Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Tomahawk của Mỹ, Anh, Pháp bắn vào đâu? - Ông Macron bóc mẽ.



 -------
Rạng sáng 14-4-2018, liên minh Mỹ-Anh-Pháp tiến hành cuộc không kích vào thủ đô Damacus của đất nước Sirya với hơn 100 quả tên lửa hành trình Tomahawk, mỗi quả chứa khoảng 450kg thuốc nổ TNT.
Tomahawk vốn là tên gọi một loại rìu của thổ dân da đỏ Bắc Mỹ, được Châu Âu biết đến vào thế kỉ 16 khi tiến hành công cuộc thực dân. Giờ đây cái tên đó được người Mĩ đặt cho một loại vụ khí hủy diệt có thể mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn lên đến 2.500 km, tốc độ 880 km/h và có thể thay đổi mục tiêu khi đang di chuyển. Kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991 đến nay, bốn đời tổng thống Mỹ đã sử dụng khoảng 2.200 quả tên lửa để phô bày sức mạnh quân sự tại khu vực Trung Đông. Khi ra lệnh tiến hành cuộc không kích lần này vào Syria, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đây là những quả tên lửa “đẹp đẽ, mới mẻ và thông minh”.
Một quả tên lửa hành trình Tomahawk có giá khoảng 1,59 triệu USD. Liên minh Mỹ-Anh-Pháp bắn hơn 100 quả, nếu tính cả chi phí dịch vụ bắn, sẽ tốn khoảng 240 triệu USD. Đổi lại, họ được những gì?
Phá hủy “cơ sở sản xuất vũ khí hóa học của Syria” ư? 
Không ai còn lạ việc người Mỹ luôn luôn “đứng ra làm kép nhất”, (đấy là chữ của ông cựu Phó Tổng thống ngụy, Nguyễn Cao Kỳ), nghĩa là họ luôn giành cho mình vai trò người điều tra, kiêm luật sư, kiêm quan tòa lại kiêm luôn cả đao phủ trong mọi “vụ việc”, nhiều khi lại do chính họ tạo ra, trên thế giới ngày nay.
Giở lại lịch sử, thì đã có quá nhiều lần người Mỹ ngụy tạo các chứng cớ để phát động các cuộc chiến tranh với nước khác. Bài học với người Việt là “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” năm 1964 còn với đất nước Iraq đơn giản chỉ là cái lọ mà cựu ngoại trưởng Mỹ Collin Powell giơ lên trước Đại hội đồng LHQ trong phiên họp ngày 05-2-2003.
Giờ đây, câu hỏi được đặt ra là: liệu chính quyền Assad có thực sự gây ra vụ tấn công hóa học trước đó ít ngày, hay đó chỉ là một sự ngụy tạo mang tính truyền thống của người Mỹ. Bởi khi chiến thắng đang nằm trong tầm tay, chẳng có lý do gì chính quyền Assad lại cố ý tạo ra cái cớ “vi phạm lằn ranh đỏ” cho người Mỹ can thiệp vào?
Trở lại với cuộc không kích, kết thúc chiến dịch, Tổng thống Mỹ Donald Trump hồ hởi viết trên Twitter rằng “cuộc tấn công đã diễn ra hoàn hảo, không thể nào có kết quả tốt hơn được. Nhiệm vụ đã hoàn thành”. Bằng chứng là mà Trump đưa ra là hình ảnh vệ tinh của “ba cơ sở sản xuất hoặc tàng trữ các vũ khí hóa học tại Syria” đã bị những quả tên lửa Tomahawk “đẹp đẽ, mới mẻ và thông minh” san thành bình địa.
Nhưng những tấm ảnh mô tả các thiệt hại từ cuộc không kích cũng có thể chứng minh sự dối trá của Donald Trump, khi những người Sirya đến dọn dẹp đống đổ nát tại các nơi mà Trump cho là “cơ sở là sản xuất và tàng trữ vũ khí hóa học” đều chả cần phải mặc đồ bảo vệ. Điều đó cho thấy hoặc là các mục tiêu này hoàn toàn không có vũ khí hóa học như cáo buộc của phương Tây, hoặc nếu có, thì hẳn chúng đã được chuyển đi nơi khác, trong trường hợp này mà tuyên bố rằng chiến dịch đã kết thúc “hoàn hảo”, “không thể tốt hơn” hay “nhiệm vụ đã hoàn thành” thì thật là đại bốc phét.
Trong khi đó, tổng thống Pháp có lẽ đã thật thà hơn khi thừa nhận trước Nghị viện Châu Âu hôm 17-4 rằng các cuộc không kích của liên quân Mỹ - Anh - Pháp cuối tuần qua nhằm vào Syria “không giải quyết vấn đề gì”. Ông Emmanuel Macron còn bảo rằng ba nước buộc phải thực hiện việc này chỉ nhằm bảo vệ “danh dự” của cộng đồng quốc tế.
Như vậy có thể thấy đợt không kích của liên quân Mỹ, Anh, Pháp không nhằm (hoặc chí ít thì cũng không đạt được) mục đích phá hủy các “cơ sở sản xuất hoặc tàng trữ các vũ khí hóa học tại Syria”. Bây giờ, câu hỏi mới được đặt ra là: Liên minh đốt 240 triệu USD để đạt được cái gì?
Xem xét bàn cờ chính trị quân sự trên đất nước Syria và khu vực Trung Đông, người ta thấy lúc này, thế thượng phong đang thuộc về liên minh Nga – Iran, trên chiến trường cũng như trên bàn đàm phán. Trong khi đó, tầm ảnh hưởng của Mỹ và đồng minh trong khu vực lại lép vế hơn bao giờ hết.
Vậy thì một cuộc không kích sẽ là cơ hội để cả ba nước Mỹ, Anh và Pháp phô trương sức mạnh và đánh tiếng rằng họ vẫn là một bên quan trọng và có vai trò tại Trung Đông nói chung và tại Syria nói riêng.
Đối với nước Mỹ, điều đầu tiên, việc tấn công Syria cũng là cơ hội tốt để ông Trump bác bỏ những cáo buộc dai dẳng lâu nay rằng mình thắng cử tổng thống là nhờ công của ông Putin (hay là của “tình báo” nước Nga).
Tiếp theo, vụ oanh kích Syria diễn ra trong bối cảnh Trump đang cần một thành tích đối ngoại để khỏa lấp mớ bong bong về đối nội tồn tại và phát sinh liên tục, dai dẳng, kể từ lúc ông nhậm chức Tổng thống cho đến mới đây, khi vừa phải sa thải Bộ trưởng Ngoại giao và Cố vấn An ninh Quốc gia.
Ngoài lề một chút, thì người ta còn nhớ năm 1998, tổng thống Clinton đã ra lệnh bắn tên lửa vào Afgranistan và Sudan khi vụ “ăn vụng” của ông với thực tập sinh Monica Lewinsky bị vỡ lở. Hoàn cảnh ông Trump nay cũng tương tự, khi ông đang phải muối mặt về một scandal tình dục với gái điếm cao cấp Stormy Daniels. Hôm 26-3,  kênh truyền hình CBS phát chương trình “60 phút” cho cô này đứng ra tố đích danh Donald Trump, đương kim tổng thống Mỹ đã quan hệ tình dục với cô vào các năm 2006 và 2007. Vụ này, cô đã được Michael Cohen, luật sư riêng của Tổng thống Trump trả cho 130.000 USD để ngậm miệng. Nhưng Daniels, nay lại kiện ông Trump để được thoải mái “tự do ngôn luận”. Lý lẽ mà cô đưa ra là thỏa thuận nói trên không có giá trị vì cô không ký trực tiếp với “đương sự”  Donald Trump.
Với nước Anh, hình ảnh quốc tế của nước Anh và uy tín cá nhân của Thủ tướng tuột dốc không phanh hơn bao giờ hết sau một loạt những quyết định vội vã, thậm chí bị đánh giá là hấp tấp, hồ đồ của bà Theresa May.
Tình hình Brexit rối ren như gà mắc tóc, khả năng Scotland đòi li khai, việc mất đoàn kết trong nội bộ Đảng Bảo thủ, chiến dịch công kích từ các phe đối lập và chiến lược ứng phó với chủ nghĩa dân túy đang là những thách thức quá sức đối với bà May. Vì vậy vụ không kích Syria diễn ra thật đúng thời điểm để bà May có thể chuyển hướng công luận. Đặc biệt, nó diễn ra trong bối cảnh bà May vừa huy động một chiến dịch truyền thông và đối ngoại khổng lồ để bài Nga không chỉ ở Anh mà cả trong Liên minh châu Âu nhưng đến nay vẫn chưa đưa ra được bằng chứng xác đáng nào nhằm chứng minh Nga có liên quan tới vụ đầu độc cha con cựu điệp viên Sergei Skripal.
Còn nước Pháp của Tổng thống Macron non trẻ lại càng lâm vào hoàn cảnh tệ hại hơn khi đang bị tê liệt bởi các vụ đình công và bãi công diễn ra trên nhiều lĩnh vực, từ các nhân viên ngành đường sắt đến Air France. Nhân viên Công ty Điện lực Nhà nước EDF và các nhân viên ngành vệ sinh công cộng cũng đang bãi công đòi được công nhận họ làm những công việc độc hại và được quyền về hưu sớm. Trong lĩnh vực giáo dục, sinh viên đã “chiếm đóng”  hoặc biểu tình tại 13 trường đại học ở các thành phố lớn từ Lille đến Montpellier, từ Nantes đến Strasbourg phản đối việc tuyển chọn sinh viên vào đại học.
Ông Macron, ngoài cái sự là tác giả của các chính sách xã hội đang gây tranh cãi khiến cho các cuộc đình công của giới công chức nổ ra liên tiếp, còn đang phải đối phó với vấn đề người nhập cư hay cuộc điều tra về cáo buộc cựu Tổng thống Sarkozy nhận tiền tài trợ từ cố lãnh đạo Lybia Gaddafi. Việc chuyển hướng công luận sang các vấn đề ở Syria với ông Macron quả là cần thiết vào lúc này.
Ở một góc độ khác, vụ không kích Syria còn là cơ hội tốt để ông Macron “phình ra” cho thiên hạ biết, rằng nếu ễnh ương có thể to ngang bò (như trong câu chuyện Ngụ ngôn của La Fontaine) thì Nhái bén Macron cũng sẽ to bằng Gấu Putin.
Tờ báo Anh Express hôm 18-4 đưa tin và bình luận "đểu" như sau:

'I am the EQUAL of Putin' – Emmanuel Macron BOASTS over Syria airstrikes

(Lưu ý các chữ EQUAL(ngang bằng) và BOASTS (khoác lác) được tác giả cố ý viết hoa với nghĩa mỉa mai)

EMMANUEL Macron seemed to boast he was the “equal of” Vladimir Putin and the airstrike against Syria was a way to show “part of this”, the French President declared after a revealing three-hour-long interview.

01:00, Wed, Apr 18, 2018 




GETTY
Syria airstrikes Putin Emmanuel Macron France USA UK Donald Trump
Syria airstrikes: Mr Macron talked with the journalists after the show went off the air
The fresh-faced leader gave the mammoth interview on the results of his first year in office to RMC radio host Jacques Bourdin and Edwy Plenel.
Mr Macron talked with the journalists after the show went off the air and made some candid statements, it is alleged.
The French premier said: “I am an equal of Putin. By the way, Putin understands me.
“And I decided to strike Syria in order to convey to Putin that we are also part of this.”


Tạm dịch thế này:
“Nhà cháu NGANG CƠ với Putin” - Emmanuel Macron NỔ sau cuộc không kích Syria
EMMANUEL Macron dường như tự cho rằng ông “ngang cơ” với Vladimir Putin và cuộc không kích chống lại Syria là một cách để thể hiện “một phần của điều này”, Tổng thống Pháp tuyên bố sau một cuộc phỏng vấn kéo dài ba tiếng đồng hồ.
Nhà lãnh đạo trẻ đã dành cho Jacques Bourdin và Edwy Plenel ở đài phát thanh RMC một cuộc phỏng vấn hoành tráng về kết quả của năm đầu tiên trên cương vị.  
NGANG CƠ  với Putin” - Emmanuel Macron NỔ sau vụ không kích Syria
Ông Macron đã nói chuyện với các nhà báo sau khi màn trình diễn tên lửa kết thúc và đưa ra một số tuyên bố thẳng thắn đã bị cáo buộc.
Người đứng đầu nước Pháp bảo: “Nhà cháu ngang cơ với ông Putin. Nhân tiện, ông Putin biết nhà cháu quá mà.
"Nhà cháu quyết định tấn công Syria là để báo cho ông Putin rằng nhà cháu là một phần của điều đó."

Với những lời ông Macron thổ lộ và những gì đã phân tích, canh bạc Tomahaw của liên quân Mỹ, Anh và Pháp không phải là hoàn toàn vô ích. Chỉ cần hơn 100 quả tên lửa phóng ra, liên quân Mỹ, Anh và Pháp đã bắn trúng quá nhiều mục tiêu.
Có điều những mục tiêu ấy không chỉ nằm trên đất Syria, mà nguyên cớ lại càng không phải xuất phát từ cái mà Phương Tây gọi là “vụ tấn công bằng vũ khí hóa học gây ra bởi chính quyền Assad”.  

--------------------

1 nhận xét: