---------------
Có thể nói con chó là loại một động vật được loài
người thuần dưỡng sớm nhất, ngay từ từ thủa còn “ăn lông ở lỗ”. Chó, từ chỗ hoang
dã đi theo “hưởng sái” các thợ săn dần trở thành một loài vật nuôi quen thuộc
trong từng gia đình, ban đầu chỉ làm nhiệm vụ xử lý thức ăn thừa, dọn dẹp vệ
sinh, sau đó mới trở thành một thành viên không thể thiếu trong việc săn bắt, canh giữ
gia súc, bảo vệ, trấn áp kẻ xấu, mang lại bình an cho gia chủ.
Cụ Vương Hồng Sển, nhân đọc sách cũ về văn
minh Tây phương của bọn Tây lông mới “ngộ” ra (và viết lại, đại ý) rằng, khi
xưa, bọn lãnh chúa phong kiến Tây lông mỗi khi đi dự tiệc đều mang khăn ăn và dẫn
chó đi theo. Con chó cứ việc luẩn quẩn dưới chân bàn tiệc gặm xương thừa và các
nhà quý tộc Tây lông ăn bốc, sau khi mút mát bàn tay cho bớt mỡ, tủy, sẽ “lịch
sự” và vô tư lau tay vào bộ lông xù của những con chó để …bốc tiếp. Thế
còn cái “khăn ăn” kia, quý tộc Tây lông mang
theo để làm gì? Xin thưa, cái “khăn ăn” khi đó chỉ mới có nhiệm vụ dùng để gói những
thức ăn thừa trên bàn hàng xóm, mang về nhà mình dùng tiếp, chứ chưa thành cái
khăn lau tay lau miệng cho các monsieux, madames như ngày nay.
Trong xã hội văn minh Tây lông bây
giờ, vị thế của con chó trong nhà còn cao hơn cả vị thế của thằng “đàn ông”. Ấy là nghe mấy bác Việt kiều bên trời Âu, trời Mỹ bảo vậy.
Trên thế giới có không ít các dân tộc có tục
thờ chó và cũng có không ít những câu chuyện thần thoại về loài chó. Hiển nhiên
là người Việt cũng quan niệm chó là loài vật trung thành và mang lại nhiều may
mắn. Bởi vậy, mà dân gian có câu: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu”. Con
chó của làng quê người Việt, ngoài việc giữ nhà còn có nhiệm vụ dọn “vệ sinh”
và làm “bạn tâm tình” với người già, trẻ nhỏ.
Loài vật này cũng có một ý nghĩa đặc biệt
trong đời sống tâm linh của người Việt tự ngàn đời nay, biểu hiện rõ nhất thông
qua tục thờ chó đá tại nhiều làng quê với những hình thức khác nhau.
Dưới đây, nhân năm Mậu Tuất chép lại một tý thơ vui vui về con chó.
Một khi chó đã được thờ thì đến vua cũng
chẳng thể coi thường, Lê Thánh Tông trong Hồng Đức quốc âm thi tập từng làm đến 2 bài thơ ca ngợi con chó đá:
Vịnh chó đá I
Lần kể xuân
thu biết mấy mươi,
Cửa nghiêm
thăm thẳm một mình ngồi.
Đêm thanh
nguyệt dãi màng trông nguyệt,
Ngày vắng
ruồi bâu biếng ngáp ruồi.
Cắn kẻ tiểu
nhân, nào đoái miệng ?
Chào người
quân tử, chẳng phe đuôi.
Phỏng trong
sức có ngàn cân nặng,
Dấu nhẫn ai
lay cũng chẳng dời.
Vịnh chó đá II
Quyền trọng
ơn trên trấn cõi ngoài,
Cửa nghiêm
chem chẻm một mình ngồi.
Quản bao
xương tuyết nào chi kể,
Khéo giữ cao
lương cũng chẳng nài.
Mặc khách thị
phi giương tráo mắt,
Những lời
trần tục biếng vào tai.
Một lòng thờ
chúa, nghìn cân nặng,
Bền vững ai
lay cũng chẳng dời.
Giai thoại về Cao Bá Quát kể rằng, thời Tự Đức, một hôm trong
triều đình có hai ông quan văn cãi lộn nhau. Ông nọ chê văn ông kia, bảo rằng “văn
vẻ như ông thì đến chó nó cũng làm được”.
Mới đầu hai bên còn lời qua tiếng lại, đánh võ mồm, sau chuyển thành
“thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”.
Sự vụ được chuyển lên cấp có thẩm quyền, vua Tự Đức là người đích
thân đứng ra phân xử. Ngài bèn cho triệu cả hai bên vào để hỏi cớ sự. Cả hai vị
đại thần văn hay chữ tốt đều ra sức đổ tội gây hấn cho nhau, bất phân thắng
bại. Cũng may, cả hai bên cùng xác nhận quá trình phát triển từ võ mồm cho đến ẩu
đả đều có sự chứng kiến của một nhân chứng đáng tin cậy, đó là danh nho Cao Bá Quát. Vua
liền triệu tập Cao Bá Quát tới “tòa”. Cao Bá Quát tường trình sự việc như sau:
“Bất tri lý hà ?
Lưỡng tương đấu khẩu.
Bỉ viết cẩu,
Thử diệc viết cẩu.
Bỉ thử giai cẩu,
Dĩ tương đấu ẩu.
Thần kiến thế nguy,
Thần hoảng thần tẩu.”
Dịch Nôm như
sau:
“Chả hiểu vì sao?
Hai bên cãi cọ.
Bên này bảo: chó,
Bên kia cũng: chó.
Hai bên cùng: chó,
Rồi họ giở võ.
Thần thấy thế nguy,
Thần hoảng, thần phi.”
Ngắm chó, biết gia cảnh chủ nhà,
đó là bài thơ vừa bi vừa hài có tên Thăm bạn mà cụ Võ Liêm Sơn (1888-1949) một nhà nho Nam bộ yêu nước viết
năm 1937:
Lâu ngày đi thăm bạn
Đến ngõ chó tuôn ra
Những con to và béo
Tiếng sủa đồng như loa
Thấy chó biết nhà chủ
Làm ăn rày khá mà.
Thôi thế, cũng là đủ
Bất tất phải vào nhà.
Còn bây giờ, là phiên bản tân thờ thơ cụ Huyện Thanh
Quan:
Bước đến nhà em, bóng xế tà.
Đứng chờ năm phút bố em ra.
Lơ thơ phía trước vài con chó.
Lác đác đằng sau chiếc chổi chà…------------------
quả là chuyện con chó cũng rất thú vị
Trả lờiXóa