi lấy một tiếng!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Con dog nhà tui rất ngoan, phạm lổi tui nạt một tiếng là cụp đuôi lủi trốn, chờ tui nguôi giận mới dám ló mặt ra !

      Xóa
  6. Bài viết này chỉ là một cứ liệu cho ta thấy:bất cứ một sự phát triển nào cũng kèm theo những lột xác đau đớn,và thua thiệt.Ở xứ ta dân oan đã được bọn "dân chủ"lợi dụng chống phá sự phát triển một cách quyết liệt.Nhưng người có con mắt tinh tường thì nhận ra ngay."DÂN OAN" họ là ai?và số đó là bao nhiêu?Thiên Lý mới viết thế để thấy nước Mỹ văn minh đã tiến lên cầm đầu thế giới như thế nào?Và người Việt Nam chúng ta phải nghĩ ra sao?Hà cớ gì nhiều người tru tréo lên thế,rồi bôi bác dân tộc mình là xứ sở "cờ lau."Có cờ lau mới có Việt Nam bây giờ.Mọi sự so sánh đều có thể khập khiễng.Nhưng các ông các bà là gì mà trung với Mẽo quốc vậy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý chú là xứ Lừa đang học Mẽo, để trở nên văn minh như Mẽo? Có phải í cô vậy không cô Lí?

      Xóa
  7. Bài viết này chỉ là một cứ liệu cho ta thấy:bất cứ một sự phát triển nào cũng kèm theo những lột xác đau đớn,và thua thiệt.Ở xứ ta dân oan đã được bọn "dân chủ"lợi dụng chống phá sự phát triển một cách quyết liệt.Nhưng người có con mắt tinh tường thì nhận ra ngay."DÂN OAN" họ là ai?và số đó là bao nhiêu?Thiên Lý mới viết thế để thấy nước Mỹ văn minh đã tiến lên cầm đầu thế giới như thế nào?Và người Việt Nam chúng ta phải nghĩ ra sao?Hà cớ gì nhiều người tru tréo lên thế,rồi bôi bác dân tộc mình là xứ sở "cờ lau."Có cờ lau mới có Việt Nam bây giờ.Mọi sự so sánh đều có thể khập khiễng.Nhưng các ông các bà là gì mà trung với Mẽo quốc vậy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế chú Ba có biết sự phát triển của VN về phía Nam kèm theo những lột xác đau đớn thế nào cho dân Chiêm Thành và Chân Lạp, đó là 2 nước đã định hình lập quốc mà còn bị xóa sổ, còn thổ dân da đò đã lập quốc được chưa ? Nếu Mỹ lập quốc như thế thì có gì khác với ta mở nước về phía Nam.
      Thằng Ngàn dặm kêu oan cho thổ dân da đỏ thì ai sẽ kêu oan cho dân Chiêm Thành Chân Lạp đây ? Hay chỉ biết điều đó qua " Hận Đồ Bàn"
      Còn nói về cờ lau, chẳng qua anh nói đến một địa phương của xứ Việt chứ có bôi bác gì, Ngàn dặm hiểu điều này chú chú Ba không hiểu được đâu.
      Chứ còn muốn nói về chính trị của từ Cờ lau thì chú Ba có biết bao nhiêu dân Việt đã chết cho Cờ lau thống nhất san hà. Người Việt giành đất với người Việt cả thôi và máu đã chảy thì cũng là máu Việt.
      Chẳng qua thằng Ngàn dặm hăng tiết với Mẽo quá mà quên mất cả lịch sử nước Việt mình nên chỉ bảo cho hắn chút thôi (miễn phí). Làm cho kẻ ngu khôn ra cũng là một thú vui của anh đấy !

      Xóa
  8. Khà khà.

    Cụ Lý mới tương ra câu chuyện “dân oan mất đất” xứ Mẽo, nào đã kịp “so sánh” gì với xứ Vịt, xứ Canada hay Úc mà chú Hahien đòi so sánh phải “đồng đại”, các chú cuồng Mỹ khác thì đòi thêm rằng so sánh phải “đồng chủng” (?), có chú lại đòi so Da đỏ với Chiêm Thành để bảo chứng cho Tuyên ngôn (về nhân quyền) của ông Mẽo, aha!
    Anh mới chỉ nhá ra nửa quả táo, các chú nuốt vội và tưởng tượng ra nửa kia của quả táo. Anh khinh.

    Anh chỉ nói với chú Hahien vài ý.
    Các cụ ta thường nói: ăn cơm mới nói chuyện cũ. Hoặc người ta so số bom đạn Mỹ đổ lên đầu dân Việt với số bom đạn đã dùng trong Thế chiến 2 chẳng hạn. Sao lúc ấy chú không khiếu nại đi, rằng “so sánh phải đồng đại”.
    Thực tế, tuy chú đọc bài anh ba chớp ba nháng chú cũng thừa biết anh không/chưa “so sánh” gì và chú không chỉ được anh “so sánh” ở chỗ nào, ngay cả mấy câu mào đầu, chú cũng ấm ớ.
    Và nếu chú vẫn khăng khăng “so sánh phải đồng đại”, thì câu chuyện “dân oan mất đất xứ Mẽo” là một vấn đề đương đại, chú ạ, và thế kỷ 22 không chắc đã giải quyết xong chưa.
    Nhắc để chú biết (trong Entry đã nói sơ):
    Năm 1980, Tòa án Tối cao Liên bang Hoa Kỳ mới xử vụ kiện, và tuyên “việc chiếm đất người Sioux của Chính phủ là bất hợp pháp”.... và yêu cầu Chính phủ phải bồi thường 106 tr USD”.
    Nhưng dân Da đỏ không nhận tiền và tiếp tục theo đuổi vụ kiện. Tiền đó vẫn được chính phủ gửi vào Ngân hàng, lãi cộng vốn đến nay đã khoảng 500 tr đô. Nếu không có anh Cù, anh Cày, chị Thủy thì cũng đã có những trí thức Mỹ, trong đó có người gốc Việt ủng hộ “dân oan xứ Mẽo”. Chẳng những thế, UB Nhân quyền LHQ hiện nay cũng ủng hộ người Sioux trong vụ này.
    Và thử hỏi nếu tòa án Liên bang đã nhìn nhận việc “chiếm hữu đất của người Sioux là ... bất hợp pháp” thì người Da đỏ đã có quyền chỉ mặt “quân ăn cướp” hay chưa?.

    Dưới đây là bản tin của Reuteur (năm 2012 có đồng đại không nhỉ?)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=148390&z=5&template=viewtemplatephone.htm
      GENEVA (Reuters) - Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva nói Hoa Kỳ nên trả lại cho thổ dân bản địa những khu đất được coi là thiêng liêng của họ.


      Mount Rushmore có khắc tượng 4 tổng thống Hoa Kỳ (từ trái sang phải: George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt, Abraham Lincoln) nằm trong lãnh thổ Black Hills, một khu đất thiêng liêng của dân da đỏ Sioux. (Hình: Karen Bleier/AFP/Getty Images)
      Ðặc phái viên James Anaya sau 12 ngày đến thăm viếng gặp gỡ các đại diện thổ dân ở District of Columbia, Arizona, Alaska, Oregon, Washington, South Dakota và Oklahoma cũng như các giới chức chính quyền Hoa Kỳ, đã đề xuất ý kiến này, công bố trong thông cáo báo chí tuần qua. Ông nói: “Tôi được nghe nhiều câu chuyện có bằng chứng về niềm đau sâu xa mà những thổ dân hãy còn tiếp tục cảm nhận qua lịch sử đàn áp mà họ đã từng trải.”
      Sự đàn áp, theo ông, bao gồm từ việc cướp đất và tài nguyên, tách rời trẻ con khỏi gia đình và cộng đồng cho đến sự hủy diệt ngôn ngữ, vi phạm hiệp định đã thỏa thuận và những sự bạo hành có nguồn gốc kỳ thị sắc tộc. Ông Anaya hoan nghênh quyết định của Liên Hiệp Quốc ủng hộ bản tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc năm 2010 về quyền của thổ dân và những biện pháp đã được chính quyền thực hiện, tuy nhiên ông cho rằng cần phải làm hơn nữa.
      Mặc dầu không có giá trị cưỡng chế, những đề nghị của Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc có một giá trị đạo lý ảnh hưởng tới các chính phủ.
      Trong số những ghi nhận của ông Anaya, nguồn thực phẩm của thổ dân ở Alaska và lãnh thổ Tây Bắc Thái Bình Dương phụ thuộc vào săn bắn và đánh bắt cá. Nhiều quy định ở những nơi này đã khiến thổ dân mất khả năng khai thác tài nguyên của họ. Việc khai thác quặng mỏ ở một số nơi khác đưa tới hậu quả gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường.
      San Francisco Peaks ở Arizona và Black Hills ở South Dakota là những khu đất thiêng liêng của thổ dân và ông Anaya đề nghị trao trả lại họ. Black Hills là khu đất thiêng của bộ tộc Sioux, trong đó có công viên quốc gia Mount Rushmore nơi khắc tượng 4 vị tổng thống Hoa Kỳ.
      Theo hiệp ước ký kết năm 1868, vùng đất này thuộc về dân Sioux. Nhưng ít lâu sau đó người ta tìm thấy vàng ở đây và Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành đạo luật chiếm lãnh khu vực ấy. Năm 1980, Tối Cao Pháp Viện Liên Bang phán quyết việc chiếm đát là bất hợp pháp và chính quyền phải bồi thường. Tuy nhiên dân Sioux không chịu nhận tiền và tiếp tục đòi lại quyền sở hữu lãnh thổ. (hết tríc)

      Và sau cùng, như trên đã bảo anh mới chỉ thụt thò ra nửa quả táo, các chú đã nuốt vội và thả trí tưởng tượng ra nửa kia của quả táo nên các chú mới đòi anh phải so sánh này nọ...
      Không sao, Đây, anh sẽ chiều bằng entry chép bên nhà anh Pín lừng danh BBC: “Dân oan mất đất” (xứ Vịt).

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    3. Vậy ra í em Lí là nhà nước Lừa lấy đất của dân là làm lợi cho dân chứ chả có cướp bóc gì. Vậy thì em dẫn trường hợp của chính phủ Mẽo làm với bọn da đỏ để làm gì nhể?

      Xóa
  9. Chú cái đuôi, chú có đổi tên thay họ thế nào thì chú vẫn là cái đuôi. Anh để các còm bên trên của chú là để thiên hạ thấy cái ngu của chú mà thôi.

    Và anh, thỉnh thoảng vẫn sẽ xích chú ra ngoài cột điện, vì thói cắn khách và chủ nhà.

    Trả lờiXóa